Cơ sở vật chất hiện đại của Trường Đại học CMC
Nhằm đáp ứng nhu cầu học tập và đào tạo, Trường Đại học CMC chú trọng xây dựng hệ thống cơ sở vật chất khang trang cùng trang thiết bị hiện đại.
Với số vốn đầu tư giai đoạn một lên đến hơn 1.000 tỷ đồng từ Tập đoàn Công nghệ CMC, Trường Đại học CMC – mã trường MCA (Tên cũ: Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Á Châu) được nâng cấp và mở rộng để trở thành một trong những đại học thông minh, sở hữu môi trường học tập toàn diện cho sinh viên. Sinh viên CMC sẽ được học tập trong môi trường tân tiến với thiết kế tiêu chuẩn quốc tế.
Trải nghiệm cơ sở vật chất hiện đại
Trường Đại học CMC tọa lạc tại các vị trí đắc địa trong trung tâm Hà Nội với một trụ sở chính và 2 cơ sở campus. Dự kiến sau khi hoàn thành, Trường Đại học CMC sẽ sở hữu khuôn viên hiện đại và tiên tiến bậc nhất với đa dạng tiện ích dành cho sinh viên như ký túc xá, nhà thi đấu, thư viện, trung tâm học liệu, hội trường lớn…
Trường Đại học CMC (cơ sở 2 dự kiến đi vào hoạt động cuối năm 2024) tiếp tục mở rộng quy mô xây dựng với đa dạng tiện ích cho sinh viên.
Trường Đại học CMC được định hướng trở thành đại học số tiên phong tại Việt Nam. Trường nỗ lực tạo điều kiện phát triển tài năng tốt nhất cho sinh viên, giúp các bạn được trải nghiệm môi trường giáo dục hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế.
Trường Đại học CMC với thiết kế đặc biệt, kết hợp hài hòa giữa tính dân tộc và hiện đại với cánh cổng Khuê Văn Các màu đỏ nổi bật giữa các tòa nhà.
Ứng dụng công nghệ xứng tầm “đại học số”
Trường ứng dụng “ thế giới số” vào môi trường học đường, để sinh viên được trải nghiệm tối đa.
Dù học ở cơ sở nào của Trường Đại học CMC, sinh viên cũng được trực tiếp sử dụng hệ thống công nghệ tiên tiến như hệ thống nhận diện khuôn mặt, đo thân nhiệt, thực tế ảo tăng cường hỗn hợp VAMR, e-learning, virtual learning… Đặc biệt, mọi quy trình thủ tục, thi cử đánh giá, học liệu, thư viện điện tử tại trường đều được chuyển đổi số, giúp sinh viên nhanh chóng đón đầu xu hướng mới của thế giới.
Video đang HOT
Hệ thống nhận diện khuôn mặt CIVAMS – một trong những giải pháp công nghệ thông minh “made by CMC” được ứng dụng tại trường.
Ngoài ra, Đại học CMC còn liên kết với Viện Nghiên cứu Ứng dụng Công nghệ CIST, mang đến cho sinh viên cơ hội nghiên cứu các ứng dụng công nghệ tiên tiến tại hệ thống 6 phòng lab hiện đại.
Góc học tập trang bị đầy đủ thiết bị công nghệ cho sinh viên.
Cánh cửa mở lối sự nghiệp tại các doanh nghiệp hàng đầu
Tận dụng tối đa lợi thế là một thành viên của CMC – Tập đoàn công nghệ – viễn thông hàng đầu Việt Nam sở hữu mạng lưới liên kết doanh nghiệp vững mạnh, Trường Đại học CMC hỗ trợ tối đa cho sinh viên trong việc định hướng phát triển nghề nghiệp ngay từ những kỳ học đầu tiên.
Một trong những đặc quyền hấp dẫn làm nên sức hút của trường Đại học CMC là việc cam kết 100% cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp cho sinh viên ngành Công nghệ Thông tin. Cụ thể, nếu theo học ngành này, sinh viên được cam kết đầu quân vào các công ty thành viên của Tập đoàn CMC như CMC Telecom, CMC Global, CMC TS… Không những vậy, các bạn cũng có thể thử sức tại các doanh nghiệp đối tác liên kết toàn cầu của CMC như Microsoft, Samsung SDS…
Sự cam kết này không chỉ thể hiện trách nhiệm của Trường Đại học CMC nói riêng, Tập đoàn CMC nói chung đến sinh viên, mà còn cho thấy triết lý đào tạo – điểm nối niềm tin giữa nhà trường với xã hội “Học để biết, học để làm việc, học để chung sống, và học để tự khẳng định mình”.
Tân sinh viên ngành CNTT tại MCA được cam kết 100% cơ hội đầu quân cho các “ông lớn” công nghệ sau khi tốt nghiệp.
Năm 2022, Trường Đại học CMC tổ chức 4 phương thức xét tuyển linh hoạt cho 5 ngành học dẫn đầu kỷ nguyên số và công nghệ 4.0 gồm Công nghệ Thông tin; Quản trị Kinh doanh; Ngôn ngữ Nhật; Ngôn ngữ Hàn Quốc; Thiết kế Đồ họa. Đặc biệt, trong năm nay, nhà trường đang triển khai chính sách học bổng trị giá 50%, 70% và 100% học phí toàn khóa cho các thí sinh xuất sắc nhập học năm 2022.
Gỡ khó giáo viên và cơ sở vật chất khi Tin học là môn bắt buộc
Từ năm học 2022-2023, môn Tin học sẽ trở thành môn học bắt buộc từ lớp 3. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, nhiều trường học trên địa bàn Thanh Hóa vẫn đang loay hoay tìm giải pháp khi thiếu cả giáo viên lẫn cơ sở vật chất phục vụ môn học này.
Nhiều trường tại Thanh Hóa thiếu giáo viên phải thuê hợp đồng.
Thiếu nhân lực lẫn cơ sở vật chất
Môn Tin học trở thành môn học bắt buộc từ năm học 2022-2023 đang khiến nhiều trường tại Thanh Hóa gặp khó. Tình trạng thiếu nhân lực, cơ sở vật chất không chỉ ở miền núi, vùng sâu vùng xa mà ngay cả nhiều trường học trên địa bàn thành phố cũng cùng cảnh ngộ.
Theo thầy giáo Phạm Đăng Dung, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Quang Chiểu (huyện Mường Lát, Thanh Hóa), để chuẩn bị dạy môn Tin học bắt buộc theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, nhà trường đang gặp 3 khó khăn.
"Thứ nhất là đội ngũ giáo viên, thứ 2 là chưa có phòng bộ môn, trang thiết bị máy tính phục vụ cho việc dạy, thứ 3 là trường có nhiều điểm lẻ. Các điểm lẻ vẫn có học sinh của lớp 3 trở lên. Tuy nhiên, điểm trường lẻ chưa có điện lưới, internet, không có trang thiết bị... nên việc bố trí dạy học ở các điểm lẻ là rất khó khăn", thầy Dung chia sẻ.
Cũng theo thầy Dung tình trạng ở Trường Tiểu học Quang Chiểu cũng là tình trạng chung của rất nhiều trường trên địa bàn huyện Mường Lát.
Thầy giáo Đặng Ngọc Bình, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tân Phong 3 (huyện Quảng Xương) cho biết, trên địa bàn huyện Quảng Xương cấp tiểu học hiện nay chỉ có duy nhất 1 giáo viên môn Tin học và trường Tiểu học Tân Phong 3 nằm trong số trường không có giáo viên môn này.
Ngoài ra, tại Trường Tiểu học Tân Phong 3 có 10 máy tính được cấp cách đây gần 10 năm, do thời gian cũng như ít sử dụng nên có khoảng 7 cái hư hỏng, nếu có sửa chữa cũng rất tốn kém.
Hiện nay trang thiết bị để đáp ứng dạy môn Tin học đang là vấn đề nan giải của nhiều địa phương.
"Nhà trường cũng đã báo cáo lên chính quyền địa phương. Tuy nhiên, do thị trấn Tân Phong có nhiều trường đóng trên địa bàn nên chờ kinh phí từ địa phương là khó. Hiện, chúng tôi đang định hướng phương án xã hội hóa mua máy mới.
Có thể năm đầu thực hiện xã hội hóa 10 máy, năm thứ 2 sẽ là 11 máy thì mới có thể đáp ứng được việc học môn này. Đồng thời, nhà trường cũng cho một cô nhân viên thiết bị thư viện đi học thêm để tiếp thu chương trình, làm sao có thể vào năm học dạy được cho học sinh", thầy Bình cho biết thêm.
Theo tìm hiểu của phóng viên, tại địa bàn thành phố Thanh Hóa, đa số các trường đáp ứng được trang thiết bị tuy nhiên, giáo viên dạy môn học này cũng đang thiếu đáng kể.
Cô giáo Hoàng Thị Hương, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Quảng Hưng (TP Thanh Hóa) cho biết: "Nhà trường đã xã hội hóa được máy tính đáp ứng cho việc học tuy nhiên trường phải thuê giáo viên hợp đồng dạy, việc tìm giáo viên để hợp đồng cũng vô cùng khó khăn".
Loay hoay tìm giải pháp
Ông Lò Văn Tuấn, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Mường Lát cho biết, tình trạng thiếu giáo viên Tin học cũng như cơ sở vật chất phục vụ cho môn học này trên địa bàn huyện hiện nay đang gặp nhiều khó khăn.
"Trên địa bàn hiện chỉ có một số trường đạt chuẩn Quốc gia thì mới có máy tính nhưng số này không nhiều. Năm học mới cận kề nhưng hiện rất nhiều trường trên địa bàn không có máy, giáo viên cũng thiếu trầm trọng. Nan giải nhất là các điểm trường lẻ, không điện, không máy, không giáo viên.
Về nhân lực, hiện Phòng đã tham mưu cho huyện tuyển dụng bổ sung trong năm nay còn về máy móc thì chúng tôi đề xuất huyện cho kinh phí. Tuy nhiên, nguồn lực của huyện thì không thể đáp ứng được nên đã đề xuất Sở GD&ĐT hỗ trợ theo chương trình giáo dục phổ thông mới nhưng đến hiện tại thì vẫn chưa được cấp", ông Tuấn cho biết thêm.
Về phương án khắc phục tại các điểm lẻ, theo Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Mường Lát, năm học này sẽ triển khai lý thuyết bằng cách phân công thầy cô dạy môn này đến các điểm trường còn thực hành thì thực sự chưa thể triển khai được.
Ông Nguyễn Tài Toàn, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Ngọc Lặc cho biết, bậc tiểu học trên địa bàn có 2 giáo viên dạy Tin học; THCS có 15 giáo viên. Để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, năm nay Phòng sẽ bố trí giáo viên dạy liên cấp, đồng thời tham mưu cho huyện tuyển dụng thêm 5 giáo viên nữa hoặc cử 5 giáo viên đi học văn bằng 2 để đảm bảo mỗi xã có 1 giáo viên dạy liên cấp.
Còn theo ông Đỗ Gia Xuân, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Nông Cống, hiện nhân lực và trang thiết bị khó có thể đáp ứng đồng bộ trong toàn huyện khi triển khai học môn Tin học bắt buộc từ lớp 3 trở lên.
"Để tháo gỡ những khó khăn này, chúng tôi mong muốn tỉnh cho chỉ tiêu tuyển dụng giáo viên Tin học, đồng thời cấp bổ sung nguồn kinh phí hàng năm để chi cho việc hợp đồng giáo viên. Bên cạnh đó, cho phép các địa phương làm thủ tục mua sắm trang thiết bị một cách đơn giản và gọn nhẹ nhất trên cơ sở đúng quy định của pháp luật" - ông Xuân cho biết.
Theo thống kê, hiện Thanh Hóa có 600 trường Tiểu học nhưng chỉ có 175 giáo viên Tin học. Nếu bố trí mỗi trường Tiểu học một giáo viên Tin học, thì toàn tỉnh đang thiếu khoảng 420 giáo viên.
Thêm 6 trường khối ngành kinh tế công bố điểm sàn Ngày 2/8, Học viện Ngân hàng thông báo mức điểm sàn 22 điểm. Trong khi đó, ĐH Kinh tế và Quản trị kinh doanh - ĐH Thái Nguyên công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng là 16-18 điểm. Năm 2022, Học viện Ngân hàng tuyển 3.200 chỉ tiêu theo 5 phương thức gồm xét tuyển thẳng theo quy chế của Bộ GDĐT; xét...