Có thể vẫn mắc Covid-19 sau tiêm vaccine
Không có vaccine nào ngăn chặn toàn bộ nguy cơ lây nhiễm nCoV, vì vậy cần tiêm chủng trên diện rộng để đạt hiệu quả miễn dịch, các chuyên gia y tế hàng đầu Việt Nam cho biết.
Trao đổi với VnExpress sáng 6/5, Thứ trưởng Y tế Trương Quốc Cường cho biết: “Hiệu quả của tiêm vaccine Covid-19 đã được Tổ chức Y tế thế giới xác nhận là trên 50%, số còn lại tiêm xong vẫn có thể nhiễm bệnh. Song, nếu bị bệnh sau tiêm thì tỷ lệ phải nằm viện, bị phản ứng nặng, hậu quả nặng sẽ không xảy ra”.
Bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, Phó chủ tịch Hội truyền nhiễm Việt Nam, nêu quan điểm tương tự. Hiện hiệu quả bảo vệ của các vaccine Covid-19 chưa được đo đạc chính xác do việc này cần cỡ mẫu lớn, nhóm đối chứng tương xứng. Vì vậy, vẫn tồn tại khả năng lây nhiễm sau tiêm vaccine Covid-19, tuy nhiên tỷ lệ này thấp.
Theo bác sĩ Hà, việc tiêm vaccine nhằm giảm tỷ lệ nhiễm bệnh, giảm mức độ triệu chứng khi nhiễm, giảm tỷ lệ bệnh trở nặng và các ca tử vong. Trong đó, việc giảm biến chứng nặng và tỷ lệ tử vong rất quan trọng, giúp giảm gánh nặng y tế. Vì vậy, lợi ích vaccine mang lại cao hơn so với nguy cơ biến chứng.
Hai chuyên gia đưa ra quan điểm trên trong bối cảnh Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương ghi nhận 22 ca nhiễm chỉ trong 2 ngày 5-6/5 và nhân viên y tế tại viện đã được tiêm vaccine Covid-19.
Video đang HOT
Tiêm vaccine Covid-19 tại Bệnh viện Bạch Mai sáng 6/5. Ảnh: Ngọc Thành.
Thế giới đã ghi nhận các trường hợp vẫn nhiễm nCoV sau tiêm vaccine. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) hôm 15/4 thống kê 5.800 người nhiễm virus này dù đã tiêm phòng đủ hai liều. Trong đó, một số người bị ốm nặng, 74 người chết, 396 người phải nhập viện. CDC khuyến cáo những người đã tiêm chủng đầy đủ cần tuân thủ các biện pháp phòng ngừa như đeo khẩu trang, thực hiện giãn cách, tránh nơi đông người và không gian kín, rửa tay thường xuyên. Tại Singapore, thống kê đến hết tháng 4, có 2 người mắc Covid-19 sau tiêm vaccine, trong tổng số 2 triệu người đã tiêm.
Theo chương trình tiêm chủng quốc gia, ngày 5/5 có thêm 90.417 người tiêm vaccine Covid-19, nâng tổng số người được tiêm lên 675.956 người tại 48 tỉnh thành phố. Theo Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, khoảng 74% trong số các nhóm ưu tiên đã được tiêm vaccine, 16% có phản ứng phụ sau tiêm.
Việc tiêm chủng phải đạt trên 70% dân số để có miễn dịch cộng đồng, ngăn chặn dịch bệnh. Số lượng tiêm chủng ở Việt Nam hiện nay còn rất ít ỏi, chưa đạt miễn dịch, vì vậy mọi người vẫn cần tiếp tục tuân thủ các biện pháp phòng dịch được Bộ Y tế khuyến cáo.
Thứ trưởng Y tế Trương Quốc Cường cho biết tiêm vaccine phải cùng với thực hiện 5K thì việc phòng chống dịch mới hiệu quả.
Sau tiêm vaccine có những phản ứng thông thường như sốt, mệt mỏi… khiến một số người e ngại. Tuy nhiên các chuyên gia về phòng dịch cũng như điều trị khẳng định tiêm đến đâu an toàn đến đó, đội ngũ y bác sĩ sẵn sàng xử lý các tác dụng phụ và biến chứng nếu xảy ra.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cùng các lãnh đạo Bộ Y tế đã tiêm vaccine AstraZeneca, nhằm giúp người dân tin tưởng vào vaccine Covid-19. Cức khỏe của nhóm sau tiêm vaccine ổn định.
“Tiêm vaccine là trách nhiệm chung của tất cả mọi người để có được miễn dịch cộng đồng”, ông Cường nói.
Việt Nam tăng ba bậc về quyền lực mềm toàn cầu
Việt Nam tăng ba bậc, lên vị trí thứ 47/100 trong bảng xếp hạng Chỉ số Quyền lực Mềm, dường như nhờ thành tựu chống Covid-19.
Bảng xếp hạng Chỉ số Quyền lực Mềm do tổ chức tư vấn Brand Finance của Anh thực hiện dựa vào ý kiến thăm dò từ 1.000 chuyên gia, bao gồm các chính trị gia và lãnh đạo doanh nghiệp, cùng 55.000 thành viên trong cộng đồng, nhằm xếp hạng 100 quốc gia và vùng lãnh thổ về "khả năng ảnh hưởng thông qua nghệ thuật ngoại giao và thuyết phục".
Các nước và vùng lãnh thổ được đánh giá dựa trên những tiêu chí như độ nhận diện, ảnh hưởng, uy tín toàn cầu, màn thể hiện trong các lĩnh vực chủ đạo như thương mại, quản trị, văn hóa và di sản, truyền thông, giáo dục và khoa học, con người và giá trị.
Người dân du xuân tại Hà Nội hôm 12/2. Ảnh: Giang Huy.
Điểm tổng thể của Việt Nam là 33,8/100, xếp trên một số quốc gia Đông Nam Á khác như Philippines, Campuchia, Myanmar, và đứng sau Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonesia.
Việt Nam là thành viên duy nhất của ASEAN được nâng hạng trong báo cáo năm nay của Brand Finance. Tại châu Á, Việt Nam là nước có tầm ảnh hưởng lớn thứ 9.
Về mức độ nhận diện, Việt Nam ghi được 5,3/10 điểm, trong khi uy tín toàn cầu và tầm ảnh hưởng trên trường quốc tế lần lượt là 5,5 và 3,3 điểm.
Theo báo cáo của Brand Finance, dù không quá nổi bật trong các lĩnh vực thương mại, quan hệ quốc tế, truyền thông, giáo dục và khoa học, Việt Nam lại đạt thành tích rất ấn tượng trong nỗ lực chống Covid-19, với số ca nhiễm và chết vì đại dịch "thấp đáng kinh ngạc".
Quốc gia đứng đầu bảng xếp hạng lần này là Đức, sau đó là Nhật Bản và Anh. Trong khi đó, Mỹ, nền kinh tế hùng mạnh nhất thế giới, rơi từ vị trí đầu bảng xuống thứ 6 do phản ứng yếu kém trước Covid-19.
Báo chí quốc tế đưa tin về Đại hội XIII Truyền thông quốc tế đưa tin đậm về Đại hội XIII Đảng Cộng sản Việt Nam, ca ngợi thành công về kinh tế và ứng phó với đại dịch Covid-19 của đất nước. Nhiều hãng thông tấn, trang tin tức nước ngoài đồng loạt đưa tin về Đại hội XIII của Đảng diễn ra từ ngày 25/1 đến ngày 2/2 tại Hà Nội....