Có thầy cô nào biết, sáng kiến kinh nghiệm đạt giải đã đi về đâu không?
Đáng buồn là số lượng sáng kiến kinh nghiệm đạt giải của mỗi đơn vị, Phòng, Sở Giáo dục là rất lớn nhưng hầu như sau khi công nhận xong thì lại xếp lại vào tủ.
LTS: Đưa ra câu hỏi “Sáng kiến kinh nghiệm đạt giải đã đi về đâu?”, thầy giáo Mai Công Tình đã có bài viết chia sẻ cùng quý độc giả Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết này.
Đầu mỗi năm học có một nhiệm vụ mà giáo viên nào cũng phải thực hiện đó là đăng kí viết sáng kiến kinh nghiệm.
Đến cuối năm sau khi Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức chấm đã có rất nhiều sáng kiến kinh nghiệm đạt giải cấp huyện rồi cấp tỉnh được công nhận.
Sáng kiến kinh nghiệm sau khi đạt giải sẽ đi về đâu (Ảnh minh họa: pgdnamtruc.edu.vn).
Vậy sau đó những sáng kiến kinh nghiệm này đã đi về đâu?
Áp dụng được vào thực tiễn bao nhiêu?
Sáng kiến kinh nghiệm có thật sự cần thiết hay không?
Không phải chỉ có mình ngành giáo dục là cần có các sáng kiến (phát minh). Ở ngành nào cũng vậy, khi có nhiều sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng vào thực tiễn sẽ tăng được hiệu quả, năng suất, chất lượng công việc.
Đối với ngành giáo dục, mỗi sáng kiến sẽ giúp cho chất lượng giáo dục được nâng cao, cải tiến được các phương pháp để mang lại hiệu quả cho mỗi giờ dạy.
Đã có một số ý kiến cho rằng, sáng kiến kinh nghiệm trong ngành giáo dục là không cần thiết và mang tính hình thức, không hiệu quả, mất thời gian của giáo viên.
Nhưng đó chỉ là ý kiến phiến diện vì khi có nhiều sáng kiến kinh nghiệm hay được áp dụng thì hiệu quả công việc sẽ ngày càng tốt hơn.
Video đang HOT
Vì vậy, cá nhân tôi cho rằng sáng kiến kinh nghiệm là cần thiết.
Thực tế sáng kiến kinh nghiệm được giáo viên viết như thế nào?
Khi có “cầu” chắc chắn sẽ có “cung”.
Do nhu cầu có nhiều giáo viên cần sáng kiến kinh nghiệm để nộp cho nhà trường nên chúng ta thấy dễ dàng tìm mua nó ở các cửa hàng photocopy hay lên mạng tìm kiếm rồi tải về chỉnh sửa lại đôi chút để nộp lấy kết quả.
Rất ít giáo viên ngồi cặm cụi để viết một sáng kiến kinh nghiệm theo đúng như suy nghĩ của mình.
Bởi, nhiều giáo viên vừa không có khả năng “hành văn” lại vừa “ngại” suy nghĩ thế là họ chấp nhận bỏ ra mấy trăm nghìn là đã có một sáng kiến kinh nghiệm để nộp mà lại có chất lượng để đạt giải.
Mặc dù, sáng kiến kinh nghiệm ấy là “ăn cấp” bản quyền và không gắn với thực tế của chính mình.
Sau khi đạt giải thì các sáng kiến kinh nghiệm ấy đã đi về đâu?
Hàng năm, trường nào cũng có sáng kiến kinh nghiệm đạt giải cấp huyện rồi cấp tỉnh nhưng sau khi được công nhận chúng ta vẫn chưa thấy hiệu quả của các sáng kiến kinh nghiệm đó vào thực tế giảng dạy, quản lý ở mỗi đơn vị.
Như tôi đã nói ở trên có nhiều sáng kiến kinh nghiệm đi mua hoặc tải trên mạng nó không gắn với thực tế thì sẽ khó áp dụng vào lớp mình dạy hay trường mình được.
Đáng buồn là hiện nay số lượng sáng kiến kinh nghiệm đạt giải của mỗi đơn vị, mỗi Phòng, Sở Giáo dục là rất lớn nhưng hầu như sau khi công nhận xong thì lại xếp nó lại vào tủ.
Nhiều người còn không nhớ nổi mình đã đưa ra biện pháp gì trong sáng kiến kinh nghiệm.
Thế là các kinh nghiệm hay lại nằm im trên tờ giấy công nhận kết quả mà đáng lẽ ra nó phải được nhân rộng.
Một số kiến nghị
Có nhiều sáng kiến kinh nghiệm chỉ là để đối phó nhưng cũng có nhiều sáng kiến kinh nghiệm của nhiều giáo viên có tâm huyết đúc kết trong quá trình giảng dạy.
Nên mỗi khi sáng kiến kinh nghiệm đã được công nhận thì cần áp dụng vào thực tiễn mà trước hết là ở đơn vị đó.
Những sáng kiến kinh nghiệm đó cần được triển khai nhân rộng trong tổ, khối rồi ở nhà trường xem nó có phù hợp và có hiệu quả hơn không để áp dụng chung cho cả trường.
Phòng Giáo dục cũng cần biểu dương những sáng kiến kinh nghiệm đem lại hiệu quả chất lượng giáo dục phù hợp với địa phương mình và cũng cần có biện pháp mạnh với những người cố tình ăn cắp sáng kiến kinh nghiệm của người khác.
Có như vậy những sáng kiến kinh nghiệm mới thật sự là cần thiết cho sự phát triển của giáo dục.
Theo giaoduc.net.vn
Được tự chủ, nhiều trường đại học vẫn "ngại" tổ chức tuyển sinh riêng
PGS.TS Triệu Thế Hùng - Ủy viên Thường trực Uỷ ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng: Thực tế các quy định về tuyển sinh vào đại học đã rất mở nhưng nhiều trường "ngai" tô chưc thi riêng mà vẫn sử dụng "miễn phí" kết quả thi THPT quốc gia hoặc xét học bạ. Lao Động đã có cuộc trao đổi với ông về vấn đề này.
PGS.TS Triệu Thế Hùng - Ủy viên Thường trực Uỷ ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội. Ảnh: NV
Thưa PGS.TS Triệu Thế Hùng, thảo luận một số vấn đề còn ý kiến khác nhau của Dự án Luật Giáo dục (sửa đổi), Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định chưa trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp 6 (cuối năm 2018) mà giao Chính phủ tổ chức lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân. Ông có ý kiến thế nào về quyết định này?
- Việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa quyết định lùi chưa thông qua Dự án Luật Giáo dục (sửa đổi) ở kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV để tiếp tục lấy ý kiến nhân dân là một quyết định đúng đắn, phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Điều đó thể hiện sự cầu thị của Quốc hội, mong muốn được tiếp thu một cách rộng rãi những ý kiến, những hiến kế từ các chuyên gia, nhà khoa học và của cử tri cả nước.
Về vấn đề này như Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng đã cho ý kiến "Thành tựu của nền giáo dục Việt Nam trong nhiều năm qua là rất lớn nhưng xây dựng luật về giáo dục cứ phải thông qua 3 kỳ họp cho chắc, kỹ lưỡng, để giáo dục đổi mới phù hợp với thực tiễn là cần thiết, đừng để người dân năm nào cũng phải lo lắng năm nay thay đổi sách, chương trình, cách thức thi THPT... như thế nào" . Vì giáo dục là vấn đề lớn, tác động, ảnh hưởng đến từng nhà nên việc sửa đổi Luật Giáo dục cần cân nhắc một cách thấu đáo, cần phân tích, đánh giá các vấn đề sửa đổi bằng các nguyên lý của giáo dục được tổng kết, đúc rút từ thực tiễn giáo dục Việt Nam, như chế độ chính sách của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, việc giảm tải chương trình và sách giáo khoa, chính sách phân luồng, thi cử ra sao... Cần phải xác định chiến lược, tầm nhìn ổn định, lâu dài với lộ trình thực hiện một cách phù hợp và quan trọng là phải được sự đồng thuận cao của xã hội.
Liên quan tới đổi mới giáo dục, nhiều người quan tâm tới vấn đề có nên duy trì kỳ thi THPTQG hay không. Vấn đề đặt ra là tại sao phải tổ chức thi khi mà 98% đỗ, 2% trượt, gây tốn kém vì thế nên giao việc công nhận tốt nghiệp THPT cho các địa phương tự thực hiện. Nhưng cũng có ý kiến băn khoăn nếu không thi thì việc dạy và học thế nào để đảm bảo nghiêm túc, chất lượng. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
- Luật Giáo dục hiện hành quy định học sinh học hết chương trình THPT, có đủ điều kiện theo quy định thì được dự thi, nếu đạt yêu cầu thì được cấp bằng tốt nghiệp THPT. Vì thi tốt nghiệp phổ thông đã được xác định trong Luật nên là kỳ thi quốc gia, dù tổ chức thi ơ câp đô đia phương hay ơ câp đô quôc gia đối với kỳ thi này thì vẫn phải có quy chế chặt chẽ, rõ ràng, minh bạch và loại trừ được gian lận để thực hiện nghiêm minh và thống nhất trong toàn quốc.
Viêc thi THPTQG vưa qua co nhưng chuyên vi phạm nghiêm trọng về gian lận thi cử nằm trong việc tổ chức thực hiện quy trinh cua thi ở một số địa phương. Hậu quả nghiêm trọng nhất là làm giảm sút, thậm chí đánh mất lòng tin vào việc tổ chức kỳ thi.
Trong thơi đai công nghê thông tin và 4.0, chung ta phai lam chu nhiêu hơn cac thiêt bi, công nghê tiên tiến để bảo đảm tính chính xác cao trong tất cả các hoạt động thi, giam thiêu sư tac đông chủ quan và tùy tiện cua con ngươi vao trong qua trinh tổ chức thi. Tuy nhiên sự trung thực phải có được trước hết ở những người nắm giữ những vị trí quan trọng nhất của kỳ thi và toàn bộ hệ thống tổ chức thi. Kinh nghiệm của kỳ thi vừa qua chính là ở chỗ: Bên cạnh tính chuyên nghiệp và kỹ thuật cao thì không để bất cứ vị trí nào không bị kiểm soát nghiêm ngặt. Phải xây dựng được một hệ thống vận hành trong đó có sự chế ước lẫn nhau để không có vị trí nào, dù là tin cậy nhất lại không bị kiểm soát, sự kiểm soát ấy phải rất hữu hiệu. Việc phân cấp cho địa phương như thời gian vừa qua rõ ràng có rất nhiều sơ hở, trong đó có việc buông lỏng kiểm soát phải rút kinh nghiệm sâu sắc.
Việc thi để xét tốt nghiệp phổ thông là cần thiết, đúng luật, phù hợp với kinh nghiệm quốc tế và cần thiết phải củng cố, duy trì lâu dài. Vì đó là việc đánh dấu sự kêt thuc 12 năm hoc phổ thông, hoàn tất chương trình giáo dục cơ ban đê thanh thiếu niên trơ thanh một công dân co trinh đô giáo dục "phổ thông", để tiếp tục học lên các trình độ cao hơn hoặc tham gia vào phân công lao động xã hội.
Các nước có nền giáo dục tiên tiến đều tổ chức thi tốt nghiệp phổ thông nhưng với các hình thức rất nhẹ nhàng, có thể chỉ nên giao cho từng trường tổ chức như kinh nghiệm ở CHLB Đức.
Tuy nhiên ở nước ta, một quan niệm về giáo dục đã ăn rất sâu trong xã hội là, cái gì phải thi thì thường học sinh quan tâm học cái đó hơn. Chỉ một yếu tố đó đã cho thấy thay đổi việc bỏ thi là không dễ gì. Điều quan trọng nhất là tổ chức kỳ thi tốt nghiệp phổ thông một cách trung thực, đánh giá đúng, khách quan chất lượng giáo dục và kiến thức học sinh. Khi đã được đánh giá trung thực và khách quan thì tỉ lệ tốt nghiệp cao hay thấp cũng không gây ra những hoài nghi xã hội.
Nhiều người cho rằng tại sao phải có kỳ thi "2 trong 1", tại sao lại gò bó các trường lấy kết quả thi THPT để tuyển sinh đại học. Quan niệm này có đúng không thưa ông?
Kỳ thi "2 trong 1" cũng chỉ là cách nói thôi vì giữa tuyển sinh đại học và thi tốt nghiệp phổ thông là hai sự việc khác nhau, không thể và không bao giờ đồng nhất hai khái niệm này được, vì thế không có căn cứ pháp lý nào để gọi đây là "2 trong 1".
Việc thi tốt nghiệp THPT là đánh giá kết quả của 12 năm học của học sinh ở giáo dục phổ thông. Còn sau khi tốt nghiệp THPT, học sinh có thể tự do lựa chọn hướng nghiệp cho bản thân là đi lao động luôn, học nghề, hoặc học đại học. Và việc xét tuyển, thi tuyển đúng yêu cầu chất lượng thí sinh đầu vào đại học là nhiệm vụ của giáo dục đại học với nhiều phương thức như Luật Giáo dục đại học quy định.
Việc tuyển sinh vào đại học đã được quy định rất "mở" trong luật Giáo dục đại học hiện hành. Các trường đại học đã được trao quyền tự chủ cao trong tuyển sinh bằng các phương thức như xét tuyển thông qua học bạ, thông qua kết quả thi tốt nghiệp THPT hoặc tổ chức thi riêng để tuyển chọn theo yêu cầu. Nhưng dù đã được trao quyền song nhiều trường "ngại" tổ chức thi tuyển vì nhiều lý do như thi riêng sẽ vất vả, phức tạp hơn, rồi kinh phí cũng phải bỏ ra nhiều hơn... Do vậy, các trường thường sử dụng "miễn phí" kết quả thi tốt nghiệp PTTH để xét tuyển đầu vào. Còn ý kiến góp ý là nên quy định các trường đại học chỉ tuyển sinh qua hình thức thi tuyển, thì rõ ràng đấy lại là một bước lùi của giáo dục đại học.
Dù thi tuyển hay xét tuyển thì các cơ sở giáo dục đại học cũng đều cần quan tâm thích đáng đến yếu tố chất lượng trong thực hiện các chương trình đào tạo, không thể để tình trạng cứ có đầu vào đại học là yên tâm có đầu ra tốt nghiệp, chạy theo số lượng và thành tích mà bỏ qua yếu tố chất lượng.
Xin cảm ơn ông!
NGUYỄN HÀ - NGUYỄN HUYÊN (THỰC HIỆN)
Theo laodong.vn
Tổ hợp đại học - phần mềm FPT góp phần giải bài toán nhân lực 4.0 Tập đoàn FPT dành 12.000 tỷ đồng xây 4 tổ hợp đào tạo và công viên phần mềm tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM, Cần Thơ. Tổ hợp đào tạo và công viên phần mềm là hệ sinh thái gồm công ty phần mềm, cơ sở đào tạo, nghiên cứu, khu tiện ích, giải trí, thể thao và có thể bao gồm...