Có thể bố trí giờ vào lớp, giải lao, tan học xen kẽ giữa các khối lớp không?
Từng lớp tổ chức chào cờ ngay tại lớp học. Bố trí giờ vào lớp, giải lao, tan học xen kẽ giữa các khối lớp.
Ngày 26/2, Bộ Y tế ban hành Công văn 914/BYT-MT năm 2020 về tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 trong trường học, ký túc xá.
Bộ Y tế yêu cầu mỗi lớp tự chào cờ trong lớp (Ảnh minh họa: Báo Giáo dục và Thời đại).
Công văn có những điểm đáng chú ý sau:
Để chủ động phòng chống dịch bệnh tại nhà trường, Bộ Y tế đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phối hợp với các sở ban ngành có liên quan triển khai các biện pháp phòng chống dịch.
Trong thời gian học sinh ở trường:
- Không tổ chức các hoạt động tập trung đông người, tham quan thực tế, dã ngoại, học thêm;
- Từng lớp tổ chức chào cờ ngay tại lớp học.
- Bố trí giờ vào lớp, giải lao, tan học xen kẽ giữa các khối lớp.
Bên cạnh đó, nhà trường phải đảm bảo thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, theo dõi và xử lý kịp thời khi học sinh và giáo viên có các triệu chứng bệnh sốt, ho, khó thở…
Liệu có thể bố trí giờ vào lớp, giải lao, tan học xen kẽ giữa các khối lớp được không?
Video đang HOT
Giờ vào lớp sớm nhất là 7 giờ, nếu bố trí cách nhau từ 30 phút đến 1 tiếng giữa các khối lớp thì phần đông phụ huynh vẫn chở con đến trường bỏ đó.Điều này là không thể vì những lý do sau:
Thời gian này, học sinh cũng đã kịp giao lưu với nhau.
Giờ vào học, giải lao, tan học xen kẽ nhau sẽ rất khó khăn cho việc dạy và học. Ví như khối lớp này vào học, khối lớp kia ra chơi, ra về sẽ rất ồn và như thế học sinh khó có thể học được.
Học sinh (đặc biệt bậc tiểu học và trung học cơ sở) là tuổi hiếu động không dễ gì giờ ra chơi chỉ ngồi một chỗ dù thầy cô liên tục nhắc nhở.
Hoặc lớp này học mà thấy lớp kia ra về, nhiều em sẽ nhấp nhỏm khó mà ngồi học cho yên ổn.
Công văn của Bộ Y tế có đang làm khó các trường?
Một số hiệu trưởng cho biết, thực hiện theo Công văn của Bộ Y tế thì vô cùng khó lại ảnh hưởng đến chất lượng học tập của học sinh.
Nhưng không thực hiện sẽ vi phạm quy định nên chúng tôi chưa biết làm thế nào cho hợp lý?
Tài liệu tham khảo:
//vanbanphapluat.co/cong-van-914-byt-mt-2020-cong-tac-phong-chong-dich-benh-covid-19-trong-truong-hoc-ky-tuc-xa#van-ban-goc
Phan Tuyết
Theo giaoduc.net.vn
Đề xuất thời gian đi học lại của Sài Gòn, trường tư thục gặp khó để thực hiện
Nhiều trường tư thục ở Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, đề xuất cho học sinh khối 9, 12 đi học lại từ đầu tháng 3, chỉ học một buổi khiến họ gặp khó khăn.
Ngày 25/2/2020, tại cuộc họp của Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid-19 của Thành phố Hồ Chí Minh, ông Lê Hồng Sơn - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh đã trình bày các ý kiến đề xuất về thời gian đi học trở lại của học sinh thành phố.
Khối 9, 12 đi học lại ngay từ ngày 2/3
Theo đó, học sinh khối 9, 12 của thành phố được đề xuất là đi học lại ngay từ ngày 2/3/2020, nhưng chỉ học có một buổi, không tổ chức bán trú.
Học sinh bậc tiểu học: Sẽ nghỉ tiếp đến hết ngày 15/3. Kể từ ngày 16/3, học sinh khối lớp 5 sẽ đi học trở lại bình thường, nhưng cũng không tổ chức bán trú.
Thời gian đi học trở lại của các khối lớp khác trong bậc học này sẽ tùy thuộc vào tình hình dịch bệnh thực tế, có thông báo sau.
Kể từ ngày 16/3: Các khối lớp khác thuộc bậc trung học cơ sở, trung học phổ thông sẽ đi học trở lại bình thường.
Với bậc học mầm non: Đề xuất nghỉ học đến hết ngày 15/3.
Giáo viên Trường Đông Dương chuẩn bị các phương án làm vệ sinh, đón học sinh đi học lại (ảnh: CTV)
Kể từ ngày 16/3, các học sinh thuộc lớp Lá đi học bình thường, không tổ chức ăn sáng. Các lớp khác thuộc bậc học này sẽ có thông báo thời gian đi học trở lại sau, tùy theo diễn biến tình hình dịch trên thực tế.
Các trường tư thục gặp khó khi thực hiện
Theo báo cáo từ Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, hiện toàn địa bàn thành phố có khoảng hơn 100.000 học sinh khối lớp 9, hơn 73.000 học sinh khối lớp 12 đang theo học tại các trường công lập, tư thục trên địa bàn.
Trong đó, tỷ lệ học sinh đang theo học tại các trường tư thục, ngoài công lập chiếm số lượng khá lớn trên địa bàn.
Do đặc thù riêng, học sinh đang theo học ở loại hình trường này có thể học bán trú (chiều về nhà), hay học nội trú (một tuần về nhà một lần, ăn ngủ tại trường).
Chính vì vậy, đề xuất của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố là chỉ học sinh khối 9, 12 học từ ngày 2/3, nhưng chỉ học một buổi, không tổ chức bán trú đang đặt các trường tư thục ở tình thế không biết phải giải quyết như thế nào.
Trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Văn Phúc - Phó Hiệu trưởng Trường trung học phổ thông Đông Dương (quận Gò Vấp) chia sẻ: Đề xuất như vậy, thì các em học sinh nội trú ở trường sẽ ra sao?
"Còn những em học bán trú thì như thế nào? Chẳng lẽ phụ huynh đi làm, xong trưa lại về nhà để nấu nướng cho học sinh ăn? Nếu cơ quan của phụ huynh làm xa nhà thì sao đây?" - ông Nguyễn Văn Phúc đặt vấn đề.
Còn nếu phụ huynh cho tiền học sinh ra ngoài ăn thì có khi lại không yên tâm, nguy hiểm hơn, còn dù sao, học sinh được tổ chức ăn uống trong trường sẽ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, kỹ càng hơn.
Ông Nguyễn Văn Phúc nêu tiếp: "Nếu trong gia đình có hai người con, một em khối 9 và một em lớp 3. Nếu ở nhà thì hai em này có thể coi nhau. Còn học sinh khối 9 đi học, ba mẹ đi làm thì cái em học sinh lớp sẽ đi đâu?.
Hiệu trưởng một trường trung học phổ thông tư thục trên địa bàn quận Tân Phú cũng đồng quan điểm với ông Nguyễn Văn Phúc, và cho rằng, rõ ràng, đề xuất này chưa để ý đến số lượng học sinh học nội trú.
"Nếu chỉ được học một buổi trong giai đoạn đầu, thì các em học sinh nội trú sẽ đi đâu. Phần lớn học sinh nội trú đều có nhà ở tỉnh, phụ huynh sẽ rất khó khăn để đi lên đón các em trong trường hợp này" - thầy Hiệu trưởng này nói.
Về chỉ học một buổi, thầy Hiệu trưởng nói hoàn toàn không lo gì về mặt kiến thức, vì chỉ có hai tuần, chỉ lo nhất là cách tổ chức ăn ở, sinh hoạt cho học sinh.
Còn ông Nguyễn Văn Phúc - Trường trung học phổ thông Đông Dương thì nhấn mạnh: Cho dù cuối tuần này, thành phố công bố quyết định thực hiện theo phương án đi học như thế nào, nhà trường luôn chuẩn bị sẵn sàng các phương án cần thiết, để đón học sinh quay trở lại học bình thường.
Việt Dũng
Theo giaoduc.net
Chính thức điều chỉnh khung kế hoạch thời gian năm học 2019-2020 Bộ Giáo dục và Đào tạo điều chỉnh thời gian Kết thúc năm học trước ngày 30/6/2020; xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở trước 15/7. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN) Tối 22/2, ông Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ Giáo dục và Đào tạo), cho biết...