Cơ quan nào có quyền điều tra bức thư nylon trong vụ án Phương Nga?
Theo luật sư Nguyễn Văn Quynh, CSĐT Công an TP.HCM (PC44) phải chuyển hồ sơ cho Cục Điều tra VKSND Tối cao để làm rõ vấn đề thông cung trong vụ án.
Chiều 29.6, TAND TP.HCM đã trả hồ sơ cho VKSND cùng cấp điều tra bổ sung 9 vấn đề nhằm làm rõ sự thật khách quan trong vụ án Trương Hồ Phương Nga bị tố lừa đảo, trong đó có nội dung làm rõ về bức thư nylon được cho là có dấu hiệu thông cung của bị can Nguyễn Đức Thùy Dung và bạn trai Lữ Minh Nghĩa.
Tuy nhiên, theo luật sư Nguyễn Văn Quynh (bào chữa cho bị can Phương Nga và Thùy Dung), dấu hiệu thông cung mà các bị can và nhân chứng khai trước phiên tòa sơ thẩm lần 2 thuộc nhóm tội mà thẩm quyền điều tra và xử lý là của Cục Điều tra VKSND Tối cao, không phải của Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM.
Chuyển hồ sơ sang Cục Điều tra của VKSND Tối cao
Đó là nhận định của TS Vũ Gia Lâm, Trưởng Bộ môn Luật Tố tụng Hình sự, Đại học Luật Hà Nội.
TS Lâm cho biết theo Điều 110, Bộ luật Tố tụng Hình sự (BLTTHS) 2003, Cục Điều tra của VKSND Tối cao có thẩm quyền điều tra một số loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp.
Tại phiên tòa sơ thẩm lần 2, Nguyễn Đức Thùy Dung và bạn trai Lữ Minh Nghĩa khai nhận việc trao đổi thư nylon thông qua sự giúp sức của một cán bộ trại giam. Ảnh: Thanh Tùng
Theo ông Vũ Gia Lâm, tuy quy định trên không nêu rõ “một số loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp” cụ thể là những tội gì và “các cơ quan tư pháp” là những cơ quan nào, nhưng dấu hiệu thông cung trong vụ án Phương Nga vẫn thuộc thẩm quyền điều tra của Cục Điều tra VKSND Tối cao.
“Trong trường hợp này, dấu hiệu thông cung được cho là có liên quan trực tiếp đến điều tra viên và cán bộ trại giam, do vậy thẩm quyền điều tra và xử lý sẽ thuộc Cục Điều tra của VKSND Tối cao, không phải Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM”, TS Vũ Gia Lâm phân tích.
Video đang HOT
Đồng tình với ý kiến trên, luật sư Nguyễn Văn Quynh dẫn Điều 300, Bộ luật Hình sự 1999 quy định về tội làm sai lệch hồ sơ vụ án. Theo đó, các nhân viên tư pháp như điều tra viên, kiểm sát viên,… nếu có hành vi thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, huỷ, làm hư hỏng các tài liệu, vật chứng của vụ án hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm làm sai lệch nội dung hồ sơ vụ án, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Luật sư Nguyễn Văn Quynh khẳng định sẽ bảo vệ quyền lợi cho các thân chủ của mình đến cùng. Ảnh: Thanh Tùng
Chia sẻ trên trang Facebook cá nhân, luật sư Nguyễn Văn Dũ cho rằng dấu hiệu thông cung của Thuỳ Dung với bạn trai Lữ Minh Nghĩa không có tính quyết định đến việc có tội hay không có tội của hai bị can. Nên việc trưng cầu giám định chữ viết trên bức thư nylon cũng không có ý nghĩa quan trọng đối với hướng giải quyết vụ án.
“Toàn bộ chứng cứ có trong hồ sơ vụ án hiện nay đã đủ kết luận bản chất vụ án.Vụ án càng kéo dài, thiệt hại càng lớn”, ông Dũ nói.
TAND TP.HCM có trả hồ sơ sai quy định?
Theo TS Vũ Gia Lâm, vụ án Hoa hậu Trương Hồ Phương Nga và Nguyễn Đức Thùy Dung bị truy tố với tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản do Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM tiến hành điều tra. Do vậy khi trả hồ sơ vụ án, TAND TP.HCM đã yêu cầu cơ quan này điều tra làm rõ 9 nội dung còn vướng mắc.
“Việc trả lại hồ sơ vụ án của TAND TP.HCM hoàn toàn không có vấn đề gì cả. Bởi vì việc có thực sự xảy ra vấn đề thông cung hay không còn chưa được làm rõ, tất cả mới chỉ là dấu hiệu”, TS Lâm cho biết.
Theo ông Vũ Gia Lâm, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM bước đầu có thể xác định dấu hiệu thông cung có căn cứ rõ ràng hay không, sau đó chuyển hồ sơ sang Cục Điều tra VKSND Tối cao tiến hành khởi tố điều tra sau.
Cụ thể hơn, trong quá trình điều tra nếu có phát sinh tội phạm mới, mà tội này không thuộc thẩm quyền điều tra của PC44 thì cơ quan này phải chuyển hồ sơ tội phạm đó cho cơ quan có thẩm quyền. Còn toàn bộ vụ án vẫn thuộc thẩm quyền điều tra của PC44.
Thông cung có thể được hiểu là thông đồng cung khai, cùng nhau thống nhất một lời cung cho một nội dung sự việc. Đây thuộc nhóm tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, gây ảnh hưởng đến hoạt động tư pháp quy định trong Điều 300, Bộ luật Hình sự hiện hành. Việc bị can Nguyễn Đức Thùy Dung và bạn trai Lữ Minh Nghĩa trao đổi thư nylon thông qua sự giúp sức của cán bộ trại giam được cho là có dấu hiệu thông cung. Do vậy, trong phiên sơ thẩm lần 2, TAND TP.HCM đã trả hồ sơ vụ án để làm rõ 9 nội dung, trong đó có vấn đề này.
Thư nylon được chuyển vào qua lỗ thông gió trong trại giam Trong phần trả lời thẩm vấn của HĐXX, bị cáo Nguyễn Đức Thùy Dung đã kể tường tận về quá trình giao nhận thư nylon qua lỗ thông gió dưới sự giúp sức của cán bộ quản giáo Nghĩa.
Theo Chi Mai (Zing)
Hoa hậu Phương Nga mang thân phận bị can đến khi nào?
Vụ án tạm đình chỉ điều tra, song Phương Nga và Thuỳ Dung vẫn mang thân phận bị can, bị cấm đi khỏi nơi cư trú và bị hạn chế nhiều quyền lợi.
Nói về quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan đến Trương Hồ Phương Nga (Hoa hậu người Việt tại Nga năm 2007) và Nguyễn Đức Thùy Dung, tiến sĩ - luật sư Nguyễn Hữu Thế Trạch cho biết đây là một trong những bước tố tụng được quy định tại Điều 160 Bộ luật Tố tụng hình sự.
Trong vụ án này, Công an TP.HCM đã trưng cầu giám định vật chứng (mới xuất hiện tại toà) - một trong những yêu cầu điều tra bổ sung của TAND TP.HCM. Do chưa có kết quả giám định mà hết thời hạn điều tra, thì cơ quan này phải tạm đình chỉ điều tra. Tuy nhiên, việc giám định vẫn tiếp tục được tiến hành cho đến khi có kết quả.
"Dù được tại ngoại, vụ án đang tạm đình chỉ điều tra, song 2 cô gái vẫn mang thân phận bị can. Hiện, luật chưa quy định rõ thời hạn tạm đình chỉ là bao lâu, cho đến khi cơ quan giám định trả lời hay kết luận, nên sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quyền lợi của bị can", ông Trạch phân tích.
Theo luật sư Trạch, để có thể tuyên một bản án khách quan và toàn diện, không làm oan người vô tội và không bỏ lọt tội phạm, TAND TP.HCM đã trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung trong vòng một tháng. Nhất là trong quá trình xét xử sơ thẩm lần hai (hồi cuối tháng 6) đối với Phương Nga, đã xuất hiện quá nhiều tình tiết không thể làm rõ tại tòa.
"Với khối lượng công việc khá lớn, cần làm rõ 9 vấn đề quan trọng và phức tạp mà HĐXX đề ra, tôi cho rằng cơ quan điều tra khó có thể thực hiện trong thời hạn 30 ngày. Một số trưng cầu giám định đòi hỏi phải có thời gian, phụ thuộc vào cơ quan trả lời, phụ thuộc vào yếu tố kỹ thuật cao", luật sư Trạch nói.
Phương Nga tại toà hồi cuối tháng 6. Ảnh: Quỳnh Trần
Đồng quan điểm, luật sư Vương Văn Nghĩa (Đoàn luật sư TP.HCM) cho biết thêm, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 sắp có hiệu lực (1.1.2018) quy định về thời hạn điều tra bổ sung, cho các cơ quan thi hành tố tụng rất chặt chẽ. Việc này để tránh tình trạng giam giữ bị can, bị cáo quá hạn luật định hoặc bị oan sai.
Ngoài ra, qua quá trình điều tra bổ sung, nếu phát hiện hành vi phạm tội mới có thể dẫn đến việc khởi tố thêm một số tội phạm khác.
Hết thời hạn tạm đình chỉ điều tra hoặc khi có lý do để hủy bỏ quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ điều tra thì cơ quan điều tra ra quyết định phục hồi điều tra, nếu chưa hết thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trong vụ án này, cơ quan điều tra ra quyết định tạm đình chỉ điều tra để chờ kết quả trưng cầu giám định. Trong trường hợp cơ quan giám định trả lời kết quả giám định là "không giám định được" thì cơ quan điều tra phải ra quyết định đình chỉ điều tra theo quy định.
Quyết định đình chỉ điều tra sẽ được gửi cho VKS cùng cấp. Khi đó, tòa không đưa vụ án ra xét xử nữa và cơ quan điều tra có trách nhiệm phục hồi lại các quyền của công dân đối với các bị can.
Từng hàng chục năm là thẩm phán Tòa Hình sự TAND TP.HCM, ông Nghĩa cho biết đã trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung rất nhiều vụ án. Trong đó có kỳ án "dấu vân tay oan nghiệt" - ông Trương Bá Nhàn bị truy tố tội Giết người và Cướp tài sản năm 2001. VKS và cơ quan điều tra không chứng minh được hành vi phạm tội của ông Nhàn ngoài dấu vân tay, trong khi chứng cứ ngoại phạm của ông Nhàn có rất nhiều.
Vụ án sau đó cũng được "tạm đình chỉ điều tra" nhưng ông Nhàn đã bị giam giữ gần 4 năm (tháng 1.2003 đến tháng 9.2005), tiếp tục phải mang thân phận bị can thêm gần một năm nữa. Đến ngày 8.6.2006, cho rằng "đã hết thời hạn điều tra, chưa đủ chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội của bị can", Công an TP.HCM mới đình chỉ điều tra bị can với ông Nhàn.
Liên quan đến vụ án Phương Nga, luật sư Nguyễn Văn Quynh (bảo vệ quyền lợi cho Phương Nga và Thùy Dung) cho rằng, luật quy định việc tạm đình chỉ điều tra sẽ được tiếp tục cho đến khi có kết quả giám định, không quy định thời hạn được phép tạm đình chỉ điều tra.
Việc này ảnh hưởng nặng nề đến quyền lợi cho các thân chủ vì họ sẽ tiếp tục bị áp dụng biện pháp ngăn chặn "cấm đi khỏi nơi cư trú" không biết bao lâu nữa. "Tôi và các luật sư sẽ nghiên cứu việc khiếu nại quyết định này của cơ quan Công an TP.HCM", luật sư Quynh nói.
Theo Quốc Thắng (VNE)
Hoa hậu Phương Nga chưa nhận được thông tin tạm đình chỉ điều tra Cơ quan CSĐT, Công an TP.HCM cho biết đã ra quyết định tạm đình chỉ điều tra đối với Trương Hồ Phương Nga (Hoa hậu Phương Nga) và đồng phạm về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên phía luật sư của Phương Nga cho biết cô và gia đình chưa nhận được thông báo nào từ cơ quan điều...