Có thể lùi ngày thi lớp 10 và lớp 6 ở TP.HCM
Do thời gian nghỉ Tết và nghỉ dịch bệnh virus corona kéo dài, dự kiến ngày thi vào lớp 10 và lớp 6 ở TP.HCM sẽ thay đổi so với các năm trước.
Theo ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, do thời gian nghỉ Tết Nguyên đán và nghỉ dịch vius corona kéo dài gần 1 tháng, do vậy thời gian thi lớp 10 và lớp 6 ở TP.HCM có thể thay đổi.
Vệ sinh trường học ở TP.HCM trong thời gian nghỉ dịch bệnh virus corona
Cụ thể, theo ông Hiếu, nếu Bộ điều chỉnh khung thời gian kết thúc năm học sang tháng 6 thay vì kết thúc vào ngày 31/5 như thường lệ và kỳ thi tốt nghiệp THPT vào cuối tháng 6 cũng có thể điều chỉnh và thành phố sẽ có thay đổi tương ứng về thời gian tuyển sinh các lớp đầu cấp.
Cụ thể là thời gian thi vào lớp 10 các trường công lập và lớp 6 Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa.
Ở những năm trước, thời gian thi vào lớp 10 công lập ở TP.HCM diễn ra vào đầu tháng 6 (ngày 2 và mồng 3). Thời gian thi vào lớp 6 Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa diễn ra sau ngày 10/6.
Trước tình hình diễn biến dịch bệnh virus corona phức tạp, nhằm đảm bảo phòng chống dịch corona lây lan trong môi trường học đường, ngày hôm qua UBND TP.HCM đã quyết định kéo dài thời gian tạm nghỉ cho học sinh, sinh viên, học viên các sở sở giáo dục trên địa bàn TP kéo dài tới hết ngày 16/2.
Trước đó học sinh TP.HCM nghỉ Tết Nguyên đán 16 ngày và đã nghỉ 1 tuần do dịch bệnh virus corona. Như vậy, tính cả thời gian nghỉ Tết Nguyên đán Canh Tý và nghỉ để phòng dịch bệnh virus corona, học sinh TP. HCM nghỉ trọn vẹn 1 tháng.
Video đang HOT
Lê Huyền
Theo vietnamnet
Chông chênh tuổi 15 vào trường nghề - Bài 2: 'Đi học đại cho đỡ làm thuê'!
Mỗi năm học mới, chưa kịp vui vì đón nhiều học sinh tuổi 15, 16 vào học thì các trường nghề đã phải lên kế hoạch giữ chân học trò.
Nhiều em rớt lớp 10 công lập, không học nổi THPT, ham chơi lêu lổng... chọn con đường vào trường nghề. Nhưng rồi đó không phải là nơi lựa chọn "lý tưởng" cho các em và phụ huynh.
Học nghề để... cai nghiện game
Các trường nghề bội thu học sinh (như đã nêu trong bài trước) nhưng với tuổi 15, 16, lý do thực sự để nhiều em chọn học nghề có khi là... cười ra nước mắt.
Câu chuyện của chị Hoàng Thị Thu (Lâm Đồng) là một ví dụ. Dù biết các trường đã bắt đầu học được hơn nửa tháng từ đầu tháng 9 nhưng chị Thu vẫn ráng chạy đôn chạy đáo đi xin cho cậu con trai NLL năm nay 16 tuổi vào trường nghề. Sau một tuần đi đến các trường ở Tân Bình, Thủ Đức, quận 12 và quận 9, chị vẫn chưa yên tâm và cuối cùng quyết định cho con học tại một trường trung cấp tư ở quận 12.
Chị Thu cho biết: "Chỉ có trường đó mới có nghề con tôi thích mà còn tuyển và được ăn ở trong trường. Thế mới có người giám sát hằng ngày để nó cai game, cai thuốc lá được".
Ghé một lớp học nghề về máy tính ở Trường Trung cấp Nghề kỹ thuật công nghệ Hùng Vương (quận 5, TP.HCM), gần 20 em đang trong giờ thực hành tại một phòng nhỏ hẹp. Không khí học khá lộn xộn, các máy tính được mở nhưng số em thực hành rất ít, các em chơi cờ trên giấy hoặc tám chuyện là chủ yếu.
Hỏi thăm một em nữ tại sao lại chọn học máy tính, em trả lời ngắn gọn: "Em rớt lớp 10, chẳng biết học gì thì đi học đại cho đỡ phải đi làm thuê".
Vào một lớp khác của Khoa bảo trì cơ khí cũng ở trường này, khoảng 20 em đang học rất nghiêm túc.
Đang chăm chú làm bài tập, em Trần Hoàng Quân cho biết nhà em ở Bình Tân, trước em có học lên lớp 10 nhưng trường xa vì trúng tuyển ở nguyện vọng 3, chương trình lại nặng nên em nghỉ đi học nghề. Em không biết học nghề gì nên chọn nghề liên quan đến điện vì em đã biết qua nghề này khi học nghề năm lớp 8.
Cô Lê Thị Thanh Nhàn, giáo viên chủ nhiệm, Khoa quản trị kinh doanh, Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức, cho hay hầu hết học sinh chọn học vì rớt lớp 10 công lập, không còn lựa chọn nào khác nên đi học nghề. Do đó, sức học yếu, không có động lực học tập và ngay cả việc chọn nghề cũng theo áp đặt của cha mẹ nên sinh ra nhiều hệ lụy.
Học sinh đang thực hành nghề tại Trường CĐ Nghề Thủ Đức. Ảnh: PHẠM ANH
Vừa dạy vừa dỗ để giữ chân học trò
Là một giáo viên có sáu năm làm chủ nhiệm hệ trung cấp ở Trường CĐ Nghề Thủ Đức, cô Lê Thị Thanh Nhàn, dí dỏm khoe: "Lớp tôi ban đầu vào 40 em, nay là năm thứ ba còn 28 em và được mệnh danh là một trong ít lớp thành công nhất trong việc giữ học sinh ở lại học. Vì thế mà tôi được "ưu tiên" chọn đi tư vấn tuyển sinh luôn".
Theo cô Nhàn, ở tuổi 15-16, giáo viên phải vừa dạy vừa dỗ nên rất vất vả, nhất là trong năm đầu tiên. Thấy em nào có nguy cơ bỏ học, cô cố gắng hỏi han, tìm hiểu xem em đó thích gì, muốn làm gì để cho các em cơ hội chuyển nghề phù hợp. "Có những em tôi phải giữ lại bằng cách cho các em chuyển ngành liên tục, từ quản trị kinh doanh sang cơ khí, rồi điện, nhà hàng... mới tìm được nghề để các em thích học. Không phải tôi muốn giữ các em mà muốn hiểu và giúp các em thấy được giá trị của mình" - cô Nhàn tâm tư.
Tương tự, cứ đầu năm học, cô Trương Thị Hồng (lớp thiết kế web 1, Khoa công nghệ thông tin, Trường CĐ Nghề Lý Tự Trọng) tiến hành khoanh vùng từng nhóm học sinh. Rồi cô cân nhắc, sắp xếp chỗ ngồi cho từng bạn để không ảnh hưởng nhau.
Sau đó cô tạo ra các group trên Facebook và Zalo để cập nhật các hoạt động hay của trường, lớp và cũng để theo dõi tương tác với các em. Xong cô thu thập thông tin gia đình từng em, cập nhật địa chỉ, số liên lạc, hoàn cảnh gia đình... để khi cần sẽ liên hệ ngay.
Thấy em nào chán học hoặc bỏ bê học hành, cô bắt đầu tiếp cận nhiều lần để hỏi han, kể chuyện, động viên các em theo kiểu mưa dầm thấm lâu vì tuổi này các em rất ương bướng, thích thể hiện và ưa dỗ ngọt.
"Có hôm, nửa đêm phụ huynh gọi điện thoại hớt hải: "Cô ơi, cứu tôi với, không biết con tôi đi đâu mà giờ này chưa về", tôi phải nhờ các group bạn bè trên mạng mới biết em này chơi game ở quán Internet nào" - cô Hồng kể.
Khó xây dựng ý thức nghề cho học sinh
Có phụ huynh nói "rớt lớp 10 thì cứ đi học kinh doanh để làm gì cũng được". Hoặc có phụ huynh dắt con đến tận tay tôi, nói thẳng rằng: "Cô ơi, con tôi nghiện game. Cô hãy làm mọi cách nào đó chỉ cần nó cai game là được, tôi không cần bắt nó học gì cả". Cũng có những em dù mới 15 tuổi nhưng học lực khá, ý thức về học nghề tốt nhưng số này rất ít.
Giáo viên LÊ THỊ THANH NHÀN, Khoa quản trị kinh doanh,
Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức
PHẠM ANH
Theo PLO
TP.HCM: Các trường kiểm tra học kỳ từ ngày 9 đến 21/12 Sở GD&ĐT TP.HCM vừa có văn bản gửi các Phòng GD&ĐT, các trường THPT và các trường phổ thông có nhiều cấp học về hướng dẫn kiểm tra học kì I năm học 2019 - 2020. Học sinh Trung tâm GDTX Chu Văn An, TP.HCM Theo đó, khung thời gian kiểm tra từ ngày 9/12 đến ngày 21/12. Riêng ở khối THCS, phòng...