Có thể về nước thi hành án tù
Công dân Việt Nam bị kết án và đang thi hành án tù ở nước ngoài có thể được xem xét chuyển về nước để tiếp tục thi hành án. Tương tự, người nước ngoài đang chấp hành án tù tại Việt Nam cũng có thể chuyển giao về nước nếu có nguyện vọng
Liên bộ Công an – Tư pháp – Ngoại giao – VKSND Tối cao và TAND Tối cao vừa ban hành Thông tư 01/2013 (có hiệu lực từ ngày 15-4) hướng dẫn việc tiếp nhận, chuyển giao, tiếp tục thi hành án đối với người đang chấp hành án phạt tù.
Theo đó, công dân Việt Nam phạm tội và bị kết án phạt tù chung thân hoặc tù có thời hạn tại nước ngoài có nguyện vọng được chuyển giao về Việt Nam để tiếp tục chấp hành hình phạt còn lại thì có thể làm đơn (hoặc thông qua người đại diện hợp pháp) trình bày nguyện vọng với cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài hoặc Bộ Công an, cơ quan đại diện Việt Nam.
Điều kiện để được chuyển giao về Việt Nam
Theo Thông tư 01, người đang chấp hành án phạt tù ở nước ngoài muốn được tiếp nhận về Việt Nam để tiếp tục chấp hành phần hình phạt tù còn lại phải có đủ các điều kiện: là công dân Việt Nam, có nơi thường trú cuối cùng ở Việt Nam, hành vi phạm tội mà người đó bị kết án ở nước ngoài cũng cấu thành tội phạm theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Người nước ngoài đang chấp hành hình phạt tù ở Việt Nam cũng có thể được xem xét chuyển giao về nước để tiếp tục thi hành án. Trong ảnh: Bị cáo Choo Wee Fah (SN 1978, quốc tịch Malaysia) bị TAND TPHCM tuyên phạt 3 năm tù về tội “Lưu hành các giấy tờ có giá giả khác”. Ảnh: PHẠM DŨNG
Ngoài ra, bản án đối với người được đề nghị chuyển giao về Việt Nam đã có hiệu lực pháp luật và không còn thủ tục tố tụng nào đối với người đó tại nước chuyển giao. Nước chuyển giao và người bị kết án đều đồng ý với việc chuyển giao; trường hợp người bị kết án phạt tù là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần thì phải có sự đồng ý của người đại diện hợp pháp của người đó. Vào thời điểm tiếp nhận yêu cầu chuyển giao, thời hạn chưa chấp hành án phạt tù phải còn ít nhất 1 năm; trường hợp đặc biệt thời hạn này còn ít nhất 6 tháng.
Video đang HOT
Đối với người nước ngoài đang chấp hành án tại các cơ sở giam giữ do Bộ Công an quản lý, hằng năm, Bộ Công an thực hiện thông báo cho người đang chấp hành án phạt tù biết về quyền được chuyển giao để họ nghiên cứu, đề xuất. Khi tuyên bản án và hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân, TAND đã xét xử sơ thẩm, phúc thẩm có trách nhiệm thông báo cho bị cáo là các đối tượng đáp ứng đủ các yêu cầu biết về quyền được yêu cầu chuyển giao.
Theo một thành viên ban soạn thảo, Thông tư 01 nhằm hướng dẫn rõ ràng hơn quy định nêu trong Luật Tương trợ tư pháp. Việc này phù hợp với Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Nguyên tắc “có đi có lại”
Trường hợp Bộ Công an nhận được đề nghị tiếp nhận, chuyển giao của phía nước ngoài mà giữa Việt Nam và nước đó chưa có điều ước quốc tế liên quan đến tiếp nhận, chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù, chưa có thỏa thuận hoặc tiền lệ về việc áp dụng nguyên tắc “có đi có lại” thì Bộ Công an có văn bản kèm theo hồ sơ đề nghị Bộ Ngoại giao phối hợp với các Bộ Tư pháp, TAND Tối cao, VKSND Tối cao xem xét, áp dụng nguyên tắc “có đi có lại”.
Trong văn bản phải nêu rõ ý kiến của Bộ Công an về sự cần thiết áp dụng nguyên tắc này và sự phù hợp với quy định tại Luật Tương trợ tư pháp.
Trong thời gian tới, các cơ quan chức năng phía Việt Nam sẽ nghiên cứu để có thể tiếp tục ký kết các hiệp định tương trợ tư pháp với các nước trên thế giới nhằm cùng giúp nhau giải quyết các vụ việc mang tính xuyên quốc gia.
Khó THA khi người nước ngoài không có tiền
Thông tin từ Tổng cục Thi hành án (THA) dân sự (Bộ Tư pháp) cho biết thời gian qua đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc giải quyết đối với những trường hợp người nước ngoài phạm tội đã thi hành xong bản án hình sự nhưng không có tiền, tài sản để thi hành bản án dân sự, vì vậy họ chưa đáp ứng đủ yêu cầu để rời khỏi nơi tạm giam.
Tổng cục THA hình sự và hỗ trợ tư pháp (Tổng cục VIII – Bộ Công an), Bộ Ngoại giao và Tổng cục THA dân sự đã họp nhiều lần để tìm biện pháp giải quyết nhưng trước mắt chỉ giải quyết được cho những trường hợp người nước ngoài có sự bảo lãnh, giúp đỡ từ phía Đại sứ quán nước họ tại Việt Nam.
Theo Dantri
Tâm niệm trả nợ cuộc đời của phạm nhân đi qua cửa tử
Tôi đã tự nhủ với mình, sẽ cố gắng sống tốt, cải tạo tốt, để không phụ lòng những người trao cho tôi cơ hội được sống, được sám hối về những sai lầm trong quá khứ. Và trong suốt 15 năm qua, tôi đã làm đúng tâm niệm ấy bằng một tấm lòng tích cực và hướng thiện
Hai mươi tuổi, cái tuổi đẹp nhất của cuộc đời với chân trời ước mơ trải dài phía trước, thế nhưng, Lý đã tự tay đóng cửa tương lại. Phải tới khi đối diện với tử thần, anh ta mới thực sự thấm thía lỗi lầm đã gây nên và nhận ra giá trị sống quý báu để tuột mất. Đi qua cửa tử trong chân tơ kẽ tóc, hơn bao giờ hết, Lý như được tái sinh thêm một lần nữa. Anh ta đã có những trải lòng về tận cùng tội ác, nỗi ám ảnh về cái chết và niềm rưng rưng khi được ban ơn ở lại với cuộc đời.
Những ngày tháng sống trong buồng biệt giam là những ngày dài và sợ hãi nhất trong cuộc đời tôi. Xung quanh là bốn bức tường lạnh lẽo, ý niệm thời gian phai nhạt. Cảm giác cái chết cận kề khiến tôi luôn sống trong trạng thái căng thẳng, sợ hãi. Hằng đêm, tôi không thể nào chớp mắt nổi. Chỉ cần nhắm mắt, dòng suy nghĩ hoảng loạn, run sợ về tử thần lại ùa tới. Hôm nay mình nằm đây, liệu ngày mai mình còn có thể nằm nữa không? Mỗi đêm, nghe tiếng bước chân, tiếng khóa lách cách tra vào ổ, tôi nghẹt thở tới mức toàn thân ướt đẫm mồ hôi dù là mùa đông giá lạnh. Và, đó cũng là những ngày tháng tôi biết thấm thía và trân trọng hơn bao giờ hết ánh mặt trời nhỏ nhoi lướt qua khe cửa sổ, tiếng loa phát thanh của trại vào buổi sáng sớm. Nghĩa là tôi vẫn được sống thêm một ngày trên cõi đời này. Hàng vạn, hàng triệu lần tôi ao ước, giá như thời gian có thể quay trở lại, tôi sẽ chẳng bao giờ dám nhúng tay vào tội ác. Nhưng, cuộc đời đâu có chỗ cho hai chữ "giá như"...
Tôi tên đầy đủ là Bùi Văn Lý, SN 1977 tại thôn Vũ Xuyên, xã Yên Dương, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Là con trai độc nhất trong nhà nên tôi được bố mẹ cưng chiều từ nhỏ. Ý thức được điều này, tôi càng được thể lấn tới, thường xuyên trốn học lêu lổng cùng đám bạn ham chơi.
Bố tôi vốn là một nhiếp ảnh gia có tiếng ở địa phương, ông mở một studio khá thu hút khách hàng. Ngoài ra, ông còn đi chụp ảnh cho các chương trình lễ hội, cỗ, đám... ở huyện. Cái ngông ngông, phiêu phiêu có sẵn trong người, tôi mặc định do kế thừa thứ gọi là "chất nghệ sĩ" của bố.
Lớp 8, sau khi "bày tỏ" ý định từ giã bảng đen phấn trắng của mình, tôi vấp phải sự phản đối quyết liệt từ bố mẹ. Nhưng, bằng cái miệng dẻo quẹo cùng một loạt dẫn chứng về trường học quan trọng nhất của con người là trường đời, và quan trọng hơn, tôi không tha thiết với sách vở, bố mẹ đành phải chấp thuận ý định của tôi. Không phải lo kiếm công việc xa xôi tận đẩu tận đâu, tôi kế thừa sản nghiệp của bố, chính thức bước chân vào thế giới nhiếp ảnh đúng như sở thích từ thuở nhỏ. Nhưng, tôi không giống bố, chỉ quẩn quanh trong huyện nghèo lẻ tẻ và an phận với cuộc sống giản đơn, nhỏ bé, tôi vác ống kính đi "săn nghệ thuật" ở khắp mọi miền. Chỉ cần nơi nào tôi thích, tôi coi là đẹp, tôi đều đặt chân tới. Đời tự do, bay bổng của người lữ khách khiến tôi thấy ý nghĩa tồn tại trong cuộc sống này.
Định mệnh đưa đẩy khiến tôi gặp cô ấy tại khu du lịch. Đắm say cô ấy ngay từ lần đầu tiên nhìn ngắm nụ cười ấm áp, bừng sáng, mái tóc dài đen, mượt mà như gió phả vào lòng tôi những cảm xúc lạ lùng. Đã từng nghĩ, sẽ chẳng gì có thể khiến bước chân tôi lúng túng, ngập ngừng, cho tới khi chạm vào nụ cười ấy. Nhiều đêm dài, tôi thao thức nghĩ về người con gái đó và hạ quyết tâm sẽ chinh phục bằng được trái tim người đẹp. Một tâm hồn nghệ sĩ bay bổng, một tấm lòng say mê, sự kiên trì, cuối cùng cô ây cũng đã chịu mở cửa trái tim đón nhận tôi. Đó là những năm tháng tuổi trẻ sôi nổi, ý nghĩa và tuyệt vời nhất cuộc đời tôi. Một cuộc sống tự tại, được làm công việc mình yêu thích, được tận hưởng những dư vị ngọt ngào của tình yêu đầu đời, niềm hạnh phúc không phải ai cũng có. Biết được điều đó, nhưng 20 tuổi, tôi vẫn tràn trề nỗi tự ái của gã thanh niên đang tập lớn. Và cũng chính sự tự ái trẻ con này đã đẩy cuộc đời tôi rẽ lối sang một hướng hoàn toàn khác.
Do một lần bất đồng quan điểm với bố về chụp ảnh, tôi bỏ nhà vào Thanh Hóa, trú ngụ nhà bố nuôi. Người yêu tôi nhiều lần khóc lóc, gọi điện cầu xin tôi trở về. Nhưng, lòng tự ái cao hơn hết thảy, tôi bỏ mặc lời khẩn nài đó để sau này hối tiếc. Giá như lúc ấy tôi chịu khó lắng nghe cô ấy thì đã không trượt dài vào tội ác này.
Trong những ngày rong ruổi ở Bỉm Sơn, tôi gặp Nguyễn Hồng Lam. Mối quan hệ đồng hương kéo chúng tôi lại gần nhau. Và không ngần ngại, Lam rủ tôi tham gia cướp xe. Lúc ấy, khát khao được cùng người yêu ngao du sơn thủy, tận hưởng những ngày tháng ngọt ngào bên nhau thôi thúc tôi gật đầu không hề phân vân, cân nhắc. Đối tượng mà tôi và Lam hướng tới là anh Bùi Ngọc Tin - người quen của Lam khi hai người cùng làm trong nhà máy xi măng Bỉm Sơn. Anh Tin có chiếc xe máy Dream II, được coi là giấc mơ của bất cứ ai lúc bấy giờ.
Lợi dụng sự cả tin của anh Tin, tôi và Lam rủ anh Tin về nhà tôi ở Nam Định chơi. Trong lúc nhậu, tôi lén bỏ thuốc ngủ đã tán bột do Lam mua sẵn từ hôm trước tại Bỉm Sơn vào cốc rượu của anh Tin. Sau khi uống hết nửa lít rươu, anh Tin vẫn chưa có dấu hiệu say nên Lam ra ngoài mua thêm hai chai bia về mời anh Tin uống tiếp. Nhưng, chỉ được nửa chai bia, thuốc ngủ bắt đầu ngấm và đánh gục anh Tin ngay trên mâm. Tại thời điểm ấy, trong đầu tôi và Lam hiện lên một suy nghĩ duy nhất: làm sao để giết chết Tin và chiếm đoạt chiếc xe máy kia.
Tôi chở Lam đi mua búa tạ nặng 3.9kg và khi trở về nơi anh Tin đang ngủ, Lam bảo tôi cảnh giới, còn anh ta dùng búa đập mạnh vào cằm, vào mặt anh Tin cho tới khi anh Tin chết hẳn. Tôi và Lam đã có những hành động ác hơn cầm thú, nhằm phi tang xác chết, xóa hoàn toàn dấu tích tội ác, nhưng lưới trời lồng lộng, những bàn tay nhuốm máu của chúng tôi đã không thể thoát. Lam là người bị bắt trước. Sợ hãi khi nghĩ số phận của mình cũng sẽ giống Lam, sẵn có chiếc xe của anh Tin chưa kịp tẩu tán, tôi rủ người con gái tôi yêu "cao chạy xa bay".
Khi nghe tất cả những lời tường trình tội ác của tôi, cô ấy ngã qụy xuống nền đất. Nhưng, có lẽ vì quá yêu tôi và sợ hãi khi phải rời xa tôi, cô ấy chấp thuận cùng tôi chạy trốn với hi vọng tình yêu của cô ấy có thể giúp tôi vượt qua nghiệp chướng này. Trên đường chạy trốn, chúng tôi khấp khởi vẽ nên tướng lai về một vùng đất mới, nơi chẳng ai biết quá khứ tội lỗi của tôi, nơi chúng tôi có thể đặt những viên gạch đầu tiên cho trang mới cuộc đời. Nhưng, đó là giấc mơ xa xỉ không bao giờ chúng tôi có thể chạm tới được. Tôi và cô ấy bị bắt. Dấu chấm hết cho ảo vọng tuổi trẻ sai lầm được trả bằng máu và tội ác.
Hai phiên toa xét xử đều tuyên án tử hình không nằm ngoài dự đoán của tôi, nhưng trong thâm tâm, tôi vẫn nhen nhóm một hi vọng bé nhỏ, rằng mình có thể sống. Ngay tại tòa, tôi đã oà khóc như một đứa trẻ. Khóc vì thương bố mẹ, khóc vì hối hận muộn màng. Khóc vì sự ích kỷ của tôi đã đẩy người tôi yêu vào con đường tù tội. Tôi không dám nhìn thẳng vào mắt bố, mẹ - những người đặt tất cả kỳ vọng vào tôi. Tôi sợ sẽ không bao giờ được nhìn thấy họ nữa. Trở về buồng biệt giam, những giấc mơ dở dang ám ảnh tôi trong từng giấc ngủ. Nuôi hi vọng mong manh cuối cùng, tôi viết đơn xin ân xá gửi lên Chủ tịch nước.
Gần một năm sống trong sợ hãi và chờ đợi, khi được thông báo tôi nhận được quyết định ân xá, tôi còn ngỡ đó là ảo giác do mong mỏi kéo dài mang lại. Nhưng khi biết đó là sự thực, tôi run bắn người trong hạnh phúc. Đôi chân tôi muốn quỵ xuống, toàn thân rơi vào cảm giác không trọng lượng. Đến chính tôi cũng không hiểu mình đang nghĩ gì. Rồi sau đấy, tôi oà khóc nghĩ về những người ruột thịt thân yêu. Điều kỳ diệu quả thực đến với tôi. Được tái sinh thêm một lần nữa, không từ ngữ nào có thể diễn tả sự biết ơn, xúc động khi ấy. Tôi đã tự nhủ với mình, sẽ cố gắng sống tốt, cải tạo tốt, để không phụ lòng những người trao cho tôi cơ hội được sống, được sám hối về những sai lầm trong quá khứ. Và trong suốt 15 năm qua, tôi đã làm đúng tâm niệm ấy bằng một tấm lòng tích cực và hướng thiện.
Theo ANTD
Vác dao de dọa bác sĩ vì nghi làm chết mẹ Nghe bạn bè kích động, một đối tượng say rượu đã cầm dao chạy vào bệnh viện đa khoa Hà Đông, Hà Nội đe dọa bác sĩ, gây náo loạn bệnh viện. Khoảng 16h ngày 4-3, Trần Văn Thịnh (SN 1975, ở phan Huy Trú, Yết Kiêu, Hà Đông) trong tình trạng say rượu, tay cầm dao chạy vào bệnh viện đa khoa...