Cơ thể bị ảnh hưởng như thế nào khi ăn quá nhiều đồ chua?
Nhiều người có thói quen ăn nhiều đồ chua đặc biệt là phụ nữ trong thời kỳ thai nghén.Tuy nhiên ăn nhiều đồ chua có thể làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh nghiêm trọng.
Đồ chua có tính axit cao. Trong khi axit được cho rằng làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh nghiêm trọng nếu tích tụ quá nhiều trong cơ thể. Dưới đây là một số mối nguy hại đối với sức khỏe khi ăn quá nhiều đồ chua:
Hệ miễn dịch suy yếu
Khi cơ thể của bạn có nồng độ axit hoặc nồng độ kiềm quá cao, hệ thống miễn dịch của bạn không thể sản xuất kháng thể để chống lại bệnh nhiễm trùng.
Ảnh minh họa
Nguy cơ mắc một số bệnh nguy hiểm
Bệnh tiểu đường loại 2, suy thận, sỏi thận và một số loại ung thư là vấn đề phổ biến mà có thể xảy ra khi nồng độ axit trong cơ thể cao quá mức.
Loãng xương do ăn chua
Một nghiên cứu gần đây khẳng định, nồng độ axit cao cũng có thể dẫn đến nguy cơ loãng xương.
Ảnh minh họa
Đau dạ dày vì ăn quá nhiều đồ chua
Video đang HOT
Khi bị đau dạ chức năng co bóp và tiêu hóa thức ăn của dạ dày cũng kém đi rất nhiều, các dịch vị và acid dạ dày tiết ra nhiều, dễ bị trào ngược dạ dày, tức là thường xuyên bị ợ hơi ợ chua, buồn nôn, đau khi ăn quá đói hoặc quá no hay ăn phải các đồ lạ, đặc biệt là đồ chua có tính axit rất cao.
Ăn chua quá mức sẽ gây kích thích mạnh niêm mạc dạ dày, nhất là các vết viêm loét bị xót, bị tổn thương, dễ dẫn tới nhiễm trùng, vết loét lâu lành và thậm chí là càng trở nên nghiêm trọng hơn, từ đó gây ra cơn đau dạ dày
Ảnh minh họa
Đồ chua làm phá hủy men răng
Ăn chua quá mức còn làm men răng của bạn bị bào mòn nhanh, dễ sâu răng do lượng axit quá nhiều tiếp xúc với răng thường xuyên sẽ bào mòn men răng và khiến răng mất đi lớp bảo vệ, rất dễ bị sâu, răng sẽ chuyển màu vàng và có bề mặt thô nhám.
Ăn chua giảm cân dẫn đến thiếu máu
Ăn chua quá nhiều sẽ dẫn đến thiếu cân đối trong chế độ dinh dưỡng, cơ thể không nạp đủ những nguyên liệu, chất dinh dưỡng cần thiết để cấu tạo nên huyết tương và các huyết cầu thì có thể bị thiếu máu.
Nhất là phái nữ khi muốn giữ eo nghe mách bảo ăn chua để giảm béo thì nên dừng lại ngay để tránh gặp phải những hậu quả khôn lường.
Ảnh minh họa
Ảnh hưởng đến phụ nữ có thai
Nếu trong thời gian mang bầu, mẹ bầu ăn nhiều đồ chua thì thai nhi trong bụng sẽ không nhận được đầy đủ dưỡng chất để phát triển, thậm chí gây ra đột biến gen, dị tật ở thai nhi. Nhất là những thực phẩm được chế biến như dưa muối, cà muối, măng muối, thì hoàn toàn không tốt cho sức khỏe.
Ngoài ra ăn đồ chua dẫn đến đau dạ dày, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng.
Chưa nguôi ngoai khi mất con đầu lòng, 2 năm sau mẹ lại chết lặng khi chứng kiến hình hài đứa con mới chào đời
Khi mới chào đời, tính mạng cô bé này "ngàn cân treo sợi tóc" và mọi người không chắc em có sống sót nổi không?
Cô Tiffany Bushell, 32 tuổi và chồng là anh Matthew, 30 tuổi đến từ Watford, Hertfordshire (nước Anh) đã vô cùng đau lòng khi mất đi đứa con gái đầu lòng vào năm 2018, cô bé bị sinh non khi mới chỉ 24 tuần tuổi.
Hai năm sau, cô Tiffany lại có thai và hạ sinh bé Millie vào ngày 26/4. Cũng giống chị gái của mình, bé Millie cũng bị sinh non sớm 17 tuần. Khi chào đời, bé Millie chỉ nặng vỏn vẹn 0,6kg và có một lỗ thủng lớn trong tim. Sau khi bị ngừng thở lúc 2 ngày tuổi, cô bé phải đeo máy thở suốt 5 tuần liền tại Bệnh viện St. Peter's, Chertsey, Surrey (nước Anh). Không những thế, bé Millie phải chống chọi với 7 bệnh nhiễm trùng, bao gồm cả nhiễm trùng huyết.
Bé Millie bị sinh non 17 tuần và phải đeo ống thở trong suốt 5 tuần liền.
Do lệnh phong tỏa nên anh Matthew chỉ được gặp con gái 10 phút ở bệnh viện và phải ra về. Trong suốt tuần đầu tiên, anh chỉ có thể nhìn bé Millie qua các cuộc gọi video; còn cô Tiffany bị giới hạn thăm con gái trong 2 giờ/ngày và chỉ có thể ôm con khi đeo găng tay.
Anh Matthew chỉ được gặp con gái 10 phút ở bệnh viện, cô Tiffany bị giới hạn thăm con trong 2 giờ/ngày và chỉ có thể ôm con khi đeo găng tay.
Tình trạng nguy hiểm của bé Millie khiến vợ chồng cô Tiffany rất đau lòng và lo lắng con mình sẽ không sống sót nổi. Thế nhưng cô bé Millie đã kiên cường vượt qua các bệnh nhiễm trùng và dần hồi phục sau ca phẫu thuật vá lỗ thủng trong tim. Sau 4 tháng, các bác sĩ đã cho em xuất viện - đây là niềm hạnh phúc lớn lao mà cô Tiffany và chồng không ngờ tới:
"Millie là một phép màu. Thật nhẹ nhõm khi biết con vẫn ở đây bên chúng tôi và điều đó giúp vợ chồng tôi biết rằng Millie đã phải trải qua một chặng đường dài với bao khó khăn. Thực sự chúng tôi mong chờ giây phút này từ rất lâu rồi", cô Tiffany xúc động chia sẻ.
Cặp vợ chồng dự định sẽ dành những tuần tới để nghỉ ngơi và giới thiệu con gái của họ với bà con - những người không được phép đến thăm khi bé Millie đang nằm viện.
Sau 4 tháng chiến đấu kiên cường, bé Millie đã được xuất viện về nhà.
Vợ chồng cô Tiffany sẽ cố gắng dành thật nhiều thời gian bên con cũng như giới thiệu bé với người thân.
Những nguy cơ thường gặp ở trẻ sinh non:
Trẻ sinh trước 37 tuần được định nghĩa là sinh non. Lúc này các cơ quan trong cơ thể của bé bao gồm tim, phổi... chưa phát triển đầy đủ. Các bé sinh non cũng thường nhẹ cân và nhỏ hơn.
Cơ hội sống sót của trẻ sinh non:
- Dưới 22 tuần gần như không có cơ hội sống sót.
- 22 tuần là khoảng 10%.
- 24 tuần là khoảng 60%.
- 27 tuần là khoảng 89%.
- 31 tuần là khoảng 95%.
- 34 tuần tương đương với trẻ sinh đủ tháng.
Đây là lý do vì sao hệ miễn dịch của trẻ em chống lại virus SARS-CoV-2 tốt hơn người lớn Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng trẻ em có thể ít bị ảnh hưởng bởi virus SARS-CoV-2 hơn so với người lớn bởi chúng có một loại phản ứng miễn dịch tiến hóa chống lại các bệnh nhiễm trùng mới. Tại sao trẻ em ít bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 hơn so với người lớn đã trở thành một "bí...