Cô sinh viên “liều lĩnh”
Từng là phiên dịch viên cho Tổng lãnh sự Trung Quốc tại TP.HCM và Tổng thư ký Hội đồng Giáo dục và tài trợ du học Trung Quốc, ít ai biết rằng Hoàng Thị Bạch Cúc là sinh viên bộ môn tiếng Trung, Trường ĐH Ngoại ngữ và tin học TP.HCM.
Hoàng Thị Bạch Cúc – sinh viên bộ môn tiếng Trung, Trường ĐH Ngoại ngữ và tin học TP.HCM.
Thời THPT, Cúc từng ba lần đoạt giải cao môn Văn cấp tỉnh. Nhưng khi thi đại học, Cúc lại quyết định chọn tiếng Trung. Nhờ thành tích học tập nổi trội, từ tháng 4/2010, Cúc được thầy cô trong khoa giới thiệu làm cộng tác viên phiên dịch tại Công ty tổ chức sự kiện Việt – Trung Hoa. Công việc của Cúc là chuẩn bị một phần cho các hội thảo, cụ thể là gửi thư mời đến các cấp lãnh đạo đại diện Chính phủ, Tổng lãnh sự Trung Quốc tại Việt Nam, các doanh nghiệp Việt – Trung, và thu thập tài liệu liên quan.
Thời gian đầu, Cúc tưởng chừng như không thể đảm nhận được công việc vì quá ít kinh nghiệm. Hơn nữa, lịch học không cho phép, nhưng nhờ nỗ lực, tỉ mỉ, hăng say học hỏi, giám đốc công ty tin tưởng giao Cúc làm phiên dịch cho bài phát biểu của các lãnh đạo, doanh nghiệp Trung Quốc sang tiếng Việt và dịch sang tiếng Trung những bài phát biểu tiếng Việt trong hội thảo.
Để có thể trở thành phiên dịch viên chính, Cúc đã phải vượt qua hàng chục phiên dịch viên khác. Nhờ chất giọng phát âm tiếng Trung rõ, chuẩn và phong thái tự tin, linh hoạt, Cúc đã thuyết phục được giám đốc công ty giao cho công việc không hề dễ dàng này, nhất là đối với một sinh viên (SV).
“Lần đầu giữ vai trò là phiên dịch viên chính trong hội thảo, dù những văn bản phát biểu đã được dịch từ trước, nhưng áp lực vẫn rất lớn. Làm sao để âm sắc, tông giọng, phát âm rõ ràng mà vẫn thể hiện phong thái trang trọng của người phát biểu khiến tôi luôn phải tập trung cao độ” – Cúc nhớ lại.
Trước đó, Cúc đã “tập tành” làm nghề từ khi còn là SV năm hai. Đó là lúc Cúc làm phiên dịch cho một doanh nghiệp Trung Quốc kinh doanh sản xuất nhạc cụ khi đàm phán với Tổng giám đốc Công ty nhạc cụ âm thanh ánh sáng Trùng Dương. Vì chưa có nhiều vốn từ chuyên ngành nên Cúc phải “chêm” thêm tiếng Anh và nói bằng… tay. Cúc chia sẻ: “Lần đầu tiên lúng túng là thế, nhưng thật vui khi ứng dụng những kiến thức mình được học để làm cầu nối cho hai bên hiểu nhau và cùng nhau hợp tác”. Sau lần “vào nghề” đầy khó khăn này, Cúc đã chuyên tâm rèn luyện những kỹ năng nghe, nói, đọc, viết để ngày càng hoàn thiện hơn.
Video đang HOT
Tháng 8/2010, Cúc được nhận vào làm tại Hiệp hội Các doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam với vai trò quản lý hội viên. Đây là hiệp hội có quy mô lớn, nối kết hoạt động của 150 doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam. Cứ khoảng 45 ngày, hiệp hội lại tổ chức hội thảo một lần. Từ những kinh nghiệm tích lũy được, giờ đây việc phiên dịch và tổ chức hội thảo với Cúc đã trở nên dễ dàng hơn.
Phiên dịch viên Bạch Cúc (thứ ba từ trái sang) cùng đồng nghiệp trong một buổi làm việc.
Tiếp xúc nhiều với người nước ngoài, điều Cúc học được từ họ là phong thái làm việc nhanh nhẹn và tính kỷ luật cao. Khi được hỏi, đâu là bí quyết để trở thành một phiên dịch viên giỏi, Cúc chia sẻ: “Việc chú ý lắng nghe đàm phán giữa hai bên, bao gồm cả ánh mắt, cử chỉ, ngôn ngữ cơ thể, thái độ, và ngữ điệu là rất cần thiết. Bên cạnh việc thể hiện ngôn ngữ mạch lạc rõ ràng, người phiên dịch cần phong thái tự tin nhằm tạo sự tin tưởng cho đôi bên”.
Nhiều bạn SV cùng lớp cho rằng, Cúc thật liều lĩnh khi đảm nhiệm những vị trí phiên dịch không dễ dàng, Cúc mỉm cười chia sẻ: nơi cạnh tranh khốc liệt nhất, nhiều khó khăn nhất là nơi có thể học được nhiều thứ nhất.
Hiện Cúc đang dành thời gian để hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Cô tâm sự: “Mình may mắn vì được va chạm với thực tế ngay từ những năm đầu đại học nên cảm thấy khá tự tin trước khi ra trường. Những kỹ năng trong công việc không thể học được ở trường chắc chắn sẽ rất bổ ích trong tương lai”.
Theo Thảo Thanh
Phụ nữ TPHCM
Trúng tuyển NV1 có được xét tuyển NV2?
Thích nghề phiên dịch viên nên thi trường nào, có xét ngoại hình,chiều cao không? Trúng tuyển NV1 có được xét tuyển NV2? Ngành Quản lý Công nghiệp có dễ xin việc? Xin dấu của công an xã ghichức danh bằng bút viết được không?
Em đăng kí dự thi Trường ĐH Mỏ Địa Chất vào ngành Mỏ. Em muốn học tại phân hiệu của trường ở Bà Rịa- Vũng Tàu nhưng không biết có đào tạo ngành Mỏ hay không?Nếu muốn học tại Bà Rịa - Vũng Tàu thì em phải làm những thủ tục gì? (daragontooth_qn@yahoo.com.vn)
Tại phân hiệu Bà Rịa- Vũng Tàu của ĐH Mỏ - Địa chất không đào tạo ngành Mỏ, nếu muốn học ngành này em phải ra Hà Nội để học.
Em hiện là học sinh lớp 12. Em có đăng kí thi ĐH Kinh doanh và công nghệ khối A, Học viện Ngân hàng khối D. Em cũng muốn xét tuyển vào hệ cao đẳng của Học viện ngân hàng khối A. Em có phải làm thêm 1 bộ hồ sơ xét tuyển vào hệ cao đẳng khối A của Học viện ngân hàng không trong trường hợp em không muốn học ở trường đại học kinh doanh và công nghệ? (thuychibui.93@gmail.com)
Như vậy NV1 của em là ở ĐH Kinh doanh và Công nghệ, nếu em đỗ vào trường, theo nguyên tắc nhà trường không đồng ý cho em đi trường khác. Trong trường hợp em không đủ điểm vào ĐH Kinh doanh và Công nghệ mà bằng điểm sàn của Bộ thì em được quyền lấy kết quả thi đó để xét tuyển vào hệ CĐ của Học viện Ngân hàng.
Bên cạnh đó, để thuận lợi cho việc xét tuyển em nên thi vào Học viện Ngân hàng khối A, nếu không trúng tuyển hệ ĐH, điểm thi trên điểm sàn của Bộ, em đăng ký xét tuyển vào hệ cao đẳng của trường sẽ thuận lợi hơn. Trong trường hợp này, em vẫn có thể xét tuyển sang ĐH Kinh doanh và Công nghệ nếu trường đó còn chỉ tiêu và xét tuyển NV2. Em nên cân nhắc kỹ.
Em thi khối D, nhưng em muốn hỏi muốn trở thành phiên dịch viên nên thi trường nào, nghề này có xét ngoại hình, chiều cao không? Và cao bao nhiêu, yêu cầu về ngoại hình như thế nào? Tỉ lệ có việc làm cao không ạ? Có thể làm việc trong những cơ quan, xí nghiệp nào ở Việt Nam (đặc biệt là TPHCM). Liệu áp lực công việc có lớn lắm không? (thienduongofme94@yahoo.com.vn)
Em thi vào ngành phiên dịch ở các trường ĐH, CĐ đào tạo chuyên sâu về ngoại ngữ, em ở trong Nam nên thi vào trường ĐH Khoa học XH NV - ĐH Quốc gia TP.HCM , ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM, ĐH Mở TP.HCM...Theo Ban tư vấn được biết, ngành này chưa xét ngoại hình.
Nghề này đang là nghề "nóng" trên thị trường nên em không phải lo thất nghiệp. Nếu các cơ quan, xí nghiệp có đối tác nước ngoài cần phiên dịch thì họ sẽ tuyển. Tuy nhiên, nghề phiên dịch viên áp lực công việc rất lớn. Do công việc chuyển đổi văn bản nói từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Người dịch nói phải chịu sức ép rất lớn về thời gian, phản ứng rất nhanh và gần như không có thời gian để suy nghĩ cân nhắc về từ ngữ.
Em là một thí sinh tự do. Hôm nay em đi nộp hồ sơ tại trường Học Viện Ngân Hàng, nhưng lại không được nhận bởi vì phần xác nhận của công an xã em đang cư trú có đóng dấu đỏ nhưng lại không có ghi chức danh, em gọi điện hỏi công an xã thì xã của em đang cư trú không có dấu đỏ ghi chức danh. Vậy cho em hỏi hội đồng tuyển sinh là em xin dấu của công an xã và có ghi rõ chức danh bằng bút viết được không ạ? Mong hội đồng trả lời giúp em, vì bây giờ em đang rất lo lắng. Em xin cảm ơn! (tranghahuyen2112@gmail.com)
Khi đóng dấu đỏ xác nhận thì phải có chữ ký và ghi rõ họ tên của người có thẩm quyền. Do vậy, trên hồ sơ ĐKDT của em ghi tên và chức danh của người xác nhận hồ sơ bằng bút viết rồi đóng dấu đỏ là được.
Em sinh ra không may bị khuyết tật 2 bàn tay (do di chứng của thuốc kháng sinh), năm nay em thi đại học và đăng kí ngành Quản lý công nghiệp của trường ĐH Kĩ thuật Công nghiệp Thái nguyên. Xin quý báo tư vấn cho em ngành này có đối với em có dễ xin việc không và em có thể đăng ký vào những ngành nào khác có khả năng xin việc cao hơn không ạ? (tung.tnutvn@yahoo.com.vn)
Xin việc dễ hay khó còn phụ thuộc vào bản thân người học, có thể dễ với người này nhưng khó với người khác. Bên cạnh đó, phụ thuộc vào nhiều yếu tố ngoại cảnh tác động. Nếu em yêu thích ngành Quản lý Công nghiệp, khi vào trường em hãy học thật tốt, cơ hội việc làm sẽ mở rộng với em. Trong trường hợp em không trúng tuyển NV1 vào ngành này em có thể xét tuyển sang các ngành kinh tế vì ngành kinh tế cơ hội việc làm cũng nhiều.
Ban tư vấn tuyển sinh
Theo Dân Trí
Nữ thủ khoa khiếm thị Bị khiếm thị từ năm 10 tuổi, nhưng với những nỗ lực vượt bậc, Đào Thu Hương tốt nghiệp thủ khoa Tiếng Anh ĐH Sư phạm Hà Nội năm 2010. Cùng với 120 thủ khoa các ĐH, Học viện trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2010, Thu Hương được Thành đoàn thành phố Hà Nội đề nghị tuyên dương và khen...