Có quá nhiều các loại hồ sơ sổ sách vô bổ
Chuyện những loại hồ sơ sổ sách vô bổ của giáo viên đã được nói nhiều và Bộ Giáo dục cũng đã có hướng dẫn bằng Công văn số 68/BGDĐT-GDTrH chấn chỉnh việc lạm dụng hồ sơ, sổ sách trong nhà trường.
Theo công văn này thì giáo viên chỉ phải làm 4 loại sổ sách là:
Giáo án (có thể kết hợp soạn nhiều môn trong một cuốn); Sổ ghi kế hoạch giảng dạy và ghi chép sinh hoạt chuyên môn, dự giờ, thăm lớp;
Sổ điểm cá nhân (không yêu cầu đối với giáo viên Tiểu học); Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp).
Thế nhưng, thực tế ở các trường thì không phải vậy, Ban giám hiệu luôn yêu cầu giáo viên phải làm thêm rất nhiều loại sổ sách nữa.
Hình minh họa, nguồn: VTV.vn.
Cứ đầu năm học là các Ban giám hiệu lại triển khai các loại hồ sơ sổ sách xuống các tổ chuyên môn. Tổ chuyên môn lại triển khai đến các giáo viên trong tổ để thực hiện.
Sau khi thực hiện xong, tổ trưởng gom lại và trình Ban giám hiệu kí. Kí xong thì hồ sơ tổ trưởng, tổ trưởng giữ, hồ sơ giáo viên thì giáo viên giữ.
Khi nào có thanh, kiểm tra thì lấy ra để làm minh chứng.
Nhìn những loại hồ sơ chất chồng mỗi năm học mà chán ngán. Thời đại công nghệ số rồi mà sao nhiều địa phương, nhiều trường vẫn cứ mãi hành giáo viên như vậy để làm gì?
Có rất nhiều loại sổ mà đáng ra chỉ cần một loại đã bao hàm hết, nhưng không hiểu sao nhiều lãnh đạo lại muốn chia nhỏ ra.
Ví dụ như Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định giáo viên đi dạy là phải có giáo án.
Điều này giáo viên không ai thắc mắc làm gì. Nhưng, nhà trường lại “đẻ” thêm Kế hoạch tích hợp, Kế hoạch sử dụng đồ dùng dạy học.
Trong khi đó, giáo án của giáo viên đã lồng ghép các chủ đề tích hợp hay sử dụng những đồ dùng dạy học vào các những địa chỉ cụ thể của bài dạy rồi.
Vậy, vô tình sinh ra 2 loại kế hoạch vô bổ. Giáo viên thì mất công làm, tổ trưởng chuyên môn và Ban giám hiệu lại mất công đọc và duyệt kế hoạch.
Mỗi ngày lên lớp, giáo viên luôn thực hiện theo Phân phối chương trình đã được qui định cụ thể và được minh chứng qua Sổ đầu bài của lớp học.
Thế nhưng, giáo viên vẫn phải làm lịch báo giảng, kế hoạch giảng dạy theo từng tuần, từng tháng.
Rõ ràng những kế hoạch “con” là thừa và không cần thiết.
Video đang HOT
Ngoài các loại sổ sách còn nhiều bất cập thì việc soạn giáo án hiện nay cũng còn quá nhiều những nhiêu khê mà nhiều Ban giám hiệu nhà trường áp đặt.
Một giáo viên đi dạy thì chỉ một vài năm là giáo án đã thuộc lòng rồi. Vậy nhưng, Ban giám hiệu năm nào cũng bắt soạn mới, có ngày soạn, ngày dạy, có các bước, số cột giống nhau (2 hoặc 3 cột), các hoạt động phải thống nhất.
Trong khi, chẳng có văn bản nào qui định như vậy, nhất là số cột giáo án, có người họ muốn soạn theo 3 cột, người 2 cột, thậm chí là 1 cột thì có sao đâu?
Điều cốt lõi là nội dung bài học đó được người thầy vận dụng tốt các phương pháp giảng dạy để truyền đạt đến cho học sinh một cách dễ hiểu nhất hay không mà thôi.
Giáo viên thì vậy, còn đối với các tổ trưởng chuyên môn thì còn thêm rất nhiều loại sổ và kế hoạch nữa.
Ngoài các loại sổ sách theo qui định thì đội ngũ tổ trưởng chuyên môn còn phải làm vô vàn các loại sổ, kế hoạch mà cũng chẳng biết làm… để làm gì.
Ví dụ như kế hoạch kiểm tra (trong khi các bài kiểm tra đã thể hiện rất rõ qua phân phối chương trình);
Kế hoạch kiểm tra điểm số (trong khi các trường đa số đã vào điểm phần mềm điện tử, chỉ cần Ban giám hiệu mở phần mềm là biết ai đã vào, ai chưa vào);
Kế hoạch theo dõi sử dụng đồ dùng dạy học (nhân viên thiết bị đã theo dõi và quản lí)…
Ngoài ra còn vô vàn các kế hoạch cho các cuộc thi, các kì thi và các hoạt động ngoại khóa. Mỗi năm, các tổ trưởng chuyên môn làm không biết bao nhiêu kế hoạch vô tích sự như thế.
Có một điều rất lạ là hiện nay công tác kiểm tra chuyên môn của các cấp vẫn còn nặng thủ tục hành chính.
Đi xuống cơ sở, nhiều lãnh đạo sở, phòng và các thành viên hội đồng bộ môn luôn hạch sách và đòi hỏi các nhà trường nhiều loại hồ sơ, kế hoạch không theo qui định của ngành.
Họ không chỉ đòi xem kế hoạch của nhà trường mà còn xem cả kế hoạch của tổ trưởng chuyên môn và giáo viên.
Nhưng, chủ yếu chỉ xem kế hoạch còn cách tổ chức, thực hiện kế hoạch như thế nào thì vẫn là một khâu đang còn để ngỏ.
Đáng lẽ, các lãnh đạo khi về kiểm tra chuyên môn thì xem các trường tổ chức giảng dạy như thế nào, công tác bồi dưỡng cho giáo viên có tốt không, công tác phụ đạo cho học sinh yếu kém có khả quan không, hay là chỉ làm kế hoạch nhưng không tổ chức phụ đạo.
Sâu sát về chuyên môn để có những định hướng kịp thời nếu đơn vị còn hình thức, yếu kém hoặc biểu dương những đơn vị, cá nhân làm tốt.
Đằng này cứ chăm chăm vào mấy loại hồ sơ sổ sách vô bổ. Chính điều này đã khiến cho các nhà trường phải tìm cách đối phó việc kiểm tra các loại hồ sơ số sách.
Chính vì cách quản lí nặng hành chính như vậy nên các kế hoạch của các trường hiện nay đều được “nhân bản” cho nhau. Trường này làm xong thì gửi email cho trường khác.
Họ chỉ sửa lại tên trường và một vài cái khác nhau còn nội dung thì cứ na ná như nhau hết. Cho dù mỗi trường đều có những đặc điểm, thuận lợi, khó khăn khác nhau.
Rõ ràng công tác chuyên môn của nhiều địa phương, nhiều trường còn quá nặng về hành chính, về sổ sách vô bổ mà chưa chú trọng vào phương pháp và chất lượng giảng dạy.
Nhưng, những loại sổ sách này đang chiếm một phần rất lớn thời gian của giáo viên đứng lớp.
Theo GD
'Nhiều thầy cô Việt còn lười làm thí nghiệm cho học sinh'
Nhận xét về thực trạng đào tạo của giáo dục Việt Nam hiện nay, nhiều giáo viên cho rằng việc hướng dẫn học sinh thực hành, vận dụng lý thuyết vào thực tế còn rất hạn chế.
Câu chuyện về chất lượng đào tạo của nhà trường cũng như việc hổng kiến thức của học sinh, sinh viên lâu nay vẫn là một trong những chủ đề nóng được bàn tán trên mạng.
Mới đây, hình ảnh chàng trai làm sạch thiết bị điện tử bằng cách phụt nước lan truyền trên Facebook. Nhiều người cho rằng hành động này là một trong những hậu quả của việc đào tạo kém chất lượng tại Việt Nam.
Hình ảnh chàng sinh viên vệ sinh thiết bị điện bằng cách phụt nước gây tranh cãi cộng đồng mạng. Ảnh chụp màn hình.
Cụ thể, theo chia sẻ, một chủ cửa hàng vì bận việc nên giao cho nhân viên là sinh viên mới ra trường vệ sinh nhà điều hành hệ thống xử lý nước. Trước yêu cầu này, 2 chàng trai đã xịt nước vào thiết bị để lau chùi từng bộ phận. Không ít thành viên mạng thể hiện rõ sự bất bình trước việc làm thể hiện sự thiếu hụt kiến thức căn bản của sinh viên.
Nhiều ý kiến thẳng thắn nhận định vấn đề do nhiều bạn còn trẻ nhưng rất thụ động và lười tư duy. "Việc phát triển hay dậm chân tại chỗ, ra trường kiếm được việc làm tốt hay thất nghiệp, được đề bạt làm sếp hay vẫn là nhân viên tàng tàng không phải do công ty hay ông sếp nào cả, mà ở chính cá nhân đó", một người dùng Facebook viết.
Cũng có ý kiến cho rằng bên cạnh việc trách móc sinh viên lười nhác thì chất lượng đào tạo tại các trường học cũng là chủ đề đáng nói sau câu chuyện trên.
Thiết bị thực hành chất lượng là xa xỉ
Thúy Hằng, sinh viên khoa Hóa học của một trường đại học tại Hà Nội, cho hay ở khoa cô, nhiều phòng thí nghiệm xuống cấp trầm trọng. Dù các giảng viên luôn cố gắng giữ gìn, đảm bảo hóa chất và dụng cụ, chất lượng vẫn không thực sự tốt như mong đợi của sinh viên.
Ngoại trừ những trang thiết bị đặc thù, dụng cụ làm thí nghiệm mà sinh viên được tiếp cận chủ yếu là hàng rẻ tiền, không rõ nguồn gốc xuất xứ dẫn đến kết quả thực hành thường không chính xác.
Theo yêu cầu, thời gian học tập của các sinh viên chuyên ngành Hoá chủ yếu là ở phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, với môn Hoá phân tích, nhận diện hoá chất từ các lọ mất nhãn, nhiều bạn trẻ vẫn phải loay hoay trước bài tập phân tích ion trong dung dịch bởi ống nghiệm cũ, dính tạp chất từ những lần thí nghiệm trước.
"Cứ nghĩ đến việc bước vào phòng thí nghiệm là mình ngán ngẩm vì đồ đạc thiếu thốn, kém chất lượng. Những thứ như ống nhiệm, thìa múc, ống ti ô... rất rẻ, chỉ khoảng 2.000-3.000 đồng/ống, cũng phải dùng lại nhiều lần khiến đồ bẩn, nứt hỏng. Ở nước ngoài, những dụng cụ như vậy thường dùng một lần là bỏ. Chưa kể đến việc thiếu, hỏng hoá chất, dụng cụ thực hành cho nhiều thí nghiệm khó...", nữ sinh chia sẻ.
Dụng cụ thực hành đạt chuẩn chất lượng vẫn đang là vấn đề nan giải tại nhiều trường học. Ảnh minh hoạ.
Tương tự, nhiều sinh viên tại các trường kỹ thuật cũng nhiều lần phải khóc thét vì thiếu thiết bị học tập. Học viết code trên máy tính đời cổ, không cập nhật window, nhiều sinh viên dùng chung máy tính trong giờ thực hành, làm bài tập lập trình trên giấy là điều không xa lạ với nhiều trường đại học hiện nay.
Đăng Khoa, sinh viên chuyên ngành Điện tử tại Hà Nội, cho biết ở trường, các môn học được chia cứ một giờ lý thuyết, lại có 2 giờ thực hành. Dù thời khoá biểu phân chia đều đặn nhưng nhà trường lại thiếu máy tính cho sinh viên thực hành.
"Do cơ sở vật chất hạn chế, các thầy cô thường chia nhóm 3-4 sinh viên dùng chung một máy tính. Việc dùng chung như vậy sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tiếp thu kiến thức của mỗi người. Thậm chí, chúng mình còn phải học lập trình trên giấy, điều này khiến việc phát hiện lỗi rất khó khăn, nhiều khi không biết mình làm đúng hay sai", nam sinh cho hay.
Nhiều thầy cô còn lười làm thí nghiệm
Thầy M.V, giảng viên ngành Vật lý tại Hà Nội, bày tỏ chất lượng đào tạo của giáo dục Việt Nam hiện là vấn đề bất cập, nhức nhối nhất hiện nay.
"Sách giáo khoa phổ thông đều hướng dẫn học sinh học Định luật Bernouli, các định luật bảo toàn... Nhưng hỏi nguyên tắc hoạt động của máy bơm nước như thế nào, tôi đảm bảo không em nào biết", anh nhận xét.
Theo giảng viên này, cách đào tạo của nước nhà hiện còn thiên về lý thuyết quá nhiều mà không chú trọng tới thực hành và kiến thức thực tế. So sánh giữa việc đào tạo của Nhật Bản và Việt Nam, ở đất nước bạn, việc đào tạo luôn chú trọng, cân đối giữa lý thuyết và thực hành.
Cụ thể, ở bài học về hiện tượng quang phát quang (lân quang), các em sẽ được chiếu đèn vào một túi hạt nhựa. Khi tắt đèn, có túi phát ra màu xanh dương, túi phát màu đỏ... Sau tiết học, tất cả đều nắm rõ định nghĩa về hiện tượng này.
Cùng chủ đề, học sinh Việt Nam chỉ được học lý thuyết huỳnh quang phát ra ánh sáng bị tắt nhanh hơn lân quang. Khi kiểm tra, hầu như không em nào có thể giải thích về hiện tượng này.
Nam giảng viên cũng lý giải thêm, điều này phụ thuộc nhiều lý do, "nhưng chung quy lại là thầy cô lười làm thí nghiệm", anh nhấn mạnh.
Cũng theo anh, nhiều giáo viên, nhất là những người trẻ mới ra trường, rất nhiệt huyết nhưng sau 1, 2 năm cũng lại quay ra lo dạy thêm, lo gia đình, cơm áo, gạo tiền... Bên cạnh đó, thiết bị thí nghiệm trang bị cho các trường phổ thông kém chất lượng, có đồ dùng một vài lần là hỏng cũng là yếu tố tác động lớn.
Cũng với tình trạng trên, Lan Anh, một giáo viên trẻ chia sẻ về câu chuyện thực tập của mình tại trường phổ thông ở Vĩnh Phúc.
"Có giáo viên sau khi nhận thiết bị phản ánh bài thí nghiệm đo từ trường Trái Đất hoạt động không ổn định kim xoay vòng liên tục nên không đo được. Thay vì đưa ra phương án khắc phục, bạn ấy không làm điều đó. Bạn ấy chỉ cần làm thế nào để hiệu trưởng ký vào bản nghiệm thu để hoàn thành chỉ tiêu", cô chia sẻ.
Trên thực tế, để chuẩn bị một bài dạy thí nghiệm hiệu quả, các giáo viên cần đầu tư nhiều thời gian và công sức. Vì những lý do khách quan, hầu hết không đáp ứng được điều này một cách chu toàn.
Ngoài ra, ở nhiều trường đại học, dù sinh viên được thực hành bài bản, việc không có điều kiện vận dụng thực tế cũng dẫn đến chuyện kiến thức ngày càng mai một. Đơn giản vì giáo viên cũng ít có cơ hội, hay nói đúng hơn và thiếu kiến thức thực tế.
"Bạn học định luật Ohm rất thuộc, nhưng cho bạn một ổ cắm và đấu 2 cái đèn song song thì không phải ai cũng làm được. Điều này là do thiếu vận dụng", nữ giáo viên nói.
Về vấn đề vệ sinh thiết bị điện bằng nước, giảng viên Vật lý M.V cho biết không hoàn toàn sai. Thực tế, anh từng chứng kiến thầy giáo của mình dùng nước rửa chuột, bàn phím máy tính, sau đó sấy khô và thiết bị vẫn hoạt động bình thường bởi khi ấy, các phần tử trong mạch điện vẫn được đảm bảo cách điện với nhau, trừ trường hợp đổ nước trực tiếp lên bàn phím, mạch điện sẽ chập.
Tuy nhiên, anh cho rằng đây là hành động không nên làm bởi nếu sấy không đảm bảo khô 100%, các phần tử điện có thể bị oxi hóa và làm giảm tuổi thọ của linh kiện, thiết bị. Trường hợp sấy không cẩn thận, còn nước đọng có thể khiến đồ dùng chập và hỏng.
Theo Zing
Đừng 'nhồi sọ' sinh viên năm cuối, hãy đưa họ vào phòng LAB TS Phạm Đình Trọng (giảng viên ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội) cho rằng ở Việt Nam, các môn học được dạy tràn lan, không tập trung. Một cuộc Hội thảo mới đây đã chỉ ra, những kỹ năng tưởng như đơn giản nhưng sinh viên của chúng ta rất yếu như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng viết...