Cơ quan chức năng và TikTok đang xem xét xử lý TikToker Nờ Ô Nô
Đại diện Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, cùng phía Tiktok cho biết, hiện đã ghi nhận phản ánh về trường hợp của TikToker Nờ Ô Nô và đang tiến hành xử lý vụ việc.
Như VietNamNet đã đưa tin, TikToker Nờ Ô Nô đang là tâm điểm chú ý của mạng xã hội. Nguyên nhân bởi Nờ Ô Nô đã đăng tải những đoạn clip bẩn, với nội dung được nhiều người cho là có hành vi miệt thị, xúc phạm người nghèo.
Trao đổi với VietNamNet, đại diện Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cho biết, những phản ánh về TikToker Nờ Ô Nô hiện đơn vị này đã ghi nhận và đang tiến hành xử lý vụ việc theo quy định của pháp luật.
Trong khi đó, PV VietNamNet cũng đã liên lạc với TikTok, đại diện mạng xã hội này cho biết, đã nắm được thông tin và đang xem xét các report (báo cáo) của cộng đồng về vụ việc của Nờ Ô Nô.
“TikTok sẽ xử lý vụ việc dựa trên quy trình và sẽ sớm có thông báo cụ thể về vụ việc này”, đại diện TikTok chia sẻ.
TikToker Nờ Ô Nô (SN 1996) có tên thật là Phạm Đức Tuấn và còn có một biệt danh khác là Tuấn Brice. Nờ Ô Nô có quê quán tại Phú Quốc (Kiên Giang) và hiện đang sinh sống tại TP.HCM.
TikToker Nờ Ô Nô – nhà sản xuất nội dung đang bị dân mạng ném đá.
Theo tìm hiểu, Phạm Đức Tuấn từng theo học ngành sân khấu. Công việc chính của Tuấn là nhà sáng tạo nội dung với sản phẩm là các đoạn video được đăng tải trên các nền tảng mạng xã hội.
Hiện TikToker này sở hữu lượng follower khủng với hơn 600.000 người theo dõi trên Tiktok. Các clip của Nờ Ô Nô thường có nội dung đánh giá các cửa hàng, quán ăn trên địa bàn TP.HCM.
TikToker này thường gắn với biệt danh “ Thánh review” vì thành tích “ăn đâu chê đó”. Trong các clip được đăng tải trên mạng, Nờ Ô Nô thường có cách nói chuyện cộc lốc, thô lỗ với nhiều lời lẽ, hành động sỗ sàng.
Phản ứng lại trước các clip chê nhiều hơn khen của TikToker này, nhiều cửa hàng thậm chí còn dán hình ảnh Nờ Ô Nô ngoài cửa cùng dòng chữ “Ở đây xin phép không đón tiếp”.
Trên mạng xã hội, xuất hiện nhiều bài đăng có nội dung tẩy chay Nờ Ô Nô vì các nội dung miệt thị, câu view. Ảnh: Trọng Đạt
Dù nhiều lần nhận về những ý kiến trái chiều, Nờ Ô Nô vẫn thản nhiên khi liên tục đăng tải các đoạn clip được dân mạng đánh giá là phản cảm, xúc phạm người khác.
Đỉnh điểm của hành động này là series”Người nghèo ăn gì Nờ Ô Nô cho ăn đó”, do chính TikToker này thực hiện. Trong clip mới nhất, TikToker đã có nhiều lời lẽ được cộng đồng mạng cho là miệt thị đối với một bà lão có hoàn cảnh khó khăn.
Chính vì thế, một làn sóng tẩy chay Nờ Ô Nô đã xuất hiện và đang được dân mạng lan tỏa trên khắp các nền tảng mạng xã hội, từ Facebook tới TikTok. Trước động thái đó, Nờ Ô Nô không những không hối lỗi mà còn lên tiếng cảm ơn cộng đồng mạng vì lượng người theo dõi đang tăng với tốc độ nhanh chóng mặt.
Những lời lẽ cư xử không đẹp của Nờ Ô Nô đang khiến các cư dân mạng dậy sóng. Thậm chí, dân mạng còn đang liệt kê danh sách các nhà hàng, quán xá mà Nờ Ô Nô hợp tác để tẩy chay. Đồng thời kêu gọi đơn vị quản lý nền tảng là Tiktok và các cơ quan chức năng sớm có động thái nhằm loại bỏ những người sản xuất nội dung bẩn như Nờ Ô Nô trên các nền tảng mạng xã hội.
Xử phạt hành vi xả rác qua hình ảnh, video của người dân cung cấp
Nghị định 45/2022/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 25.8.2022, trong đó bổ sung một số quy định mới về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Nghị định 45/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường sẽ có hiệu lực từ ngày 25.8.2022, trong đó, bổ sung quy định sử dụng hình ảnh, video do người dân cung cấp để xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (trong đó có hành vi xả rác).
Kênh nước đen ngòm do rác bủa vây. Ảnh B.N
Quy định này được thể hiện tại Điều 8 Nghị định 45/2022/NĐ-CP của Chính phủ về sử dụng kết quả, dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật trong việc phát hiện, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Trong đó, việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp để phát hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được thực hiện theo Nghị định của Chính phủ.
Kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật được so sánh với nồng độ tối đa cho phép của các thông số môi trường trong quy chuẩn kỹ thuật hiện hành để xác định hành vi vi phạm hành chính.
Quy trình tiếp nhận, xác minh và xử phạt hành chính
Hiện hành, việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp để phát hiện vi phạm hành chính được quy định tại Nghị định 135/2021/NĐ-CP của Chính phủ.
Theo đó, cơ quan, đơn vị thực hiện tiếp nhận, thu thập dữ liệu phản ánh vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường gồm: Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, CSGT, Quản lý xuất nhập cảnh, Công an cấp xã; Quản lý thị trường; Kiểm lâm, Thanh tra Nông nghiệp và Phát triển nông thôn...
Cá nhân, tổ chức có thể cung cấp dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính qua hình thức: Trực tiếp đến trụ sở cơ quan, đơn vị của người có thẩm quyền hoặc hiện trường xảy ra vụ việc để cung cấp; Thư điện tử, cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử, số điện thoại đường dây nóng; Dịch vụ bưu chính hoặc kết nối, chia sẻ dữ liệu.
Sau khi tiếp nhận dữ liệu từ cá nhân, tổ chức cung cấp, cơ quan, người có thẩm quyền sẽ tiến hành xác minh có hay không hành vi vi phạm hành chính; Thời gian, địa điểm xảy ra vi phạm hành chính; Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm hành chính; Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ; Tính chất, mức độ thiệt hại; Giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính...
Căn cứ dữ liệu tiếp nhận, thu thập và kết quả xác minh, người có thẩm quyền sẽ đưa ra kết luận nội dung vụ việc và xử phạt theo quy định.
Trường hợp trong và sau quá trình xác minh, nếu xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm hoặc dữ liệu do cá nhân, tổ chức cung cấp có dấu hiệu làm giả, làm sai lệch thì người có thẩm quyền phải chuyển hồ sơ vụ việc cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
Người dân TP.HCM không tiêm vắc xin Covid-19 phải ký cam kết, chịu trách nhiệm Sau khi được vận động tiêm vắc xin phòng Covid-19, TP.HCM yêu cầu người dân không đồng ý tiêm phải ký giấy cam kết và chịu trách nhiệm nếu để lây lan dịch bệnh. Ngày 24.6, UBND TP.HCM yêu cầu các sở, ban, ngành,tổ chức chính trị - xã hội, UBND TP.Thủ Đức và các quận, huyện tiếp tục thực hiện chiến dịch...