Cơ phó MH370 từng mời phụ nữ lạ mặt vào cabin
Cơ phó của MH370 từng tự ý mời người lạ vào cabin trong lúc máy bay đang bay.
Ngày 11/3, những thông tin mới được đưa lên mạng cho thấy cơ phó Fariq Abdul Hamid của chiếc máy bay MH370 đã từng hành xử một cách tùy tiện và vô nguyên tắc trong một chuyến bay trước đó khi mời hai phụ nữ lạ mặt vào buồng lái rồi hút thuốc và chụp ảnh với họ ngay trong cabin.
Theo hãng hàng không Malaysia Airlines, phi công Fariq Ab.Hamid mới 27 tuổi và có tổng cộng 2.763 giờ bay. Anh này bắt đầu làm việc cho Malaysia Airlines từ năm 2007.
Trong một chuyến bay từ Phuket (Thái Lan) tới Kuala Lumpur vào tháng 12/2011, Hamid và một viên phi công nữa đã vi phạm nghiêm trọng quy định của Malaysia Airlines khi mời 2 nữ hành khách người Nam Phi là Jonti Roos và Jaan Maree vào thăm buồng lái.
Hamid chụp ảnh cùng cô Roos
Trả lời phóng vấn trên một chương trình truyền hình Mỹ, cô Roos đã kể lại việc Hamid đã tạo dáng chụp ảnh cùng cô và người bạn rồi phì phèo hút thuốc ngay trong buồng lái suốt cả hành trình như thế nào.
Video đang HOT
Roos kể cho biết viên phi công Hamid đã bắt chuyện với cô và người bạn khi hai người đang xếp hàng chờ lên máy bay tại sân bay Phuket. Sau khi họ lên máy bay, một nữ tiếp viên tới chào và hỏi họ có muốn vào buồng lái thăm các phi công hay không, và họ nhận lời.
Cô kể: “Suốt cả chuyến bay họ cứ mải mê trò chuyện cùng chúng tôi, và họ còn phì phèo hút thuốc trên cả chặng bay, mặc dù tôi nghĩ họ không được phép làm như vậy. Có lúc họ còn nhoài hẳn người ra phía sau ghế lái để trò chuyện với chúng tôi.”
Hai cô gái cùng chụp ảnh với vị cơ trưởng ngay trong buồng lái
Cô kể tiếp: “Cuộc trò chuyện thân mật đến mức anh ta còn cầm lấy tay bạn tôi, nhìn chăm chú và phán rằng cô ấy có nhiều hoa tay, chứng tỏ cô ấy là một người rất sáng tạo, đồng thời còn bình luận về sơn móng tay của cô ấy nữa.”
Tuy nhiên Roos cho biết cô không hề cảm thấy nguy hiểm suốt chuyến bay. Cô nói: “Tôi vẫn cảm thấy an toàn. Tôi không nghĩ có thời điểm nào tôi thấy bị đe dọa hay hai phi công đó không biết là mình đang làm gì.”
Cô kể tiếp: “Suốt cả thời gian đó tôi cảm thấy họ rất thân thiện. Tôi cũng nhận thấy họ là những người rất thuần thục trong việc họ đang làm. Chúng tôi đã muốn họ ngừng hút thuốc vì không gian trong cabin rất chật hẹp, nhưng bạn không thể yêu cầu phi công làm việc này việc nọ khi đang ở trên máy bay.”
Hamid (phải) và cơ trưởng chụp ảnh cùng hai cô gái
Cho đến giờ Roos vẫn không thể tin được là Hamid nằm trong số 239 người mất tích cùng với chuyến bay MH370 mà anh này là cơ phó. Cô cho biết: “Khi nhìn thấy bạn bè và gia đình anh ấy đăng ảnh anh ấy lên mạng, tôi cảm thấy rất đau buồn cho họ và gia đình của các hành khách khác. Thật là một câu chuyện buồn.”
Chiếc máy bay MH370 đang bay ở độ cao 10.000 mét thì bất ngờ biến mất khỏi màn hình radar mà không hề có tín hiệu cảnh báo hay cầu cứu nào từ phía phi công, như thể chiếc máy bay đã “tan biến vào không khí”. Hiện nhà chức trách đang nghiên cứu danh sách hành khách và phi hành đoàn để tìm xem có ai có bất cứ vấn đề nào về cá nhân hoặc tinh thần hay không, sau khi nhận được thông tin rất có thể chiếc máy bay đã quay vòng và bay qua bán đảo Malaysia rồi đâm xuống eo biển Malacca.
Theo Khampha.vn
Máy bay Malaysia mới bảo trì 10 ngày trước khi mất tích
Chiếc máy bay Boeing 777-200 của hãng hàng không Malaysia vừa trải qua đợt bảo trì 10 ngày trước khi bị mất tích hôm 8/3 và hoàn toàn không có vấn đề về kỹ thuật, máy móc.
Giám đốc Điều hành của hãng hàng không Malaysia Airlines (MAS) Ahmad Jauhari Yahya cho biết, chiếc máy bay mất tích Boeing 777-200 đã trải qua đợt bảo bảo trì vào ngày 23/2 tại nhà chứa máy bay của sân bay quốc tế Kuala Lumpur (KLIA). Và phải tới ngày 19/6, chiếc máy bay này mới cần đợt bảo trì tiếp theo.
Giám đốc Điều hành của hãng hàng không Malaysia Airlines (MAS) Ahmad Jauhari Yahya phát biểu trong một cuộc họp báo về vụ mất tích chuyến bay MH370.
Ông Ahmad Jauhari cho biết, MAS được chuyển giao chiếc máy bay Boeing 777 vào năm 2002 và kể từ đó đến nay Boeing 777-200 đã bay được 53.465 giờ với tổng số 7.525 vòng bay.
Đồng thời, ông Ahmad Jauhari cũng khẳng định, MAS đã trang bị hệ thống giám sát dữ liệu liên tục được gọi là Hệ thống liên lạc và báo cáo sự cố (ACARS) có khả năng truyền dữ liệu tự động cho tất cả các máy bay của hãng. Tuy nhiên, bản thân ông cũng không hiểu tại sao "không có bất cứ cuộc gọi cầu cứu hay tin nhắn báo sự cố nào được chuyển đi".
Trước đó, theo các chuyên gia Boeing, loại máy bay Boeing 777-200ER vốn được trang bị một máy tính có khả năng tự động kết nối và liên lạc với mặt đất thông qua những tin nhắn gọi là ACARS. Tuy nhiên, trong trường hợp máy bay Malaysia mất tích, điều lạ lùng là không hề có bất cứ tin nhắn báo lỗi ACARS nào được tự động gửi đi để giúp các nhà điều tra tìm ra điều gì đã xảy ra với chuyến bay MH370.
Từ đó, Reuters dẫn lời một chuyên gia hàng không cho biết, máy bay mất tích của hãng Malaysia Airlines không được trang bị lắp đặt hệ thống MAS nên mới không có bất cứ tin nhắn báo sự cố nào.
Ngoài ra, Giám đốc Điều hành của MAS cũng cho biết, bất chấp nhiều nỗ lực tìm kiếm, ngày thứ 4 sau khi chiếc máy bay mất tích, vẫn không có bất cứ dấu vết hay thông tin nào về nó được phát hiện. Các nhà chức trách đã mở rộng phạm vi tìm kiếm trên biển cũng như đất liền nhưng kết quả vẫn là con số 0.
Chuyến bay MH370 biến mất ở độ cao 10.670 m lúc 1h40 ngày 8/3. Malaysia phải thốt lên rằng, đây là vụ mất tích bí ẩn chưa từng có khi một cuộc tìm kiếm cả trên không khí và trên biển với quy mô quốc tế bước sang ngày thứ 4 mà không tìm thấy bất kỳ dấu vết của chiếc máy bay mất tích này.
Theo Kiến Thức
Tổng Thanh tra Malaysia phủ nhận thông tin 5 hành khách không lên máy bay Tất cả hành khách mua vé đều lên máy bay, không có chuyện 5 người làm thủ tục mà không đi như những nghi ngờ trước đây. Cảnh sát trưởng Malaysia - Ông Khalid Abu Bakar Ngày 10/03, tại sân bay Bắc Kinh, những hành khách này làm thủ tục cho chuyến bay của hãng này từ Bắc Kinh bay đến Kuala Lumpur....