Cơ thể sẽ ‘héo’ như thế nào nếu bị thiếu nước?
Một người bình thường có thể nhịn đói đến 8 tuần vẫn sống sót nhưng chỉ cần nhịn khát 3-5 ngày đã bỏ mạng! Tại sao nước lại đóng vai trò quan trọng như vậy, điều gì xảy ra cho cơ thể khi uống không đủ nước?
AFP
Nước đóng vai trò trong tất cả các hoạt động sống của cơ thể. Trong thực tế, khoảng 60% cấu tạo cơ thể được tạo thành từ nước. Để duy trì hoạt động điều hòa của cơ thể, bắt buộc phải có nước.
Tiến sĩ Sanjay Aggarwal, bác sĩ trưởng tại Trung tâm Y tế Holistic (ở Delhi, Ấn Độ), cho biết trên trang Hindustantimes: Nước là chìa khóa để giúp tất cả các cơ quan trong toàn bộ cơ thể hoạt động hiệu quả.
Vậy uống bao nhiêu nước là đủ? Anupam Dey, một chuyên gia dinh dưỡng tại trụ sở tại Kolkata (Ấn Độ), cho biết trung bình một người nên uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày và nhiều hơn nữa ở điều kiện nhiệt độ cao hoặc khi vận động nhiều.
Quá trình mất nước, xảy ra khi một người uống ít chất lỏng hơn nhu cầu cơ thể sử dụng hoặc đào thải ra ngoài.
Mất nước cũng có thể do tiêu chảy, nôn mửa, sốt, đổ mồ hôi quá nhiều và đi tiểu.
Khi mất nước có thể dẫn đến tất cả các sự cố trong các tiến trình vận hành của cơ thể.
Sau đây là 5 triệu chứng và biến chứng có thể xảy ra:
Sự mất cân bằng chất lỏng có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Chúng ta có xu hướng nghĩ đến chất xơ như là giải pháp chính để phòng ngừa táo bón nhưng nước cũng quan trọng không kém.
Chất xơ giúp đào thải các độc tố trong hệ thống đường ruột nhưng những độc tố đó không thể ra ngoài nếu không có nước.
Video đang HOT
Nếu cơ thể không nhận đủ nước, hậu quả có thể hiển thị trên da. Làn da bị mất nước dễ phát sinh nhiều vấn đề như bong tróc, khô sạm, xuất hiện nếp nhăn, kém sắc, không có sức sống.
Theo tiến sĩ Aggarwal, da mất nước cũng có thể dễ bị nổi mụn.
Nhiễm trùng bàng quang, thận hoặc tiết niệu
Thận và nước có mối quan hệ cộng sinh. Tiến sĩ Aggarwal nói rằng thận hoạt động để điều chỉnh cân bằng nước của cơ thể nhưng cùng với gan, thận cũng thải ra chất thải từ máu như một bộ lọc tự nhiên của cơ thể. Nó cần có nước để hoạt động. Nếu không có đủ nước, cơ thể dễ bị nhiễm trùng bàng quang và tiết niệu.
“Ngoài ra, các khoáng chất và muối tích lũy tự nhiên trong thận cần có nước để hòa tan. Nếu không có đủ nước, sẽ dễ dàng biến thành sỏi thận”, tiến sĩ Aggarwal nói trên Hindustantimes.
Rất nhiều trường hợp người ta nhầm lẫn tình trạng mất nước với đói bụng. Thiếu nước tạo cho cơ thể cảm giác đói bụng ngay cả khi đã ăn đủ no, dẫn đến tình trạng ăn quá độ, gây tăng cân. Nghiên cứu cho thấy nước uống có thể tạo cảm giác no.
Đau đầu, mệt mỏi, đau nhức cơ bắp
Mất nước là lý do phổ biến nhất gây mệt mỏi và cũng có thể dẫn đến thay đổi tâm trạng. Tất cả hoạt động sống trong cơ thể đều cần ô xy, do máu vận chuyển đến. Nếu bị thiếu nước, sự tuần hoàn của máu bị ảnh hưởng làm cho hoạt động của các cơ quan trong cơ thể bị ngưng trệ, đặc biệt là não bộ, gây đau đầu, suy giảm sự tập trung và khả năng ghi nhớ của não.
Ngoài ra, khi lượng nước cần thiết cho cơ thể bị thiếu hụt, cơ thể sẽ tự điều tiết rút lượng nước từ hệ cơ ra để cung cấp cho máu. Do đó, hệ cơ bị thiếu nước gây ra tình trạng đau nhức cơ bắp.
Để tránh được các vấn đề do nguyên nhân thiếu nước gây ra, cách tốt nhất là uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Việc cung cắp nước cho cơ thể có thể thông qua nguồn thức ăn ăn hoặc uống vào như canh, trái cây, rau quả hay trà, cà phê, sữa …, tiến sĩ Aggarwal nói thêm.
Theo thanhnien
Đề phòng 7 rắc rối phát sinh trong mùa hè và cách xử lý chúng để tránh biến chứng bệnh nguy hiểm
Nhiều người thích mùa hè vì là thời gian thuận lợi cho du lịch nhưng nó cũng mang đến một số vấn đề nhất định. Làm thế nào để khắc phục các vấn đề phát sinh trong mùa hè?
1. Đổ mồ hôi và mùi mồ hôi
Đổ mồ hôi và mùi khó chịu của bàn chân và nách hoàn toàn có thể làm hỏng hình ảnh mùa hè. Một ý tưởng tốt để tránh điều này là đi tất và mặc quần áo làm bằng chất liệu tự nhiên, như bông hoặc da. Thay quần áo hàng ngày và tắm thường xuyên vào những ngày nóng là việc cần thiết phải làm.
Một mẹo hữu ích khác để hạn chê tình trạng đổ mồ hôi là thay cà phê bằng trà xanh và dành chút thời gian để chọn chất khử mùi hoặc chất chống mồ hôi phù hợp nhất.
2. Phát ban do dùng dao cạo
Phát ban khi dùng dao cạo có thể hiếm khi xuất hiện trong mùa đông, nhưng nhiều người lại hay gặp trong mùa hè, đặc biệt là ở những vùng nhạy cảm như vùng bikini và nách.
Để giảm đỏ, sưng và ngứa hãy nhỏ một vài giọt dầu oải hương trộn với kem dưỡng da bôi sau cạo râu và trên khu vực bị cạo. Ngoài ra, trộn dâu tây với kem bôi vào khu vực bị ảnh hưởng trong một thời gian ngắn và rửa sạch bằng nước ấm cũng có tác dụng giảm tác hại của phát ban.
3. Kích ứng da
Diện quần short hoặc váy ngắn đi bộ vào ngày nóng có thể làm da vùng đùi bị kích ứng. Đây là một trong những vấn đề phát sinh trong mùa hè có thể xảy ra ở bất cứ ai. Để loại bỏ nó, hãy thường xuyên dưỡng ẩm cho làn da. Sử dụng các loại kem có chứa các vitamin C và E tự nhiên, calendula hoặc chiết xuất từ dưa chuột. Tắm vòi sen hàng ngày và cẩn thận rửa sạch xà phòng sau đó.
Tắm với nước ấm cũng có tác dụng giảm kích ứng. Bên cạnh đó, bạn không nên cho đá lạnh vào các khu vực bị kích thích vì nó có thể gây tê cóng.
4. Dị ứng do bụi
Bụi phát ra từ các cửa sổ mở trong mùa hè có thể là một trong những nguyên nhân gây dị ứng và hen suyễn. Để giữ cho ngôi nhà sạch sẽ và cơ thể khỏe mạnh, hãy hút bụi ít nhất một lần một tuần, thay và giặt tất cả các ga trải giường hàng tuần và sử dụng vỏ ga chống bụi cho giường.
Kiểm soát sự lộn xộn trong nhà để giảm bớt các khu vực đồ đạc tích lũy bẩn bụi. Tắm rửa vật nuôi và lau sàn nhà thường xuyên. Nếu có một đứa trẻ bị dị ứng, hãy để đồ chơi trong tủ lạnh trong 48 giờ trước khi cho trẻ chơi với chúng. Điều này sẽ giết chết những con ve bụi bám lại trên đồ chơi rất hiệu quả.
5. Ngộ độc thực phẩm
Tiêu chảy, buồn nôn là triệu chứng phổ biến của ngộ độc thực phẩm. Ăn sai cách trong mùa hè là cách dễ bị ngộ độc hơn. Mọi người gặp nhau ăn nhậu đồ nướng và thường bị đi ngoài rất nhiều, vì các loại thực phẩm ăn có thể dễ dàng bị hỏng bởi sức nóng.
Nếu ngộ độc thực phẩm nhẹ, sẽ chỉ cần uống nhiều nước và nghỉ ngơi. Nếu tình trạng diễn ra hơn một vài ngày hoặc thấy máu trong phân, hãy đi khám bác sĩ. Nếu ngộ độc nhẹ, các sản phẩm như nước ép cà chua, dưa hấu và ô liu có thể giúp giảm bớt. Những sản phẩm này rất giàu chất chống oxy hóa, giúp giải phóng độc tố khỏi cơ thể.
Để ngăn ngừa ngộ độc, làm sạch trái cây và rau quả đúng cách, ăn thực phẩm tươi sống, hạn chế đồ làm sẵn và cần nấu chín trước, kiểm tra mùi vị của tất cả mọi thứ trước khi ăn.
6. Khô da
Da khô, bị kích thích bởi không khí khô nóng, có thể gây ngứa, nứt, nhăn sớm và thay đổi màu sắc. Làm việc với hóa chất hoặc nhiệt độ cao có thể làm trầm trọng thêm khả năng da bị khô. Để ngăn chặn điều này, hãy tắm vòi sen cùng sữa tắm dưỡng ẩm thay vì xà phòng thông thường.
Bôi kem dưỡng ẩm và chọn chúng theo độ tuổi. Làm sạch da thường xuyên và sử dụng kem dưỡng da có axit salicylic. Đừng quên thoa kem chống nắng, đeo kính râm và bỏ thuốc lá, để ngăn chặn sự lưu thông máu đến da.
7. Cháy nắng
Cháy nắng thường xuất hiện trên da không được bảo vệ sau một ngày nắng đẹp. Để tránh chúng, hãy che cơ thể bằng quần áo và đầu đội mũ. Sử dụng kem chống nắng mỗi 2 giờ hoặc thường xuyên hơn nếu đi bơi và uống đủ nước.
Nếu bị cháy nắng, hãy bôi kem long não, lô hội hoặc tinh dầu bạc hà và sử dụng một miếng gạc lạnh. Nếu khu vực bị cháy nắng quá lớn hoặc gây cảm giác đau, hãy đi khám bác sỹ.
(Nguồn: Brightside)
Theo Tri thức trẻ
Không đợi khát mới uống nước Thời gian qua, nắng nóng ở nhiều nơi khiến người dân ảnh hưởng sức khỏe. Tại một số tỉnh miền Bắc, miền Trung, đã có một số trường hợp bị say nắng dẫn đến hôn mê, đột quỵ. Một phụ huynh cho con uống nước lọc tại khu chờ khám Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM - Ảnh: Hồng Phương Những ngày qua,...