Cô Ren cắm bản Pú Múa

Theo dõi VGT trên

Ở điểm bản Pú Múa, xã Mường Mươn, huyện Mường Chà có cô Nguyễn Thị Ren vẫn vượt 50km đường rừng để về thành phố thăm chồng con mỗi cuối tuần.

Hành trình ấy đã diễn ra hàng chục năm song cô chưa khi nào nghĩ đến chuyện dừng bước. Bởi ở Pú Múa có lớp học với “đàn con” người dân tộc thiểu số luôn ngóng đợi cô.

Cô Ren cắm bản Pú Múa - Hình 1

Điểm trường Pú Múa nơi cô Ren công tác.

Ngã xe nhiều thành quen

Cô giáo Nguyễn Thị Ren sinh ra và lớn lên ở quê lúa Thái Bình. Năm 2003, sau khi rời ghế nhà trường, cô tình nguyện lên Tây Bắc dạy học. Ngôi trường đầu tiên nơi cô công tác là Trường Tiểu học Hừa Ngài, xã Hừa Ngài, huyện Mường Chà. Chỉ cần nhắc đến tên ngôi trường này thôi thì ai biết. Người Điện Biên cũng phải lắc đầu, lè lưỡi bởi ở đó có đầy rẫy những khó khăn.

Thời điểm những năm 2.000, xã Hừa Ngài gần như cô lập. Không điện, không đường, có trường nhưng chưa được “tươm tất” như bây giờ. Những giáo viên cắm bản như cô Ren cứ năm này qua năm khác trôi đi theo từng trang giáo án. Thời điểm cô Ren vất vả nhất, có lẽ là lúc sinh nở đứa con trai đầu lòng.

“Lúc đấy có muốn về cũng không được, vì thời gian nghỉ theo chế độ có hạn. Lúc con nhỏ, chẳng có tiề.n mà thuê người trông con. Và nếu có tiề.n thì chúng tôi cũng chẳng biết thuê ai. Chồng tôi phải xin công ty cho nghỉ tự túc mất 2 năm để lên trường trông con cho tôi dạy học”, cô Ren chia sẻ.

Sau gần 10 năm gắn bó với núi rừng, với mảnh đất Hừa Ngài khô cằn và heo hút, năm 2010 cô Ren được luân chuyển ra vùng “thuận lợi” hơn. Mang tiếng là thuận lợi vì nói để so sánh với những vùng đặc biệt khó khăn. Chứ ngôi Trường Tiểu học số 1 Mường Mươn, xã Mường Mươn, huyện Mường Chà nơi cô đang công tác vẫn còn đầy rẫy những khó khăn.

Trường có vị trí thuận lợi, nằm cạnh đường Quốc lộ 12 đoạn qua địa phận huyện Mường Chà, song vẫn còn cách trung tâm thành phố Điện Biên Phủ chừng 45km. Các điểm bản của ngôi trường này vẫn cách xa trường chính chừng 5 – 10km đường rừng. Điểm bản Pú Múa, nơi cô Ren đang “cắm” cách trường chính 5km. Mới cách đây ít hôm, cô Ren có phen hú hồn khi dòng nước suối dẫn đến bản bất ngờ dâng cao.

“Hôm nọ tôi còn bỏ cả dép để cố phi xe qua suối. Bình thường nó như dòng suối cạn, nhưng hôm đó trời mưa, nước lũ kéo về, nước dâng cao. Khi đi xe máy đến giữa dòng nước, bánh xe va phải hòn đá to, mất thăng bằng, sợ đổ xe và ngập nước nên tôi cố vượt qua. Chứ nếu dừng xe ở giữa dòng nước như thế thì tôi cũng không biết điều gì sẽ xảy ra nữa”, cô Ren chia sẻ.

Hỏi số lần ngã xe, đổ xe, trơn trượt… khi cô là thân gái giữa rừng sâu như thế, có sợ không (?) thì cô Ren nhoẻn miệng cười: “Chuyện ngã xe là bình thường. Chúng tôi đi nhiều rồi, cũng thành quen. Còn sợ thì ai chẳng biết sợ, song biết làm thế nào bây giờ!”.

“Sau thời gian gắn bó với cô Ren, tôi thấy cô có nhiều nỗ lực trong công việc. Cô là người tâm huyết, bám bản, bám trường để dạy chữ cho con em đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy xa nhà, song cô ấy luôn được gia đình ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi để cô hoàn thành tốt nhiệm vụ của bản thân”, bà Nguyễn Thị Liễu, Hiệu trưởng Trường Tiểu học số 1 Mường Mươn chia sẻ.

Video đang HOT

Cô Ren cắm bản Pú Múa - Hình 2

Cô giáo Nguyễn Thị Ren trong một buổi lên lớp.

Vì “đàn con” chung mà ba bố con “vò võ”

Hai cậu con trai kháu khỉnh nhà cô Ren năm nay đã lớn. Cô Ren chưa một ngày nào quên những lúc trái nắng trở trời, con ốm, chồng đau. Bản thân cắm bản xa không có thời gian chăm sóc chồng, con. Cả hai cậu con trai chỉ được gần mẹ trọn vẹn trong khoảng 2 năm đầu, rồi phải đưa về thành phố sinh sống với bố. Ba bố con cứ thế vò võ suốt gần 20 năm trời nay cả khi khỏe mạnh cũng như lúc ốm đau, mệt mỏi.

Chồng của cô Ren là anh Nguyễn Quang Sức, cũng là đồng hương dắt díu nhau từ quê lúa Thái Bình lên Điện Biên lập nghiệp. 17 năm xa vợ, ba bố con rau cháo có nhau song chưa một lần anh Sức ca thán hay phàn nàn. Trái lại, anh luôn động viên, chia sẻ để chị Ren được yên tâm công tác.

Thậm chí nhiều lúc “trái nắng trở trời” con trai cả là Nguyễn Quang Vinh hay người con trai thứ hai – Nguyễn Quang Trung đau đầu, sổ mũi, ốm sốt… thì anh Sức cũng “ỉm” đi. Ba bố con lại tự đùm bọc lấy nhau để mẹ Ren không khỏi bận tâm, tập trung gắn bó với bản, với trường.

“Nhiều lần rồi chứ. Gần 20 năm nay, hết cháu này đến cháu khác, ốm sốt với các cháu là thường xuyên. Biết làm sao được bây giờ. Lúc ấy tôi lại cho các cháu đi khám bệnh, uống thuố.c, chăm sóc các cháu rồi dần dần lại khỏe lại mà. Chứ vợ tôi ở xa thế, cách nhà 50 cây số, nếu có biết tin đi về cũng khổ”, anh Nguyễn Quang Sức chia sẻ.

Cũng có những lần biết tin con ốm, cô Ren hộc tốc lên xe trở về thành phố. Cuối giờ chiều rời bản, khi đến nhà cũng là lúc chập tối. Có khi chỉ kịp nhìn mặt chồng, con, chưa kịp chợp mắt là mấy tiếng đồng hồ trôi qua, cô Ren lại phải lên trường.

“Biết bố con ở nhà vất vả, nên trước khi lên trường, cô ấy dậy từ 4 giờ sáng, lau nhà, dọn dẹp cho 3 bố con, chẳng kịp ăn sáng là đã phi xe lên trường cho kịp dạy học buổi sáng”, anh Sức tâm sự.

Suốt ngần ấy năm xa vợ, anh Sức vừa duy trì hoạt động kinh doanh gas, bếp gas, vừa chăm sóc 2 đứa con, vừa dạy dỗ, đưa đón mỗi ngày. Tất cả đều một tay anh lo toan trọn vẹn. Hai con đã lớn, cháu Quang Vinh học lớp 11, Quang Chung lớp 3, cả hai đều chăm ngoan, học giỏi.

Giờ đường sá đi lại cũng đỡ vất vả hơn trước nên mỗi tuần chị Ren có dịp về thăm nhà vào hai ngày cuối tuần. Khó khăn là thế, nhưng chị vẫn chưa một lần nghĩ đến chuyện sẽ chuyển trường hay bỏ nghề vì sau lưng chị còn lớp lớp con em đồng bào dân tộc thiểu số ở Mường Chà vẫn luôn ngóng đợi!

Thầy giáo đi 'bắt' học sinh mỗi ngày

Mỗi ngày, thầy Đoàn Văn Hồng, 23 tuổ.i, đi 30-40 km vào những bản sâu của xã Hừa Ngài (Mường Chà, Điện Biên) để "bắt" học sinh, đưa các em đến trường.

Chở theo hai học sinh chân đất, mặt mũi lấm lem, thầy Đoàn Văn Hồng, quê Ninh Bình, giáo viên trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Hừa Ngài, dựng xe trước cửa khu ký túc xá của giáo viên khi đồng hồ đã chỉ gần 9h tối.

Nếu không được giới thiệu, ít người có thể đoán thanh niên nhỏ nhắn đang đưa hai học sinh lớp 4 đi rửa chân tay, mặt mũi kia lại là thầy giáo chủ nhiệm của các em. "Ở đây không có tục bắt vợ mà chỉ có bắt học sinh", thầy Hồng đùa.

Thầy giáo đi bắt học sinh mỗi ngày - Hình 1

Thầy giáo Đoàn Văn Hồng. Ảnh: Thúy Quỳnh

Sinh ra và lớn lên tại Ninh Bình, năm 2014 Hồng nộp nguyện vọng thi vào Đại học Sư phạm Hà Nội và Đại học Sư phạm Thái Nguyên nhưng không đỗ. Quyết tâm theo đuổi sự nghiệp "gõ đầu trẻ", Hồng nộp hồ sơ vào Cao đẳng Sư phạm Cà Mau vì còn đợt tuyển và có người thân trong đó.

Xa gia đình đến gần 2.000 km, Hồng nhớ mãi kỷ niệm khi làm mất điện thoại trị giá hơn 3 triệu đồng. "Lúc đó, mình không dám nói với bố mẹ vì dành dụm mãi mới mua được, đành đi làm thêm kiế.m tiề.n mua lại", Hồng kể.

Ngoài thời gian đi học, Hồng xin làm tại các quán nhậu từ 5h chiều đến 1h sáng hôm sau, lương được hơn một triệu một tháng. Sau khi trừ các khoản chi phí, Hồng dành dụm được mỗi tháng vài trăm nghìn, sau 5 tháng mới đủ tiề.n mua chiếc điện thoại cũ giá hơn 2 triệu đồng để gọi điện về gia đình.

Tốt nghiệp, Hồng nộp đơn thi viên chức ở Cà Mau nhưng không đạt nên trở về Ninh Bình. Bố mẹ khuyên xin làm công nhân khu công nghiệp gần nhà, nhưng Hồng không đồng ý, muốn được đứng lớp dạy chữ cho học sinh. Nghe nói "vùng cao thiếu giáo viên, dễ xin việc", Hồng quyết định chọn Điện Biên.

Gia đình Hồng khi đó rất căng thẳng. Dưới Hồng chỉ có em gái đang học lớp 12, bố mẹ không cho Hồng đi vì "xa xôi, lỡ ốm đau không biết gọi ai". "Con lên giúp đỡ người ta, xem TV thấy nhiều người khổ quá. Bố mẹ giờ vẫn còn khỏe, con lên vài năm khi bố mẹ có tuổ.i thì về", chàng trai động viên người thân.

Đầu năm 2018, Hồng gói ghém mấy bộ quần áo, chuẩn bị cho hành trình lên mảnh đất cực Tây Tổ quốc, bỏ lại đằng sau những câu nói Mày lo thân mày đi, ốc không mang nổi mình ốc thì giúp được ai của người quen.

Thầy giáo đi bắt học sinh mỗi ngày - Hình 2

Thầy Đoàn Văn Hồng trong một giờ lên lớp. Ảnh: Thúy Quỳnh

Nằm sâu trong bản Há Là Chủ, xã Hừa Ngài và lọt thỏm giữa những dãy núi cao hơn mặt nước biển 700 m, trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Hừa Ngài đón Hồng vào một buổi sớm tháng 4. Không giống với tưởng tượng sáng dạy học, tối soạn giáo án, nhiệm vụ đầu tiên của Hồng là đi tìm học sinh.

6h sáng, một tiếng rưỡi trước giờ vào lớp, thầy giáo Hồng đi bộ đến những bản gần, cách trường 3 km để gọi học sinh. "Phải đi sớm để kịp giờ học và tránh việc các em đi chăn trâu, chăn bò trên nương", thầy Hồng giải thích.

Không "bắt" được học sinh buổi sáng, tan học lúc 5h chiều thầy giáo lại chạy xe máy chừng 15-20 km đường đồi núi tìm đến nhà các em. Nhiều học sinh thấy xe máy là trốn biệt nên thầy giáo phải dựng xe ở đầu bản rồi đi bộ vào từng nhà dù mỗi nhà cách nhau cả quả đồi. Tìm được học sinh nào, thầy giáo xin phép bố mẹ các em đưa lên xe, vượt 15-20 km đường đất về trường lúc 9h tối.

Sau những ngày đầu tiên đi tìm học sinh, thầy giáo trẻ đã muốn bỏ về xuôi vì mệt mỏi, nhất là phụ huynh, học sinh không hợp tác, thậm chí xua đuổi và mắng chử.i. Những ngày mưa, con đường đất chỉ rộng 30 cm trơn tuột, nước từ trên đồi chảy xuống như thác, sẵn sàng quật ngã thầy giáo miền xuôi.

Năn nỉ phụ huynh cho con đi học, nhưng thầy Hồng thường xuyên nhận được những cái lắc đầu, xua tay cùng câu nói "chi-pâu, chi-pâu" (về đi, về đi). "Họ đuổi như đuổi tà, có người còn chử.i. Có lần mình tủi thân phát khóc nhưng mình không dám để họ biết, kiên quyết đưa học sinh trở lại trường", thầy Hồng kể.

Không biết tiếng H'Mong, câu mà thầy Hồng thuộc và thích nhất là "Can tù mùng cẩn tớ" (ngày mai đi học nhé) vì "nó giúp tương lai của các em tươi sáng hơn". Những ngày thầy Hồng hạnh phúc nhất là lớp học không vắng ai.

Thầy giáo đi bắt học sinh mỗi ngày - Hình 3

Thầy Hồng đi bộ, tìm học sinh đưa về trường. Ảnh: Thúy Quỳnh

Ngoài giờ lên lớp, thầy giáo qua khu vực học sinh ăn, ngủ để giúp các em ôn bài, nhắc nhở sinh hoạt điều độ. Thời gian đầu, thầy còn ngại khi phải tắm cho trò, nhưng khi đã quen việc, thấy trò lấm lem thầy giáo lại xắn tay vào làm.

Thầy giáo trẻ từng xó.t x.a khi học trò chia nhau ngấu nghiến ăn gói mì tôm chẳng có gì. Thầy cũng từng ức chế và bực bội khi giảng mãi các em không hiểu, nói nhiều lần không nghe, thích gì là làm theo cách sống hoang dã.

Nhưng với thầy, học trò luôn ngây thơ và tình nghĩa. Có quả mận, quả đào các em đều mang tặng thầy. "Càng ở, càng thương tụi nhỏ. Chính tình cảm của học trò khiến mình muốn gắn bó với các em thật lâu", thầy Hồng nói.

Hiện tại, thầy Hồng đã được vào viên chức và chủ nhiệm lớp 4A2 có 29 học sinh. Vì chưa lập gia đình, thầy ở trong ký túc xá dành cho giáo viên nằm trong khuôn viên trường, mỗi năm về thăm nhà ở Ninh Bình 1-2 lần.

Nhiều lúc thấy bạn bè đăng ảnh du lịch, được ở gần bố mẹ, thầy giáo không khỏi tủi thân vì cuộc sống của mình chỉ quanh quẩn với bản trường, núi đồi trải dài và hành trình vận động phụ huynh cho con đi học. "Những lúc như vậy phải tự an ủi mình rằng công sức bỏ ra là xứng đáng vì mang chữ cho tr.ẻ e.m", thầy giáo nói.

Thầy Nguyễn Thế Điệp, Hiệu trưởng trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Hừa Ngài, bày tỏ sự trân trọng với công sức và sự hy sinh của thầy giáo miền xuôi. "Là người trẻ nhất trường, thầy Hồng rất cầu tiến, yêu nghề, có trách nhiệm với học sinh. Tôi tin tưởng thầy Hồng sẽ tiếp tục gắn bó với trường Tiểu học Hừa Ngài thêm nhiều năm nữa", thầy Điệp nói.

Thanh Hằng

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Tình trạng đáng lo của sao nữ đình đám có chồng dính b.ê bố.i cưỡng dâm ở nước ngoài
18:51:52 23/10/2024
Bộ Văn hóa lên tiếng về phán quyết của tòa án vụ Hồng Đăng, Hồ Hoài Anh
20:26:03 23/10/2024
Bão Trà Mi sẽ vào biển Đông thành cơn bão số 6, hướng vào miền Trung
19:03:50 23/10/2024
Tranh cãi vụ cô dâu lập hẳn file excel, ghi chi tiết lỗi của hơn 2.000 ảnh gửi studio chụp hình cưới
19:38:13 23/10/2024
Chị dâu than cuộc sống khó khăn nhưng tháng nào bố chồng cũng gọi điện xin tiề.n, ngày về quê, tôi mới biết sự thật
01:03:43 24/10/2024
Nữ ca sĩ Quảng Ninh lấy chồng doanh nhân, giờ ở nhà 100 tỷ, có 10 giúp việc và bảo vệ: Soi cách dạy con mới nể
20:30:28 23/10/2024
Cặp đôi l.y hô.n chưa đến 1 giờ, mẹ chồng bắt đi đăng ký kết hôn lại: Biết lý do chia tay, netizen tức giận
19:47:46 23/10/2024
2 nhóc tì nhà Phương Oanh gây cười với loạt khoảnh khắc "háu ăn" nhìn đồ ăn không chớp mắt
23:20:58 23/10/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Ở điểm bản Pú Múa, xã Mường Mươn, huyện Mường Chà có cô Nguyễn Thị Ren vẫn vượt 50km đường rừng để về thành phố thăm chồng con mỗi cuối tuần.

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Ở điểm bản Pú Múa, xã Mường Mươn, huyện Mường Chà có cô Nguyễn Thị Ren vẫn vượt 50km đường rừng để về thành phố thăm chồng con mỗi cuối tuần.

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Ở điểm bản Pú Múa, xã Mường Mươn, huyện Mường Chà có cô Nguyễn Thị Ren vẫn vượt 50km đường rừng để về thành phố thăm chồng con mỗi cuối tuần.

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Ở điểm bản Pú Múa, xã Mường Mươn, huyện Mường Chà có cô Nguyễn Thị Ren vẫn vượt 50km đường rừng để về thành phố thăm chồng con mỗi cuối tuần.

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Ở điểm bản Pú Múa, xã Mường Mươn, huyện Mường Chà có cô Nguyễn Thị Ren vẫn vượt 50km đường rừng để về thành phố thăm chồng con mỗi cuối tuần.

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Ở điểm bản Pú Múa, xã Mường Mươn, huyện Mường Chà có cô Nguyễn Thị Ren vẫn vượt 50km đường rừng để về thành phố thăm chồng con mỗi cuối tuần.

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Ở điểm bản Pú Múa, xã Mường Mươn, huyện Mường Chà có cô Nguyễn Thị Ren vẫn vượt 50km đường rừng để về thành phố thăm chồng con mỗi cuối tuần.

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
Ở điểm bản Pú Múa, xã Mường Mươn, huyện Mường Chà có cô Nguyễn Thị Ren vẫn vượt 50km đường rừng để về thành phố thăm chồng con mỗi cuối tuần.

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ở điểm bản Pú Múa, xã Mường Mươn, huyện Mường Chà có cô Nguyễn Thị Ren vẫn vượt 50km đường rừng để về thành phố thăm chồng con mỗi cuối tuần.

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Ở điểm bản Pú Múa, xã Mường Mươn, huyện Mường Chà có cô Nguyễn Thị Ren vẫn vượt 50km đường rừng để về thành phố thăm chồng con mỗi cuối tuần.

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Ở điểm bản Pú Múa, xã Mường Mươn, huyện Mường Chà có cô Nguyễn Thị Ren vẫn vượt 50km đường rừng để về thành phố thăm chồng con mỗi cuối tuần.

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Ở điểm bản Pú Múa, xã Mường Mươn, huyện Mường Chà có cô Nguyễn Thị Ren vẫn vượt 50km đường rừng để về thành phố thăm chồng con mỗi cuối tuần.

Có thể bạn quan tâm

Chị giúp việc thông báo mang thai, danh tính cha đứ.a b.é khiến cả nhà tôi chao đảo

Góc tâm tình

01:33:45 24/10/2024
Ở điểm bản Pú Múa, xã Mường Mươn, huyện Mường Chà có cô Nguyễn Thị Ren vẫn vượt 50km đường rừng để về thành phố thăm chồng con mỗi cuối tuần.

Cát-sê sao Việt lên đến 2 tỷ đồng/show

Nhạc việt

23:26:03 23/10/2024
Ở điểm bản Pú Múa, xã Mường Mươn, huyện Mường Chà có cô Nguyễn Thị Ren vẫn vượt 50km đường rừng để về thành phố thăm chồng con mỗi cuối tuần.

NSND Thu Hà vào TPHCM hội ngộ Lý Hùng, MC Mai Ngọc độc thân vẫn 'sống tươm tất'

Sao việt

23:18:55 23/10/2024
Ở điểm bản Pú Múa, xã Mường Mươn, huyện Mường Chà có cô Nguyễn Thị Ren vẫn vượt 50km đường rừng để về thành phố thăm chồng con mỗi cuối tuần.

Vụ 3 diễn viên, MC bị bắt: Tịch thu nhiều vàng, thiệt hại tăng lên 1500 tỷ đồng

Sao châu á

23:15:09 23/10/2024
Ở điểm bản Pú Múa, xã Mường Mươn, huyện Mường Chà có cô Nguyễn Thị Ren vẫn vượt 50km đường rừng để về thành phố thăm chồng con mỗi cuối tuần.

Phim ngôn tình Việt gây sốt MXH: Nam chính, nhạc phim và bối cảnh xứng đáng điểm 10

Hậu trường phim

23:00:02 23/10/2024
Ở điểm bản Pú Múa, xã Mường Mươn, huyện Mường Chà có cô Nguyễn Thị Ren vẫn vượt 50km đường rừng để về thành phố thăm chồng con mỗi cuối tuần.

Phim chưa chiếu đã đứng top 1 doanh thu Việt Nam, nam chính tấu hài cực duyên khiến khán giả cười mệt

Phim âu mỹ

22:52:14 23/10/2024
Ở điểm bản Pú Múa, xã Mường Mươn, huyện Mường Chà có cô Nguyễn Thị Ren vẫn vượt 50km đường rừng để về thành phố thăm chồng con mỗi cuối tuần.

Thành viên solo hay nhất BLACKPINK khoe làn da không tì vết ăn mừng kỷ lục lịch sử Kpop

Nhạc quốc tế

22:36:20 23/10/2024
Ở điểm bản Pú Múa, xã Mường Mươn, huyện Mường Chà có cô Nguyễn Thị Ren vẫn vượt 50km đường rừng để về thành phố thăm chồng con mỗi cuối tuần.

Bão Trà Mi mạnh lên cấp 10, Bộ Quốc phòng ra công điện ứng phó

Tin nổi bật

22:29:35 23/10/2024
Ở điểm bản Pú Múa, xã Mường Mươn, huyện Mường Chà có cô Nguyễn Thị Ren vẫn vượt 50km đường rừng để về thành phố thăm chồng con mỗi cuối tuần.

Các con của P.Diddy phản ứng ra sao trước cáo buộc cha mư.u sá.t mẹ?

Sao âu mỹ

22:18:33 23/10/2024
Ở điểm bản Pú Múa, xã Mường Mươn, huyện Mường Chà có cô Nguyễn Thị Ren vẫn vượt 50km đường rừng để về thành phố thăm chồng con mỗi cuối tuần.

Hôm nay nấu gì: Bữa tối 5 món vừa ngon lại dễ nấu

Ẩm thực

22:01:14 23/10/2024
Ở điểm bản Pú Múa, xã Mường Mươn, huyện Mường Chà có cô Nguyễn Thị Ren vẫn vượt 50km đường rừng để về thành phố thăm chồng con mỗi cuối tuần.

Phim 'Độc đạo' tập 24: Vì sao Diễm bị xử?

Phim việt

21:30:37 23/10/2024
Ở điểm bản Pú Múa, xã Mường Mươn, huyện Mường Chà có cô Nguyễn Thị Ren vẫn vượt 50km đường rừng để về thành phố thăm chồng con mỗi cuối tuần.