Cơ thể biến đổi ra sao sau thời gian dài không ăn sáng?
Không ăn sáng trong thời gian dài dẫn đến hạ đường huyết, hạ huyết áp, dinh dưỡng thiếu cân bằng, ảnh hưởng đến đường ruột.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến nghị mọi người ăn 3 bữa một ngày. Các bữa ăn đều quan trọng, đặc biệt là bữa sáng. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội, con người có xu hướng bỏ bữa sáng, dẫn đến các hệ quả sau.
Hạ đường huyết và hạ huyết áp
Không ăn sáng dễ dẫn đến hiện tượng hạ huyết áp và hạ đường huyết bởi dù đã ăn bữa tối vào ngày trước đó, cơ thể vẫn tiêu hao glycogen khi ngủ. Hơn nữa, bữa sáng và bữa trưa cách nhau ít nhất 4 tiếng, khiến cơ thể không được kịp thời bù đắp năng lượng đã mất.
Bữa sáng bù đắp năng lượng đã mất sau giấc ngủ. Ảnh: FantaSea.
Dinh dưỡng thiếu cân bằng
Video đang HOT
Không ăn sáng trong thời gian ngắn thì sức khỏe không bị đe dọa. Nếu thói quen này diễn ra trong thời gian dài, cơ thể sẽ rơi vào tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng.
Dinh dưỡng thiếu cân bằng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ. Đối với người lớn, đây còn là nguy cơ dẫn đến các căn bệnh nguy hiểm.
Ảnh hưởng đến cân bằng đường ruột
Cố tình lờ đi khi dạ dày kêu đói hoặc chỉ uống nước lọc khiến hoạt động của dạ dày và đường ruột mất cân bằng, đặc biệt ở những người vốn tiêu hóa kém, hay đau bụng hoặc đầy hơi.
Tóm lại, ăn sáng vẫn đem lại nhiều lợi ích hơn là bỏ bữa. Do vậy, mọi người nên duy trì thói quen ăn sáng để bảo vệ sức khỏe.
Thanh Vân
Theo Sohu/VNE
Coi chừng 4 thói quen buổi sáng dễ gây tăng cân
Dưới đây là những thói quen buổi sáng tưởng chừng bình thường, nhưng vô tình khiến bạn tăng cân một cách nhanh chóng mà bạn không hề hay biết.
Bữa ăn sáng mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Ảnh: IT.
1. Bỏ bữa sáng
Bạn có biết bữa sáng cung cấp 80% năng lượng cho cơ thể. Nếu bạn bỏ bữa sáng, nó có thể làm hỏng quá trình trao đổi chất.
Ngoài việc tăng cường sức mạnh, bữa sáng còn giúp ổn định nồng độ glucose và giúp giảm mức cortisol (hormone gây căng thẳng) trong máu. Bỏ bữa sáng sẽ gây rối loạn nội tiết tố, khiến bạn ăn nhiều hơn trong các bữa còn lại rất dễ gây tăng cân.
2. Ngủ quên
Thức dậy sớm rất tốt cho sức khỏe và đảm bảo trọng lượng cơ thể.
Giấc ngủ rất cần thiết cho cơ thể con người, nhưng ngủ quá nhiều hoặc thiếu ngủ cũng làm tăng mức độ thèm ăn, dẫn đến ăn quá nhiều. Các nghiên cứu cho thấy, người lớn nên ngủ bảy đến chín giờ mỗi đêm để tránh tình trạng như vậy.
3. Ăn sáng bằng thực phẩm chế biến sẵn
Một bữa sáng không lành mạnh có thể khiến bạn cảm thấy uể oải và dễ dẫn đến tăng cân. Bạn nên tránh ăn các thực phẩm chế biến mà thay vào đó là các thực phẩm lành mạnh như sữa chua nguyên chất, các loại hạt, bột yến mạch, trà xanh, trái cây,...
4. Không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời buổi sáng
Các nghiên cứu y học gần đây cho thấy, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào sáng sớm có thể giúp tăng cường năng lượng, giảm căng thẳng, trầm cảm. Đó là những nguy cơ khiến bạn ăn nhiều hơn dễ tăng cân.
Một lời khuyên là bạn nên tiếp xúc ánh nắng mặt trời lúc sáng sớm trong khoảng 20 đến 30 phút mỗi ngày.
Theo TGTT
Bữa sáng không phải là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày? Những người cố gắng giảm cân nên bỏ bữa sáng, theo một nghiên cứu mới đây. Nhiều nghiên cứu trước đây đã gợi ý rằng một bữa ăn lớn vào buổi sáng sẽ kiềm chế sự thèm ăn của chúng ta suốt cả ngày, giúp người ăn giảm cân. Nhưng một tổng kết, được công bố trên The BMJ, lại cho thấy "bữa...