Cổ phiếu Sacombank: Trên từng “con sóng”
Năm 2020, giá cổ phiếu STB của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín ( Sacombank) liên tục có những cơn sóng lớn nhỏ bởi các tin đồn. Theo nhiều ý kiến phân tích, dựa vào tình hình nội tại của Sacombank, trong đó, có tiến trình xử lý nợ xấu và khẩu vị của các DN lớn được đồn đại tham gia vào Sacombank, khả năng các “ông lớn” xuống tiền khủng cho cổ phiếu ngân hàng này là không nhiều. Vì vậy, nhà đầu tư cần đánh giá tính xác thực của tin tức trước khi tham gia và cân nhắc tỷ lệ rủi ro, lợi nhuận một cách hợp lý.
Cẩn trọng đánh giá các tin đồn
Thời gian gần đây, thị trường chứng khoán lại truyền tai nhau về khả năng Tập đoàn Vingroup sẽ “nhúng sâu” vào Sacombank và nắm giữ khối cổ phiếu sở hữu từ tay ông Trầm Bê. Theo đó, nhiều khả năng 75 triệu cổ phiếu STB sẽ về tay Tập đoàn Vingroup và Tập đoàn Masan với nhà thu xếp thương vụ chính là Techcombank.
Tiến độ thu hồi nợ xấu bán qua VAMC của Sacombank có giảm qua các năm nhưng số tiền nợ vẫn còn khá lớn
Đây không phải là lần đầu tiên, cổ phiếu STB có “sóng” do các tin đồn. Trước đó, trong tháng 9, thị trường râm ran tin đồn Công ty Ô tô Trường Hải (Thaco) của ông Trần Bá Dương mua gần 176 triệu cổ phiếu STB (chiếm gần 10% khối lượng lưu hành) với giá 18.000 đồng/cp từ ngân hàng TPCP Kiên Long. Tuy nhiên, ngay sau đó, cả Thaco, KienLongbank và Sacombank đều phủ nhận tin đồn này.
Có thể thấy, những tin đồn khiến cổ phiếu STB nhiều giai đoạn “dậy sóng” đều ít nhiều liên quan đến các “ông lớn”. Thế nhưng, dựa trên một số chỉ số tài chính đến thời điểm hiện tại và diễn biến chung của TTCK hiện nay, có thể thấy, STB khó là một “miếng mồi ngon” để các doanh nghiệp lớn tham gia.
Đầu tiên, xem xét đến khả năng thu hồi nợ xấu của Sacombank. Tiến độ thu hồi nợ xấu bán qua VAMC có giảm qua các năm nhưng số tiền nợ vẫn còn khá lớn. Đến cuối năm 2019, số dư trái phiếu đặc biệt mà STB nắm giữ là 29.710 tỷ đồng, giảm hơn 26% so với năm 2018 và đến hết quý 3 số dư trái phiếu đặc biệt tiếp tục giảm xuống còn 26.727 tỷ đồng. Vì thế, dù tình hình hoạt động của Sacombank đã có nhiều sự cải thiện mạnh mẽ từ hoạt động tái cấu trúc nhưng vẫn cần đánh giá hoạt động xử lý nợ xấu. Điều này sẽ khiến Sacombank khó trở thành một “miếng mồi ngon” để các doanh nghiệp lớn tham gia, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng có nhiều những rủi ro và còn chịu nhiều sự kiểm soát của nhà nước.
Về khả năng tham gia vào Sacombank của 2 cái tên được nhắc đến gần đây nhất là Masan và Vingroup, có thể thấy, Vingroup gần đây liên tục đẩy mạnh hoạt động tái cấu trúc và thu gọn bộ máy để có thể tập trung vào hoạt động chính là bất động sản và ngành công nghiệp xe hơi với thương hiệu Vinfast. Vì thế, việc Vingroup tham gia thêm lĩnh vực ngân hàng là khó có khả năng xảy ra.
Video đang HOT
Đối với Masan – một cái tên luôn được nhắc đến song hành cùng Techcombank thì việc tham gia sâu vào STB là không có nhiều ý nghĩa nên cũng không quá khả thi.
Dựa vào các phân tích trên, có thể thấy, nhà đầu tư cần đánh giá tính xác thực của tin tức trước khi tham gia đầu tư và cân nhắc tỷ lệ rủi ro, lợi nhuận một cách hợp lý trước khi tham gia.
Có hay không nhóm cổ đông lớn tác động vào cung cầu cổ phiếu?
Nhìn lại diễn biến giá cổ phiếu STB trước các tin đồn liên quan đến Thaco hồi tháng 9/2020, có thể thấy, sau khi tin đồn được phủ nhận vào ngày 22/9/2020, giá cổ phiếu điều chỉnh nhẹ vào hai ngày tiếp theo. Sau đó, STB vẫn tiếp tục lấy lại đà tăng có những phiên tăng trần. Theo quy luật thông thường, khi những cổ phiếu lên bằng tin đồn, giá cổ phiếu sẽ đảo chiều giảm mạnh khi tin đồn được phủ nhận. Tuy nhiên, STB lại tiếp tục đà tăng với những phiên thanh khoản cao kỷ lục. Diễn biến này khiến nhà đầu tư đặt câu hỏi về việc, có hay không việc một nhóm cổ đông lớn đứng sau tác động vào cung cầu cổ phiếu?
Giai đoạn hiện tại, hoạt động kinh doanh của STB được cải thiện tích cực và các khoản trích lập dự phòng và các khoản nợ xấu được xử lý một cách mạnh mẽ khiến STB trở thành một cổ phiếu có sức hút đối với các nhà đầu tư. Đặc biệt, hiện Kienlongbank và Eximbank muốn đẩy nhanh kế hoạch bán ra cổ phiếu Sacombank để có thể cải thiện chất lượng tài sản và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Việc thanh khoản STB tăng mạnh từ đầu năm 2020 đến nay và hoạt động kinh doanh cải thiện sẽ tạo sức hấp dẫn của cổ phiếu đối với các nhà đầu tư lớn và sẽ giúp hoạt động thoái vốn khỏi STB của các ngân hàng diễn ra thuận lợi hơn. Trong ngắn hạn, cổ phiếu có thể tiếp tục tăng giá với những kỳ vọng không chỉ từ câu chuyện tham gia của nhà đầu tư chiến lược mà còn từ hoạt động tái cấu trúc của STB. Và đặc biệt đối với các nhà đầu tư mới tham gia thị trường cần quan sát chặt cung cầu của cổ phiếu để có chiến lược đầu tư phù hợp khi giá cổ phiếu đã tăng trên 50% từ đầu năm đến nay và những tin đồn liên tục được tung ra.
Việc giá cổ phiếu tăng mạnh một phần cũng do điều kiện thị trường thuận lợi, lực cầu từ thị trường lớn. Tuy nhiên, STB là một trong những cổ phiếu có lượng hàng trôi nổi rất lớn nên khi thị trường điều chỉnh việc STB xuất hiện lực cung lớn là rất dễ xảy ra và cổ phiếu có thể rơi vào điều chỉnh sâu như đã xảy ra nhiều lần trong quá khứ.
KienLongBank chuẩn bị họp ĐHCĐ bất thường: Đại gia bí ẩn chi nghìn tỷ gom cổ phiếu KLB sắp lộ diện?
Một lượng cổ phiếu khổng lồ với tổng giá trị trên 1.750 tỷ đồng, tương đương hơn 40% vốn hóa của Ngân hàng TMCP Kiên Long (Mã CK: KLB) đã được giao dịch thỏa thuận trong gần 1 tháng qua. Với việc thông báo họp ĐHCĐ bất thường dự kiến vào tháng 1/2021, đại gia bí ẩn chi nghìn tỷ gom cổ phiếu KienLongBank có thể sẽ sắp lộ diện.
Hơn 128 triệu cổ phiếu, tương đương 40% lượng cổ phiếu KLB đang lưu hành được giao dịch thỏa thuận
Theo thống kê, tính từ đầu tháng 10 đến nay, khối lượng giao dịch trung bình theo ngày của cổ phiếu KLB đạt hơn 431.000 cổ phiếu/phiên, Đáng chú ý, trong các phiên giao dịch từ ngày 29/10 đến 20/11/2020 đã có hơn 128 triệu cổ phiếu KLB được giao dịch thỏa thuận. Số cổ phiếu này tương đương khoảng 40% lượng cổ phiếu đang lưu hành của KLB.
Hơn 128 triệu cổ phiếu, tương đương 40% lượng cổ phiếu KLB đang lưu hành được giao dịch thỏa thuận
Số cổ phiếu "khổng lồ" nói trên được giao dịch trong khoảng 12.000 đồng/cổ phiếu đến 12.600 đồng/cổ phiếu, với tổng giá trị trên 1.750 tỷ đồng, bằng hơn 40% vốn hóa của ngân hàng này. Dù điều này chưa đủ để khẳng định số cổ phiếu này đã đổi chủ nhưng nó cho thấy sự biến động về cơ cấu cổ đông Kienlongbank trong những ngày gần đây.
Trong một diễn biến khác, các giao dịch thỏa thuận đột biến cổ phiếu KLB diễn ra khá trùng hợp với một sự kiện được giới kinh doanh chú ý khi con trai của ông Võ Quốc Thắng - nguyên Chủ tịch Kienlongbank (giai đoạn 2013 - 2018) Võ Quốc Lợi kết hôn với Đào Thụy Phương Thảo, con gái Chúa đảo Tuần Châu - Đào Hồng Tuyển vào ngày 7/11/2020.
Hiện, mã cổ phiếu này đang có đà tăng phi mã ấn tượng. Tính chung qua 1 tháng KLB đã tăng tới 43,2% giá trị. Mốc tăng tính theo quý còn ấn tượng hơn với mức tăng hơn 68% giá trị.
Cổ đông lớn của KienLongBank lộ diện vào đầu 2021?
Trong một diễn biến khác, Ngân hàng TMCP Kiên Long vừa thông báo về việc họp Đại hội cổ đông bất thường.
Cụ thể, ngân hàng thông báo sẽ chốt danh sách cổ đông vào 16h30 ngày 11/12/2020 để thực hiện việc ứng cử, đề cử nhân sự bầu bổ sung thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2018-2022 và tham dự họp Đại hội đồng cổ đông bất thường Kienlongbank năm 2021.
Ngân hàng sẽ thông báo thực hiện quyền ứng cử, đề cử gửi cho cổ đông ngày 16/12/2020 và nhận hồ sơ đến 16h30 ngày 31/12/2020. Thời gian họp ĐHĐCĐ bất thường dự kiến vào tháng 1/2021. Số lượng thành viên dự kiến bầu bổ sung vào HĐQT nhiệm kỳ 2018-2020 là tối đa 2 người. Nội dung cụ thể cuộc họp Kienlongbank sẽ thông báo đến cổ đông trong thư mời.
Rất có thể cổ đông mới nhận chuyển nhượng cổ phần nói trên sẽ tham gia trực tiếp hoặc cử người đại diện vào HĐQT của Kienlongbank dịp này.
9 tháng đầu năm 2020, KienLongBank ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 144,6 tỷ đồng, giảm 39% so với cùng kỳ năm 2019 do thu nhập lãi thuần sụt giảm, đồng thời ngân hàng tăng mạnh trích lập dự phòng rủi ro.
Tại ngày 30/9, tổng tài sản của Kienlongbank đạt 55.592 tỷ đồng, tăng 8,8% so với đầu năm. Dư nợ cho vay khách hàng tăng 0,9% đạt 33.793 tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng tăng 21,5% đạt 39.990 tỷ đồng.
Đáng chú ý, nợ xấu tại ngày 30/9/2020 của Kienlongbank là hơn 2240 tỷ đồng, chỉ giảm nhẹ 9 tỷ đồng so với cuối tháng 6 và vẫn cao hơn 6,5 lần so với hồi đầu năm. Theo đó, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay của ngân hàng cuối tháng 9 ở mức 6,63% trong khi hồi đầu năm chỉ ở mức 1,02%. Nợ xấu Kienlongbank tăng mạnh trong năm nay do dư nợ các khoản cho vay đối với một nhóm khách hàng với tài sản bảo đảm là cổ phiếu STB của ngân hàng Sacombank được phân loại theo nợ nhóm 5 theo Quyết định của NHNN. Từ đầu năm đến nay, Kienlongbank đã nhiều lần rao bán hơn 176 triệu cổ phiếu STB để xử lý nợ nhưng chưa thành công.
Được biết, thành lập vào năm 1995 tại Kiên Giang, Kienlongbank ban đầu có tên gọi Ngân hàng TMCP Nông thôn Kiên Long, vốn điều lệ là 1,2 tỉ đồng và số nhân sự tổng cộng 10 người. Năm 2006, ngân hàng đổi tên thành Ngân hàng TMCP Kiên Long qua việc chuyển đổi mô hình từ ngân hàng nông thôn lên thành thị.
Cũng như các ngân hàng nông thôn lên thành thị khác, KienLongBank có cuộc chuyển đổi mạnh về vốn vào năm 2010, từ mức 1.000 tỉ đồng trước đó lên 3.000 tỉ đồng, bằng mức vốn pháp định tối thiểu theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.
Song từ đó tới nay, đã qua nhiều năm, khi các ngân hàng khác lần lượt tăng vốn lên 5.000 tỉ đồng, 10.000 tỉ đồng và hơn thế thì KienLongBank mới chỉ tăng vốn được thêm được hơn 200 tỉ đồng vào năm 2018 thông qua trả cổ tức bằng cổ phiếu theo và chia cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu với tổng tỉ lệ 8%.
Kienlongbank "lao đao" vì nợ xấu: CT Lê Khắc Gia Bảo xoay sở thế nào? Đứng trước tình hình "lao đao" vì nợ xấu, Kienlongbank do ông Lê Khắc Gia Bảo làm Chủ tịch Hội đồng quản trị, liên tục chào bán cổ phiếu Sacombank thuộc sở hữu của các cá nhân trong nước, được thế chấp tại ngân hàng này để thu hồi nợ. Theo báo cáo tài chính quý 3/2020 của Ngân hàng TMCP Kiên Long...