Cô sinh viên mồ côi và ý chí thay đổi cuộc đời
Sớm mồ côi từ nhỏ, nhưng với nỗ lực không ngừng, cùng với sự cưu mang của người thân, cô gái Lương Thị Xoan – sinh viên lớp Đ3.KT6 Trường ĐH Lao động Xã hội đã luôn cố gắng để vượt qua số phận không may của mình.
Tuổi thơ vắng mẹ, thiếu cha
Xoan sinh ra tại miền quê nghèo huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Nếu chỉ nhìn bề ngoài, khó ai có thể nghĩ cô gái sinh năm 1989 ấy đã trải qua một tuổi thơ đầy sóng gió.
Khi Xoan chào đời được 8 tháng thì người bố rời bỏ mẹ con Xoan mà đi bởi căn bệnh quái ác mà gia đình không có đủ tiền để chữa bệnh. Rồi mẹ Xoan tái giá, những tưởng cuộc sống có cha, có mẹ sẽ là một bước khởi đầu mới tốt đẹp hơn. Nhưng bất hạnh thay, người bố dượng tính tình cộc cằn, tuổi thơ của Xoan chỉ là những ký ức về những trận đòn roi của người bố dượng. Trên tay Xoan, sau hơn 20 năm, những vết tích trận đánh đập của người cha vẫn không thể lành được lành được.
Không lâu sau đó, người mẹ cũng rời bỏ Xoan mãi mãi khi Xoan mới được 5 tuổi – cái tuổi còn quá bé để nếm trải từng ấy sự đời. Rồi bố dượng bỏ đi trước khi phá nát căn nhà vốn là của bố mẹ đẻ của Xoan và lấy đi tất cả mọi thứ đáng giá, ngay cả một chiếc ghế ngồi.
Thương cháu, người cô vốn là thanh niên xung phong không lấy chồng đã chuyển về căn nhà của bố mẹ Xoan và cưu mang, đùm bọc cho đứa cháu nhỏ. Khi lên 9 tuổi, Xoan được gửi vào trại trẻ mồ côi của huyện Can Lộc do người cô không đủ điều kiện nuôi dưỡng. Nhưng rồi “mái ấm tình thương” đó cũng phải giải thể vì không có kinh phí hoạt động. Thương cháu nên dù cuộc sống gặp muôn vàn khó khăn, người cô của Xoan vẫn quyết định đón em về.
“Lúc đó, em mới 13 tuổi – ở cái tuổi mà các bạn được bao bọc, học hành tử tế, được chơi hồn nhiên thì em phải bơ vơ và lúc nào cũng buồn rồi khóc vì nhớ mẹ và lo lắng kiếm sống. Nhưng đôi khi ngẫm lại mình vẫn còn may mắn hơn một số bạn vì em còn cô em đón nhận và bao bọc. Nếu không phải có cô và bà nội, em đã chẳng có ngày hôm nay. Những ngày bên cô và bà, cuộc sống tuy thiếu thốn nhưng em thấy thật ấm áp” – Xoan chia sẻ.
Và ý chí thay đổi cuộc đời
Video đang HOT
Hoàn cành khó khăn không dập tắt niềm được đam mê học tập của Xoan. Cùng với sự khuyến khích động viên của cô và bà, Xoan luôn cố gắng học tập. Từ cấp 1, Xoan đều đạt được thành tích học tập xuất sắc. Học hết cấp 3, Xoan thi vào ĐH Ngoại thương Hà Nội với mong muốn sau này ra trường có thể kiếm được công việc tốt, đỡ đần cô và bà. Kết quả thi không được tốt, Xoan quyết định ở lại Hà Nội tìm việc đợi năm sau thi tiếp.
Gần 1 năm làm ở Gia Lâm (Hà Nội), Xoan nếm trải vị đắng chát của cuộc sống công nhân, từ làm ca đêm, ăn uống thất thường hay những giấc ngủ không tròn giấc khiến Xoan càng quyết tâm ôn thi đại học để đổi đời. Dành hết số tiền tiết kiệm trong thời gian đi làm cho việc ở trọ và học ôn ở Trường ĐH Sư phạm, Xoan chẳng dám ăn, dám mặc. “Cho đến bây giờ, đa số quần áo của mình đều là măc lại của chị dâu thôi”, Xoan ngượng ngùng thổ lộ.
Nỗ lực đã được đền đáp khi mùa tuyển sinh năm 2007, Xoan thi đỗ vào Trường ĐH Lao động Xã hội. Trong lòng Xoan và cô lúc ấy vừa mừng vừa lo, mừng vì cuối cùng ước mơ vào ĐH đã trở thành sự thật, lo vì họ chẳng biết tính sao với những khoản chi phí khi Xoan ở nơi đất khách quê người.
Không muốn người cô ở quê phải lo lắng nhiều, Xoan luôn cố gắng sống thật tiết kiệm, vừa đi học vừa đi làm để trang trải chuyện học hành. Bốn năm học xa nhà là bốn năm Xoan “chạy” đủ “nghề” từ làm thu ngân ở siêu thị, làm nhân viên phục vụ ở nhà hàng, quán ăn hay làm gia sư đã giúp cô có thể theo đuổi được việc học tập.
Với những cố gắng của mình, ba năm liền Xoan đều được học lực khá. Năm ngoái, Xoan cũng được tuyên dương trong Đại hội biểu dương trẻ tàn tật và trẻ mồ côi, được bằng khen của Bộ Lao động Thương binh & Xã hội vì có thành tích xuất sắc trong lao động và học tập.
học hành.
Xoan mơ ước sau này có thể đi du học ngành công tác xã hội với mong muốn có thể tham gia các tổ chức phi chính phủ để được giúp đỡ được những người có hoàn cảnh như mình. Hiện tại, Xoan cũng đang tự ôn luyện tiếng Anh với mong muốn có ngày ước mơ kia sẽ trở thành sự thật.
Mơ ước thì còn xa nhưng với Xoan, thực tại lại là cả một nỗi buồn sâu kín: “Em thi vào ĐH và bao nhiêu gánh nặng lại đè lên vai cô. Với mấy sào ruộng và một khoản tiền trợ cấp nhỏ, cô sống tằn tiện để cho em được đi học. Lúc nào cô cũng động viên em cố gắng. Nhiều lúc về quê, thấy tóc cô bạc dần, lại nhìn căn nhà thủng lỗ chỗ mà mỗi lần trời mưa, phải hứng chậu khắp nhà mình em chỉ biết khóc…”, sau câu nói ấy Xoan lặng thinh.
“Bây giờ em chỉ muốn ra trường thật nhanh và kiếm được việc làm ổn định, em muốn đỡ đần cô, cô đã vất vả nhiều rồi. 20 triệu đồng nợ ngân hàng chính sách chưa biết bao giờ mới trả được, nhưng em sẽ cố gắng”, ánh mắt Xoan hơi cười như tự động viên chính mình.
Sinh ra đã gặp nhiều bất hạnh nhưng không vì thế mà cô gái ấy mất đi niềm tin. Xoan luôn tâm niệm “cái gì cố gắng là sẽ làm được”. Trong mắt cô gái ấy chính là khát khao, là hy vọng về một tương lai tươi sáng…
Theo Dân Trí
Cô bạn mồ côi mê học Lịch sử
Hiện Mỹ Hạnh là học sinh lớp 11TN27, Trường THPT Phan Châu Trinh, Đà Nẵng. Vượt qua hàng trăm bạn đến từ hơn 30 tỉnh thành, Hạnh đã mang về cho gia đình, thầy cô và TP Đà Nẵng niềm tự hào.
Trước đó, vào năm học lớp 9, Hạnh đạt giải ba môn Lịch sử cấp thành phố. 11 năm liền bạn là học sinh khá giỏi.
Cô Phạm Ngọc Oanh Nhi, giáo viên dạy Sử của Hạnh, cho biết: "Hạnh rất chăm ngoan và chịu khó. Bạn bè, thầy cô đều rất cảm phục ý chí, tinh thần học tập của em. Cuộc sống của em có những điều không may mắn nhưng em chưa từng bỏ cuộc".
Mỹ Hạnh tại hội nghị tuyên dương gương sáng hiếu học quận Hải Châu, Đà Nẵng.
Nhìn Hạnh như mạnh mẽ hơn các bạn cùng trang lứa có lẽ cũng bởi vì bạn sớm phải tự lập sau khi người cha thân yêu ra đi sau cơn bạo bệnh lúc Hạnh mới 4 tuổi. Kể từ đó, một mình mẹ tảo tần nuôi bốn anh em Hạnh nên người. Mấy mẹ con đùm bọc nhau trong ngôi nhà nhỏ ở đường 3 tháng 2, phường Thuận Phước, Hải Châu, Đà Nẵng.
Vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, ba anh trai của Hạnh lần lượt nghỉ học, đi làm thuê kiếm tiền giúp mẹ. Hạnh kể: "Anh Hai đi dân quân rồi, còn anh cả và anh ba đi làm thuê, công việc vất vả, lúc có lúc không mà thu nhập lại thấp".
Nhắc tới mẹ, Hạnh rơm rớm nước mắt: "Mẹ em vì lao lực quá mà sinh ra nhiều bệnh. Nhưng mẹ không đi chữa, bảo để dành tiền cho em đi học. Mẹ cố chịu chứ em biết mẹ đau lắm".
Cô bé mồ côi cha rất thương mẹ và bước vào cuộc mưu sinh từ bé. Năm lên 9 tuổi, Hạnh đã tự đi mua lại chanh về bán dạo, kiếm mỗi ngày vài ngàn để mua vở, bút. Bạn không có mùa hè vui chơi như các bạn cùng trang lứa bởi bạn phải làm thuê kiếm tiền chuẩn bị chi phí cho năm học tới.
"Từ năm lớp 4 tới giờ, hè nào em cũng kiếm việc làm để kiếm thêm thu nhập cho gia đình, để mẹ bớt khổ", Hạnh cho biết.
Mấy năm nay, mẹ đau yếu không đi làm thuê được, Hạnh phải "gồng mình" hơn để kiếm thêm tiền học hành và cùng các anh mua thuốc cho mẹ. Công việc làm thêm theo đó mà nặng hơn. "Chọn việc vất vả mới dễ kiếm nhiều tiền anh chị ạ", Hạnh nhỏ nhẹ chia sẻ. Hè về và những tháng đầu năm học, bạn đi lột vỏ tôm, làm cá thuê ở xí nghiệp đông lạnh cách nhà 3 cây số. Mỗi ngày bạn kiếm được 50 - 60 ngàn đồng, để mẹ bớt lo lắng mỗi khi bước vào năm học mới.
Hạnh còn tranh thủ mỗi dịp lễ tết xin bán hoa thuê. "Bạn bè ra biển, đi suối chơi cả, em thì phải đứng ngoài đường cả ngày, cũng chạnh lòng. Nhưng nghĩ khi xong việc, được cầm tiền về mua thuốc cho mẹ đỡ đau, mua cuốn sách mình thích là em lại thôi tủi thân", Hạnh tâm sự.
Hiện Hạnh vẫn đi làm thêm, đồng thời sắp xếp thời gian học với ước mơ thi đậu Trường đại học Kinh tế Đà Nẵng.
Khi được hỏi về chi phí học đại học sau này, Hạnh thổ lộ: "Em sẽ cố gắng vừa học vừa làm, em tin nội lực của em rất mạnh mẽ".
Theo dân trí
Câu chuyện về cậu sinh viên tí hon Với chiều cao chưa đầy 1 m và cân nặng chỉ hơn 13 kg, thoạt nhìn Cảnh Duy Khánh khiến nhiều người lầm tưởng đây là cậu bé học lớp 1. Nhưng thực ra đó là anh sinh viên lớp Tin 2, K56, ĐH Công nghiệp Hà Nội. Mất ý chí là mất tất cả "Sức khỏe em không được tốt, nhiều lần...