Cổ phiếu Zoom rơi 90% từ đỉnh
Cổ phiếu Zoom Video Communications đã mất hơn 90% giá trị kể từ khi lập đỉnh hồi tháng 10/2020.
Zoom từng tăng trưởng thần tốc trong dịch Covid-19. (Ảnh: Reuters)
Trong phiên giao dịch trước giờ mở cửa ngày 22/11, cổ phiếu Zoom giảm 9% sau khi công ty cắt giảm dự đoán doanh số thường niên và ghi nhận mức tăng trưởng quý chậm nhất. Zoom từng là cái tên nổi tiếng trong thời gian diễn ra dịch Covid-19 nhờ vào công cụ họp video.
Zoom đang cố gắng tái tạo bản thân bằng cách tập trung hơn vào các sản phẩm như dịch vụ gọi trên đám mây Zoom Phone và dịch vụ lưu trữ hội nghị Zoom Rooms. Dù vậy, các nhà phân tích cho rằng cần vài quý nữa công ty mới có thể vực dậy do tăng trưởng trong bộ phận cốt lõi vẫn chậm và cạnh tranh từ Teams của Microsoft hay Webex của Cisco, Slack của Salesforce.
Theo nhà phân tích Sophie Lund-Yates, Zoom có một điểm yếu căn bản. Họ cần chi mạnh tay hơn để duy trì thị phần. Đây là dấu hiệu cho thấy rắc rối đang chờ hãng phía trước. Chi phí hoạt động của Zoom tăng 56% trong quý III do đầu tư nhiều hơn cho phát triển sản phẩm, tiếp thị. Lợi nhuận biên giảm từ 39,1% xuống 34,6%.
Vài chuyên gia môi giới tin vào việc thâu tóm sẽ giúp khôi phục tăng trưởng tại Zoom. Song, CEO Eric Yuan không nghĩ như vậy. Nhà phân tích Ryan Koontz cho rằng nếu không có M&A, sẽ cần phải nhiều năm để Zoom quay lại mức tăng trưởng cao hơn.
Công ty mẹ Gojek gia nhập làn sóng sa thải, sẽ cắt giảm 1.300 nhân sự
Tập đoàn GoTo (Indonesia) thông báo sẽ cắt giảm 1.300 nhân sự để tìm cách tối giản chi phí và trấn an nhà đầu tư về các khoản lỗ chồng chất.
Trong tuyên bố ngày 18/11, GoTo cho biết số lượng nhân sự bị sa thải tương ứng với 12% lực lượng lao động. Công ty công nghệ tài chính, thương mại điện tử và gọi xe lớn nhất Indonesia sẽ thông báo với các nhân viên bị cho thôi việc ngay lập tức.
Cổ phiếu GoTo mất gần 40% giá trị so với hồi IPO. (Ảnh: Bloomberg)
Như vậy, GoTo gia nhập danh sách các hãng công nghệ toàn cầu sa thải hoặc đóng băng tuyển dụng để cắt giảm chi phí, chuẩn bị cho thời gian khó khăn trước mắt. Lượng nhân sự công nghệ bị cắt giảm đã gần ngang bằng thời kỳ đầu dịch Covid-19, khi các doanh nghiệp đều nếm trải tác động tiêu cực từ môi trường kinh doanh chuyển biến xấu và nhà đầu tư tăng cường tập trung vào lợi nhuận. Sea - hãng công nghệ lớn nhất Đông Nam Á - đã cho khoảng 7.000 lao động nghỉ việc trong 6 tháng qua, theo nguồn tin của Bloomberg.
Ra đời từ vụ sáp nhập Gojek và Tokopedia, GoTo lên sàn chứng khoán đầu năm 2022. Cổ phiếu GoTo đã mất gần 40% giá trị so với giá IPO. Ngày 21/11, tập đoàn sẽ công bố báo cáo kinh doanh quý III. Hồi tháng 8, công ty cho biết khoản lỗ điều chỉnh quý II tăng lên 264 triệu USD.
Công ty nêu rõ "phải đẩy nhanh quá trình trở thành công ty độc lập tài chính và thực sự bền vững, tập trung vào các dịch vụ cốt lõi là fintech, thương mại điện tử và theo yêu cầu". GoTo cùng các doanh nghiệp trong ngành như Sea, Grab - tất cả đều làm ăn thua lỗ - ghi nhận vốn hóa giảm mạnh trong thời kỳ kinh tế giảm tốc, lãi suất tăng và lạm phát phi mã. Các quan chức GoTo đang cố cân bằng giữa chi phí dành cho tăng trưởng với nỗ lực đạt lợi nhuận.
Tại sao Meta tuột dốc không phanh? Từ công ty trị giá hàng nghìn tỉ USD chỉ trong một năm giá trị thị trường của Meta đã giảm 70%. Mới đây, công ty này còn phải sa thải 11.000 nhân viên để cắt giảm chi phí. Ảnh: Google Việc sa thải hàng loạt gần đây của Meta đã đánh dấu một bước ngoặt đối với một công ty có mô...