Cô sinh viên y khoa ví kỹ năng chơi bóng rổ như tố chất của bác sĩ

Theo dõi VGT trên

Với Khổng Chiến 23 tuổi, chơi bóng rổ cần tinh thần đồng đội và quyết định dứt điểm đúng lúc.

“Đi học, đến viện, về nhà”, Chiến kể cuộc sống vòng tròn của một sinh viên y khoa. Cô là sinh viên năm thứ 5, chuyên ngành bác sĩ đa khoa, Đại học Y Hà Nội.

Từ năm học thứ 3, Chiến đã làm quen với thời gian biểu sáng đi học, chiều đi lâm sàng, tối trực. Vào mùa thi, cô phải sắp xếp thời gian lên giảng đường học nhóm hoặc đến thư viện đến tận 10h tối.

“Ngày như ngắn lại kể từ khi bước vào giảng đường đại học”, Chiến tâm sự.

Trước khi trở thành bác sĩ có tài, có tâm, sinh viên y khoa cũng cần có sức khỏe. 5 năm học y đã tôi luyện Chiến quyết tâm lớn là “ học khoa học, chơi hiệu quả”.

Ngoài việc học, Chiến tham gia đội bóng rổ ở trường để rèn luyện sức khỏe.

Cô sinh viên y khoa ví kỹ năng chơi bóng rổ như tố chất của bác sĩ - Hình 1

Khổng Thị Chiến sinh viên năm 5, Đại học Y Hà Nội. Ảnh: Thùy An

“5 năm học y cũng là từng đấy năm tôi chơi bóng”, cô nói.

Chiến tập bóng 2 buổi một tuần từ 17h30 đến 20h30. Trước khi tập, cô thường khởi động kỹ và chạy 10 vòng sân bóng. Trong buổi tập, cô đặt mục tiêu để hoàn thành như cần dẫn bóng bao nhiêu quả, ném bóng trúng rổ, ghi bao nhiêu điểm…. Mục tiêu tăng dần qua từng buổi tập.

Cô thường chơi cùng bạn bè trong sân bóng ở ký túc xá. Chiến ghi chép lại hạn chế và lỗi sai để khắc phục sau mỗi trận. Cô còn quan sát cách chơi của bạn bè để học hỏi kinh nghiệm. Chiến cũng thường xuyên luyện tập cùng đội bóng nam để trau dồi kỹ năng dẫn bóng khéo léo.

Một lần tập luyện, cô bị lật cổ chân nên phải dừng tập một tháng. Cổ chân đau buốt, không thể tự đi lại. Nhớ trái bóng rổ, nhớ đội tuyển, Chiến thường xuống sân nhìn mọi người chơi để có động lực hơn.

“Chiến được mệnh danh là chân ngắn của đội”, cô gái cao 1,58 m tâm sự.

Đặc thù của cầu thủ bóng rổ là chiều cao và thể lực. Những ngày đầu, cô hậu vệ dẫn bóng gặp nhiều khó khăn với hình thể khiêm tốn. Trên sân, hậu vệ là vị trí đòi hỏi khả năng đọc được trận đấu, chuyền bóng linh hoạt kết hợp những đường đột phá thông minh vào bên trong, giống như hậu vệ trong bóng đá.

Bù lại, Chiến có thể lực tốt, chạy nhanh. Cô từng đạt giải nhất cuộc thi điền kinh ở trường. Do đó, cô gái nhỏ luôn chọn vị trí đánh xa bảng rổ và kết hợp với một bạn có chiều cao phối hợp để luồn lách vào trong ghi điểm.

Chiến trở thành “ nhạc trưởng” của đội bóng. Cô nói khả năng ném xa là vũ khí lợi hại của mình. Ngoài ra, đội bóng rổ còn có một hậu vệ ghi điểm, một tiền phong phụ, một tiền phong chính và một trung phong. 5 vị trí chơi khác nhau nhưng tất cả phải phối hợp chặt chẽ mới hiệu quả.

Cô sinh viên y khoa ví kỹ năng chơi bóng rổ như tố chất của bác sĩ - Hình 2

Chiến nói: “Con gái chân ngắn chơi bóng rổ là một trải nghiệm đẹp của tuổi thanh xuân”. Ảnh: Thùy An

Là sinh viên y khoa, Chiến nhận thức phải có sức khỏe mới có khả năng cứu chữa bệnh cho mọi người.

Video đang HOT

Chơi bóng rổ cần tinh thần đồng đội, cũng giống như một ca phẫu thuật cần sự nỗ lực của cả ê kíp, không chỉ dành cho một người. Chiến cho rằng chơi bóng giúp bản thân vượt qua những áp lực thi cử và căng thẳng của việc học tập, đồng thời rèn luyện tinh thần làm việc nhóm.

Ngoài ra, bóng rổ còn đem lại nhiều lợi ích sức khỏe như đốt cháy calo nhờ chạy, nhảy. Chỉ với mỗi giờ tập luyện hay thi đấu, một người nặng 75 kg sẽ tiêu hao gần 600 calo.

Đây cũng là môn thể thao có lợi cho tim mạch, giảm thừa cân béo phì. Các ngón tay chuyển động linh hoạt khi nhồi bóng và ném mạnh cùng với cánh tay, cổ tay, giúp phát triển cơ bắp và xương chắc khỏe, luyện sức bền cho đôi chân.

Ngoài ra, chơi bóng rổ còn giúp cô nâng cao sự tự tin. Thực hiện một pha ném bóng tốt cũng giống như đưa ra quyết định chữa bệnh cho bệnh nhân.

“Một pha ném bóng trúng đích của cầu thủ đem về chiến thắng, một quyết định đúng của bác sĩ sẽ cứu được một mạng người”, cô sinh viên y chia sẻ. Rèn luyện bóng rổ giúp Chiến không ngại đối diện với thử thách nào trong cuộc sống. Cô sống mạnh mẽ hơn.

Cô sinh viên y khoa ví kỹ năng chơi bóng rổ như tố chất của bác sĩ - Hình 3

Chiến – cô gái mặc áo số 5 trong vòng vây của đội bạn. Ảnh: Nhân vật cung cấp

“Trái bóng rổ là người bạn đồng hành của tuổi thanh xuân tôi”, cô gái tâm sự.

Đội bóng rổ nữ trường đại học Y giành được nhiều chiến thắng như vô địch giải sinh viên 2018, huy chương bạc giải bóng rổ Thăng Long mở rộng, huy chương bạc giải bóng rổ sinh viên 2016… Đó là thành quả rèn luyện không ngừng nghỉ của toàn đội.

Tuy nhiên, học tập vẫn là nhiệm vụ hàng đầu. Chơi thể thao cần điều độ, hợp lý. Chiến khuyên không mọi người nên tập quá sức, tập luyện khoa học. Ngoài ra, trước khi tập nên ăn nhẹ để có đủ sức thi đấu. Một chế độ ăn uống khoa học kết hợp lối sống lành mạnh là chìa khóa vàng cho sức khỏe.

“Sinh viên y không ngại luyện tập thể thao”, cô nói.”Chúng tôi chỉ cần sắp xếp thời gian khoa học thôi”.

Thùy An

Theo VNE

"Con muốn trở thành bác sĩ" và chuyện chàng trai 2 lần thi đỗ đại học Y

19 tuổi, Ngô Tấn Trung mới trở thành sinh viên năm nhất ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch. Việc nhập học muộn không phải bởi em thi trượt, mà gia cảnh khó khăn, không đủ tiền trang trải.

Với chàng trai này, khó khăn trong cuộc sống không làm em yếu ớt đi, mà lại trở thành động lực, điểm tựa, lý do để em phấn đấu và cố gắng mỗi ngày.

Ngô Tấn Trung có gương mặt thư sinh, nụ cười hiền lành và đôi mắt luôn lấp lánh ánh cười. Sinh năm 1999, quê ở Bình Thuận, em đang là sinh viên năm 1 ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch. Gia đình 7 người của Trung ngoài những khó khăn về vật chất, còn mang trong mình nhiều căn bệnh. Dù khó khăn, cha mẹ em vẫn cố gắng nuôi các con ăn học. Bản thân Trung có học lực giỏi. Em luôn ước mơ được trở thành bác sĩ trong tương lai.

Trong buổi gặp gỡ với Zing.vn, chàng sinh viên Y khoa đã vờ òa niềm vui khi thông báo mình là một trong 20 sinh viên được nhận học bổng của Sharing the dream, quỹ được tạo nên bởi công ty SCG, nơi sẽ hỗ trợ Trung về tài chính, đồng thời tiếp thêm cho em niềm tin và động lực để theo đuổi ước mơ chữa bệnh, cứu người.

Con muốn trở thành bác sĩ và chuyện chàng trai 2 lần thi đỗ đại học Y - Hình 1

Là con thứ 3 trong gia đình, Tấn Trung từ nhỏ đã biết đi học là con đường duy nhất giúp gia đình thoát khỏi khó khăn về kinh tế. Cha làm nghề sửa xe đạp, mẹ làm công nhân. Không lâu trước đây, mẹ em phát hiện bị các bệnh về tim, u nang. Còn ba thì mang bệnh khớp và huyết áp.

Con muốn trở thành bác sĩ và chuyện chàng trai 2 lần thi đỗ đại học Y - Hình 2

"Công việc sửa xe đạp càng ngày càng khó khăn. Còn công ty của mẹ em thì rất xa nhà. Công việc khiến mẹ phải đi từ 3h sáng, 8h tối mới về đến nhà. Nếu lỡ bữa nào xe hư, phải 10h đêm mẹ mới về, chỉ kịp ăn uống, nghỉ ngơi, để 3h sáng lại tiếp tục đi làm. Cả ba mẹ em đều nhiều bệnh, nhưng chẳng ai dám lên tiếng kêu ca gì, chỉ chăm chỉ làm việc để nuôi mấy anh em ăn học", Trung trầm giọng khi kể về cha mẹ.

Bản thân Trung cũng mắc bệnh thoát vị đĩa đệm, căn bệnh khó xảy ra với những người trẻ. Ngày đi khám, chính bác sĩ cũng ngạc nhiên khi một thanh niên lại mắc bệnh này với mức độ nặng đến vậy. "Khả năng lớn là do mang vác, lao động khi còn quá bé", bệnh án của em viết vậy.

Bấy lâu nay, thứ luôn ở bên Trung ngoài sách vở, bút viết luôn là chiếc đai thắt lưng giúp cố định cột sống. Cứ vài tháng, chàng trai trẻ phải đi tái khám, tiêm thuốc.

"Nhưng chỉ giảm cơn đau thôi. Có những ngày lưng đau không thể di chuyển, không thể đứng ngồi, em chỉ biết nằm và uống thuốc giảm đau", Trung miêu tả căn bệnh của mình, giọng nhẹ tênh.

Khoảng vài năm trước, em út của Trung may mắn đã được một nhóm từ thiện tới khám và phát hiện bệnh nhược thị bẩm sinh.

"Nếu không phát hiện và chữa trị sớm, rất có thể mắt em út sẽ bị hư. Lúc đó, tương lai không biết sẽ ra sao nữa. Cô chú trong đoàn khám bệnh cũng là tấm gương và động lực khiến em muốn trở thành bác sĩ", Trung kể tiếp.

Năm 2017, Trung thi đại học khối B, được 26,75 điểm, đỗ ĐH Y khoa, em cũng đỗ khối A với 25,15 điểm. Thế nhưng, đúng thời điểm đó, gia đình gặp khó khăn về tài chính. Tiền sinh hoạt, tiền học, tiền chữa bệnh của cha mẹ và các em khiến cả nhà không còn chi phí để Trung lên Sài Gòn nhập học.

Con muốn trở thành bác sĩ và chuyện chàng trai 2 lần thi đỗ đại học Y - Hình 3

Em chấp nhận hy sinh ở nhà một năm, giúp cha mẹ trông em và chờ đợi cơ hội khác được tới trường. Thời gian đó, ngoài việc phải học lại vì chương trình thi đã cải cách, Trung còn tủi thân, mong mỏi được tới trường như bè bạn.

"Thật sự em rất thích, rất muốn được đi học, để theo đuổi ước mơ được trở thành một bác sĩ giỏi. Nhưng gia cảnh như vậy, em chỉ biết thầm mong điều kỳ diệu sẽ xảy ra".

Đó cũng là thời điểm Trung xem được nhiều thông tin về những bác sĩ, nhân viên y tế vô tâm. Chính bản thân em khi tới các trung tâm khám cũng thấy bệnh nhân và người nhà đang bị bệnh tật dày vò, mệt mỏi về tinh thần, thiếu thốn về vật chất, lặn lội từ nhiều vùng xa xôi tới lại nhận thái độ, hành xử không hay.

"Không chỉ vậy, em còn chứng kiến nhiều căn bệnh ác tính, mạn tính chưa có thuốc chữa, dày vò người bệnh, gây nên đau đớn và từng rơi nước mắt khi nhìn thấy cảnh đó. Em tự nhủ, khi có cơ hội được theo học phải cố gắng thật tốt, tự học, học những người đàn anh, học đồng nghiệp, phấn đấu có chuyên môn vững vàng để giúp đỡ và chữa bệnh cho mọi người".

Dù biết ngành Y đầu vào rất khó, thời gian học kéo dài, kiến thức nặng, công việc thu nhập không cao, áp lực lớn, Trung không coi trọng những khó khăn đó. Đây là ngành học em chọn, là ước mơ thật sự của em.

Bên cạnh đó, Trung còn có mong ước lập nhóm từ thiện, xây dựng phòng khám cho người nghèo, với mong muốn đi khắp nơi khám bệnh, phát hiện và chữa kịp thời cho mọi người.

Năm 2018, Tấn Trung thi tiếp đại học. Lần này, em tiếp tục đỗ với số điểm cao, mặc cho khó khăn từ tài chính và cuộc sống.

Tại Sài Gòn, em tới ở trong một lưu xá dành cho sinh viên theo đạo. Đây là mái nhà chung của nhiều sinh viên nghèo, không chỉ giúp đỡ họ có nơi ăn, chốn ở với chi phí phù hợp, mà còn rèn luyện cho các sinh viên khả năng sống cộng đồng.

Con muốn trở thành bác sĩ và chuyện chàng trai 2 lần thi đỗ đại học Y - Hình 4

Lưu xá khác với những khu vực ở trọ, ký túc xá ở chỗ nơi đây có kỷ luật nghiêm hơn hẳn. Tất cả sinh viên phải tuân theo lịch sinh hoạt, làm việc tập thể, chỉ việc học là riêng. Chi phí cho một sinh viên sống trong lưu xá khoảng 1 triệu đồng/tháng. Ở đây sinh viên tự túc, thay phiên nhau nấu ăn, tổng vệ sinh nhà cửa, giúp việc cho Cha xứ.

"Một tháng, các phòng trong lưu xá có một buổi họp phòng, ai có gì không hay, không bằng lòng, có thể nói cho cả phòng biết để góp ý, sửa lỗi cho nhau, từ đó hiểu, thông cảm và yêu thương nhau hơn. Cuộc sống ở đây rất yên bình và đơn giản. Em được Cha và các bạn yêu thương, giúp đỡ. Cha cũng nói bây giờ mới là năm Nhất đại học, em phải chăm chỉ học tập, chưa nên đi làm thêm vội, nên em chưa có nguồn thu nhập để trang trải chi phí ăn ở", Trung nói.

Con muốn trở thành bác sĩ và chuyện chàng trai 2 lần thi đỗ đại học Y - Hình 5

Việc học, cuộc sống ở Sài Gòn dần ổn định thì chàng trai trẻ lại có thêm nỗi lo khác. Sắp tới, em gái Trung lại tiếp tục theo các anh vào đại học, gia đình có thêm một nỗi lo về kinh tế. Những đứa con lớn lên, cha mẹ càng già đi, việc kiếm tiền càng khó, mà cuộc sống phồn hoa ở thành phố lại luôn cần những khoản tiền rất lớn.

"Em sợ những khao khát, ước mơ, dự định của mình lại bị ảnh hưởng bởi cơm áo gạo tiền. Em đã phải dừng lại một năm vì không có tiền đi học, em không muốn chuyện này xảy ra lần nữa", Tấn Trung nói nhỏ.

Đúng lúc này, Trung nhận được tin vui. Sau vòng tuyển chọn kỹ lưỡng từ 300 hồ sơ, Tập đoàn SCG đã trao học bổng cho 20 sinh viên xuất sắc nhất trong chương trình Sharing the dream. Và Trung là một trong số 20 bạn may mắn đó. Học bổng là lời khẳng định cam kết của tập đoàn trong việc hỗ trợ thế hệ trẻ Việt Nam theo đuổi ước mơ học tập, đồng thời thể hiện thông điệp "Nâng tầm chất lượng cuộc sống - Passion for Better" như lời hứa của thương hiệu SCG.

Con muốn trở thành bác sĩ và chuyện chàng trai 2 lần thi đỗ đại học Y - Hình 6

Ông Sompob Witworrasakul - Tổng giám đốc Công ty TNHH Giấy Kraft Vina, Công ty thành viên của tập đoàn SCG, cho biết chương trình sẽ bảo trợ cho các sinh viên nhận học bổng trong suốt 4-5 năm đại học. Bên cạnh đó, SCG cũng sẽ tạo điều kiện để các bạn tham gia những khoá rèn luyện kỹ năng mềm, với mục tiêu chính là hỗ trợ thế hệ trẻ tiềm năng của Việt Nam, khuyến khích họ góp sức cho tương lai tốt đẹp hơn của cộng đồng nơi sinh sống.

Trong buổi phỏng vấn với đại diện của SCG, khi được hỏi: "Em sẽ làm gì cho cộng đồng", Tấn Trung tự tin trả lời rằng, em ước mơ trở thành một bác sĩ có tài, có đức, có tâm huyết với nghề và hết lòng với bệnh nhân.

"Học bổng này là lời động viên lớn nhất mà em từng nhận được. Trước đó, mỗi lần nói tới công việc bác sĩ lại có người hỏi: Tại sao em không thi ngành kinh doanh, kinh tế nhiều tiền hơn. Nhưng bây giờ đã có một người lắng nghe và thấu hiểu với khát vọng của em".

Con muốn trở thành bác sĩ và chuyện chàng trai 2 lần thi đỗ đại học Y - Hình 7

Đúng như Trung nói, SCG đã trao cho em một bàn tay giúp đỡ về mặt tài chính. Số tiền được trao mỗi năm sẽ giúp em trang trải phần nào học phí, giúp cha mẹ không phải lo lắng về tiền học của em, mà tập trung cho em gái sắp vào đại học.

Nhưng hơn tất cả, SCG đã tỏ ra tin tưởng và trân trọng những hy sinh, nỗ lực và ước mơ của Trung.

Món tiền tuy lớn, nhưng lời khẳng định sự đồng hành, giúp đỡ, ánh mắt dõi theo mới là phần thưởng lớn nhất cho Trung. Từ nay, ước mơ trở thành bác sĩ của em sẽ không còn là đơn độc, mà được nâng đỡ, chắp cánh bởi học bổng Sharing the dream.

"Em thường tin rằng sẽ có những người, những sự việc xuất hiện đúng lúc để giúp đỡ và hỗ trợ em. Chỉ cần em cố gắng, có ước mơ, dám theo đuổi ước mơ, Chúa sẽ lắng nghe và an bài cho em".

Từ khi được nhận học bổng SCG, cuộc sống của Trung hoàn toàn thay đổi. Em nhận được nhiều sự ủng hộ, quan tâm hơn của các nhân viên tập đoàn. Dịp này, em cũng được làm quen với 19 bạn trẻ tài năng và là nguồn cảm hứng tuyệt vời cho chàng trai trẻ trau dồi, học hỏi, trân trọng, theo đuổi ước mơ.

"Hơn cả tiền bạc, sự công nhận và cổ vũ mới là điều tuyệt vời nhất SCG đã trao cho em. Đi lên từ một làng quê nghèo, với gánh nặng kinh tế và gia đình ở trên vai, việc được chấp nhận, vinh danh này sẽ động lực giúp em luôn theo đuổi ước mơ làm bác sĩ", Trung nói.

Con muốn trở thành bác sĩ và chuyện chàng trai 2 lần thi đỗ đại học Y - Hình 8

Hà Anh - Giang Di Linh

Thiết kế: Tân Ái Luật

Ảnh: Liêu Lãm

Theo Zing

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Chở thi thể nữ sinh bị tai nạn tử vong về nhà, xe cấp cứu gặp nạnChở thi thể nữ sinh bị tai nạn tử vong về nhà, xe cấp cứu gặp nạn
15:13:07 22/02/2025
Chuyện gì đã xảy ra khiến vợ Vũ Cát Tường cư xử lạ sau lễ thành đôi?Chuyện gì đã xảy ra khiến vợ Vũ Cát Tường cư xử lạ sau lễ thành đôi?
13:01:34 22/02/2025
Bạn gái Văn Thanh khoe nghề nghiệp giúp kiếm gần 4 tỷ/thángBạn gái Văn Thanh khoe nghề nghiệp giúp kiếm gần 4 tỷ/tháng
11:27:01 22/02/2025
Ngoại hình gây sốc của 1 Chị Đẹp: Mặt xinh như thiên thần mà nhìn xuống body thì lạ lắm!Ngoại hình gây sốc của 1 Chị Đẹp: Mặt xinh như thiên thần mà nhìn xuống body thì lạ lắm!
12:47:24 22/02/2025
Không phải Park Bom, Lee Min Ho từng hôn một thành viên 2NE1 đến 50 lần và nhận cú tát điếng ngườiKhông phải Park Bom, Lee Min Ho từng hôn một thành viên 2NE1 đến 50 lần và nhận cú tát điếng người
12:10:11 22/02/2025
Tài xế lái xe riêng của tỷ phú Lý Gia Thành từ chối 6,5 tỷ vì đã tiết kiệm được 65 tỷ: Ai cũng sốc khi nghe cách để giàuTài xế lái xe riêng của tỷ phú Lý Gia Thành từ chối 6,5 tỷ vì đã tiết kiệm được 65 tỷ: Ai cũng sốc khi nghe cách để giàu
12:22:40 22/02/2025
Lầu Năm Góc 'chấn động' khi Tổng thống Trump sa thải chỉ huy cao nhất của quân đội MỹLầu Năm Góc 'chấn động' khi Tổng thống Trump sa thải chỉ huy cao nhất của quân đội Mỹ
14:37:42 22/02/2025
Khán giả thực sự nói gì về Nữ Tu Bóng Tối: Một cái tên diễn hay hơn cả Song Hye Kyo?Khán giả thực sự nói gì về Nữ Tu Bóng Tối: Một cái tên diễn hay hơn cả Song Hye Kyo?
12:54:00 22/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Tử vi tuần mới (24/2 - 2/3) của 12 chòm sao: Song Tử hạnh phúc trong tình yêu, Xử Nữ được quý nhân phù trợ

Tử vi tuần mới (24/2 - 2/3) của 12 chòm sao: Song Tử hạnh phúc trong tình yêu, Xử Nữ được quý nhân phù trợ

Trắc nghiệm

17:03:41 22/02/2025
Cuộc sống của 12 chòm sao trong tuần mới sẽ như thế nào? Tháng 3 tới, chim hỷ thước báo tin tốt lành, 3 con giáp ôm trọn niềm vui,
Nghe tiếng động ngoài bể nước, chủ nhà lạnh sống lưng khi phát hiện "vị khách lạ" ghé đến nhà trong đêm tối

Nghe tiếng động ngoài bể nước, chủ nhà lạnh sống lưng khi phát hiện "vị khách lạ" ghé đến nhà trong đêm tối

Netizen

17:03:37 22/02/2025
Người phụ nữ hoảng sợ khi bất ngờ phát hiện vị khách không mời xuất hiện ngoài bể nước sau hàng loạt tiếng động lạ.
Nghi vấn hai mẹ con bị sát hại ở Bình Dương

Nghi vấn hai mẹ con bị sát hại ở Bình Dương

Pháp luật

17:03:15 22/02/2025
Theo thông tin ban đầu, sáng cùng ngày, chồng chị T. (đã ly hôn) đến ngôi nhà trên để thăm con trai. Khi đến nơi thì phát hiện chị T. cùng con trai đã tử vong.
Mỹ có thể cắt quyền truy cập Starlink, gây áp lực với Ukraine về thỏa thuận khoáng sản

Mỹ có thể cắt quyền truy cập Starlink, gây áp lực với Ukraine về thỏa thuận khoáng sản

Thế giới

16:28:48 22/02/2025
Starlink cung cấp kết nối internet quan trọng cho Ukraine và được coi là công cụ thiết yếu đối với quân đội nước này đặc biệt là trong bối cảnh cuộc xung đột với Nga đang leo thang căng thẳng.
Rổ hint chứng minh Quan Hiểu Đồng - Lộc Hàm thật sự toang: Chiến tranh lạnh 10 tháng, nhà trai bê tha bệ rạc

Rổ hint chứng minh Quan Hiểu Đồng - Lộc Hàm thật sự toang: Chiến tranh lạnh 10 tháng, nhà trai bê tha bệ rạc

Sao châu á

16:06:06 22/02/2025
Giữa nghi vấn chia tay, Quan Hiểu Đồng và Lộc Hàm để lộ nhiều dấu hiệu cho thấy mối quan hệ tình cảm của họ gặp trục trặc.
NSƯT Kim Tử Long nợ Ngọc Huyền 10 tỷ

NSƯT Kim Tử Long nợ Ngọc Huyền 10 tỷ

Sao việt

16:00:08 22/02/2025
Mới đây, đạo diễn Khương Dừa đã tới dự khai trương nhà hàng đồ Thái của nghệ sĩ ưu tú Kim Tử Long, mới mở tại trung tâm quận 7, TP.HCM.
Tai nạn 6 người tử vong ở Sơn La: Chuyển nhiều bệnh nhân nặng về Hà Nội

Tai nạn 6 người tử vong ở Sơn La: Chuyển nhiều bệnh nhân nặng về Hà Nội

Tin nổi bật

15:57:48 22/02/2025
Nhiều bệnh nhân chấn thương nặng trong vụ tai nạn xe giường nằm tông ô tô đầu kéo được chuyển về Hà Nội tiếp tục điều trị
Những vai diễn của NSND Công Lý trên truyền hình sau khi mắc bạo bệnh

Những vai diễn của NSND Công Lý trên truyền hình sau khi mắc bạo bệnh

Hậu trường phim

15:45:44 22/02/2025
Sau khi mắc bạo bệnh, NSND Công Lý chỉ có thể tham gia những vai diễn nhỏ trên truyền hình, tuy nhiên, diễn xuất của anh vẫn được khán giả đánh giá cao và yêu mến.
Tan làm về, Quang Hải giật mình vì 1 hành động của Chu Thanh Huyền cùng mẹ chồng, dân mạng khẳng định cưới đúng người

Tan làm về, Quang Hải giật mình vì 1 hành động của Chu Thanh Huyền cùng mẹ chồng, dân mạng khẳng định cưới đúng người

Sao thể thao

15:33:57 22/02/2025
Khi Quang Hải về tới căn hộ chung cư cao cấp, Chu Thanh Huyền cùng mẹ chồng - bà Dương Thị Cúc - bế theo cậu quý tử đầu lòng - Lido (tên thật Nguyễn Quang Minh) chờ sẵn ở cửa.
Nam ca sĩ đang ở thời kỳ đỉnh cao bỗng ở ẩn và đóng băng sự nghiệp, nói gì khi quyết định trở lại Vpop?

Nam ca sĩ đang ở thời kỳ đỉnh cao bỗng ở ẩn và đóng băng sự nghiệp, nói gì khi quyết định trở lại Vpop?

Nhạc việt

15:14:31 22/02/2025
Bùi Anh Tuấn từng vướng loạt tranh cãi sau khi trở thành hiện tượng tại Giọng Hát Việt, bỗng mất tích khi đang ở đỉnh cao.
Hội An là nơi hưởng tuần trăng mật lãng mạn nhất thế giới

Hội An là nơi hưởng tuần trăng mật lãng mạn nhất thế giới

Du lịch

15:05:14 22/02/2025
Hội An từng là thương cảng sầm uất, quan trọng bậc nhất của Đông Nam Á, đến nay vẫn là minh chứng rõ nét cho một di sản được bảo tồn gần như nguyên vẹn.