Có thể tránh nhiễm Covid-19 nặng nếu không mắc những bệnh nền này
Nghiên cứu ước tính có đến 64% số ca Covid-19 nặng đến mức phải nhập viện là do mắc 4 bệnh nền sau.
Có đến 29% số ca nhiễm Covid-19 nặng là người bị tiểu đường từ 65 tuổi trở lên – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Đó là béo phì, tăng huyết áp, tiểu đường và suy tim, theo Science Daily.
Một nghiên cứu cho thấy phần lớn các trường hợp nhập viện Covid-19 là do có ít nhất một trong bốn bệnh nền sau, đầu tiên là béo phì, sau đó là huyết áp cao, rồi đến tiểu đường và cuối cùng là suy tim.
Nghiên cứu, vừa được công bố ngày 25.2.2021 trên Tạp chí Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ và được dẫn đầu bởi các nhà nghiên cứu tại Gerald J. và Dorothy R. Friedman Trường Khoa học và Chính sách Dinh dưỡng tại Đại học Tufts (Mỹ), đã sử dụng một mô phỏng toán học để ước tính số lượng và tỷ lệ trong số các ca nhập viện Covid-19 lẽ ra đã có thể được ngăn chặn, nếu không mắc phải 4 bệnh chuyển hóa tim mạch chính nói trên.
Có đến 30% là do béo phì – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Trong các nghiên cứu khác, mỗi bệnh nền đều khiến cho tác hại của mắc Covid-19 trở nên nặng thêm.
Sáng 5.3: Không ca mắc Covid-19, Hải Dương xét nghiệm cho lái xe, học sinh
Dariush Mozaffarian, tác giả chính và là hiệu trưởng của Trường Friedman, cho biết phát hiện này kêu gọi các biện pháp can thiệp để xác định xem liệu cải thiện sức khỏe trao đổi chất tim mạch có làm giảm mức độ nguy hiểm do nhiễm Covid-19 hay không. Và cải thiện trong chế độ ăn uống và hoạt động thể chất, ngay cả khi không giảm cân, cũng có thể cải thiện nhanh chóng sức khỏe trao đổi chất chỉ sau 6 – 8 tuần.
Các nhà nghiên cứu ước tính rằng, trong tổng số 906.849 ca nhập viện do Covid-19 đã xảy ra ở Mỹ tính đến ngày 18.11.2020, có:
30% là do béo phì
26% là do huyết áp cao
21% là do bệnh tiểu đường
12% là do suy tim, theo Science Daily.
Nghiên cứu cho thấy một người có thể vẫn bị nhiễm bệnh nhưng nếu không mắc một trong 4 bệnh nền trên thì bệnh có thể không nghiêm trọng đến mức phải nhập viện.
Kết hợp chung cho 4 bệnh nền kể trên, cho thấy có đến 64% trường hợp nhập viện do Covid-19 có thể đã được ngăn chặn, theo Science Daily.
Theo tính toán, chỉ cần giảm 10% tỷ lệ mắc một trong các bệnh nền kể trên là đã có thể ngăn ngừa khoảng 11% số ca Covid-19 nghiêm trọng.
Vì vậy, việc thúc đẩy các biện pháp lối sống phòng ngừa, như cải thiện chất lượng chế độ ăn uống và hoạt động thể chất, để cải thiện sức khỏe tổng thể về tim mạch là rất quan trọng để phòng tránh nhiễm Covid-19 nặng.
Nghiên cứu cũng cho thấy tuổi tác cũng tác động đáng kể đến ảnh hưởng của các bệnh nền này đối với mức độ nghiêm trọng của nhiễm Covid-19, ví dụ, chỉ khoảng 8% số ca nhập viện Covid-19 ở người dưới 50 tuổi là do bệnh tiểu đường, trong có đến 29% số ca ở người từ 65 tuổi trở lên. Ngược lại, người béo phì ở lứa tuổi nào cũng đều nguy hiểm như nhau, theo Science Daily.
Thuốc viêm khớp có thể giảm nguy cơ tử vong ở những bệnh nhân mắc COVID-19 nặng?
Các nhà khoa học kỳ vọng thuốc điều trị viêm khớp có thể giúp giảm viêm, đồng thời hỗ trợ bệnh nhân mắc COVID-19 phục hồi sau các phản ứng miễn dịch.
Virus SARS-CoV-2 (Nguồn: WHO)
Nghiên cứu mới đây được công bố trên Tạp chí Y học New England của Anh cho thấy các loại thuốc thường được sử dụng để chữa viêm khớp dạng thấp có thể hỗ trợ điều trị cho các bệnh nhân mắc COVID-19 nặng. Các nhà khoa học kỳ vọng các loại thuốc này có thể giúp giảm viêm, đồng thời hỗ trợ bệnh nhân mắc COVID-19 phục hồi sau các phản ứng miễn dịch.
Nghiên cứu được thực hiện với hơn 800 bệnh nhân đang nhận phác đồ điều trị tích cực từ ngày 9/3 đến 19/11 tại sáu quốc gia. Họ được chỉ định ngẫu nhiên để truyền hai loại thuốc trị viêm khớp dạng thấp, bao gồm Tocilizumab hoặc Sarilumab. Số khác sẽ được điều trị bằng thuốc Corticosteroid theo đúng phác đồ tiêu chuẩn.
Kết quả là so với nhóm người được điều trị tiêu chuẩn, những bệnh nhân sử dụng một trong hai loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp không cần đến các biện pháp hỗ trợ trong nhiều ngày hơn.
Cụ thể, những bệnh nhân sử dụng thuốc Tocilizumab không cần hỗ trợ sau trung bình 10 ngày; những người sử dụng thuốc Sarilumab không cần hỗ trợ sau trung bình 11 ngày. Trong khi đó, những bệnh nhân không dùng một trong hai loại thuốc trên sẽ luôn cần đến những biện pháp hỗ trợ điều trị.
Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, tỷ lệ bệnh nhân sử dụng một trong hai loại thuốc trên nhưng không thể qua khỏi là 27%, trong khi tỷ lệ không qua khỏi ở nhóm điều trị tiêu chuẩn là 37%.
Giáo sư Anthony Gordon, thuộc Đại học Imperial College London, Anh cho biết: "Đây là một sự thay đổi lớn về khả năng sống còn. Chúng tôi thấy các bệnh nhân hồi phục nhanh hơn và cải thiện tình trạng bệnh đáng kể. Tuy nhiên, mỗi bệnh nhân sẽ có mức độ phản ứng khác nhau với thuốc".
Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng ghi nhận những trường hợp gặp phản ứng phụ nghiêm trọng. Trong số 9 bệnh nhân được điều trị bằng thuốc Tocilizumab, 5 trường hợp bị xuất huyết, 2 trường hợp bị ảnh hưởng đến tim và 1 trường hợp suy giảm thị lực. Không có tác dụng phụ nghiêm trọng nào được ghi nhận trong số những người được điều trị bằng thuốc Sarilumab.
Hiện vẫn chưa có báo cáo nào chỉ ra rằng thuốc Tocilizumab có hiệu quả trong việc ngăn bệnh trở nặng và tăng khả năng sống sót cho bệnh nhân mắc COVID-19. Một số chuyên gia cũng cảnh báo nghiên cứu này vẫn cần thời gian để có thể đưa ra những kết luận chính xác nhất.
Kẽm giúp giảm tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân COVID-19 Các nhà nghiên cứu thuộc Bệnh viện Del Mar ở Barcelona, Tây Ban Nha mới đây vừa phát hiện ra rằng những bệnh nhân COVID-19 nhập viện với nồng độ kẽm trong máu thấp có xu hướng tiến triển tình trạng sức khỏe xấu hơn những người có mức độ kẽm trong máu ổn định. Nhóm nghiên cứu do TS. Roberto Guerri-Fernandez thuộc...