[Cổ phiếu nổi bật tuần] Sự hồi sinh của cổ phiếu khoáng sản “hết thời” BMC
Cổ phiếu BMC của CTCP Khoáng sản Bình Định đã có một tuần tăng giá trên 19%. Đây là một doanh nghiệp tên tuổi một thời chuyên xuất khẩu quặng Titan, từng vào danh sách của Forbes Asia.
Ảnh minh họa.
Giá cổ phiếu BMC tăng tới hơn 19%, đứng thứ 4 tại HOSE tuần qua
Trong tuần qua, tại Top 5 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất HOSE, BMC đã lọt vào vị trí thứ 4 với phong độ ấn tượng. BMC đã có tới 4 phiên tăng giá và chỉ một phiên điều chỉnh nhẹ. Kết thúc tuần giao dịch, mã này đóng cửa tại mức giá 17.900 đồng/cổ phiếu, tăng 19% so với giá đóng cửa tuần trước.
Khối lượng giao dịch của BMC cũng vượt trội nhất trong vòng 1 năm trở lại đây. Trong cả 5 phiên, lượng khớp đều cao hơn bình quân khối lượng của 60 phiên giao dịch gần nhất.
Diễn biến giá cổ phiếu BMC (Tradingview)
Cá biệt, trong phiên đầu tuần, khối lượng của BMC đã gấp hơn 12 lần so với khối lượng bình quân. Ngay cả trong phiên điều chỉnh như phiên thứ Ba ngày 5/6, lượng giao dịch của cổ phiếu này cũng nhỉnh hơn. Và ở các phiên T 3 và T 4 của phiên đầu tuần, lượng cầu vẫn tiếp tục đổ về giúp khối lượng giao dịch của BMC tăng trở lại. Điều này ngầm báo hiệu, đợt tăng giá tuần vừa qua của BMC có thể sẽ còn chưa dừng lại khi bên mua vẫn đang thể hiện ý chí rất quyết liệt.
Đặt trong bối cảnh, VN-Index có tuần đi ngang, giảm 0,17%, diễn biến giao dịch của BMC đã đem lại mức lợi nhuận đáng mơ ước cho những nhà đầu tư đã kịp mua vào trước nhịp tăng trên.
Cơ sở nào cho diễn biến tăng giá bất thường?
Thực tế, hoạt động sản xuất kinh của BMC đã những chuyển biến rất đáng lưu ý khi Công ty công bố báo cáo tài chính quý I/2019 từ giữa tháng 4 vừa qua.
Theo đó, doanh thu bán hàng Quý I/2019 so với cùng kỳ năm trước bằng 510% và lợi nhuận sau thuế quý I/2019 bằng 153,5%. Nếu như mức tăng lợi nhuận theo kịp mức tăng doanh thu thì chắc hẳn, đợt tăng giá của BMC có lẽ đã phải khởi động từ cách đây gần 2 tháng, ngay sau báo cáo quý I/2019 được công bố.
Video đang HOT
Điều khiến nhiều nhà đầu tư phải chần chừ mua vào được Công ty giải trình là do thị trường tiêu thụ có khả quan hơn nhưng các khoản chi phí sản xuất lại tăng (các khoản phí về mỏ để được quyền khai thác, tiền điện, than đá,…) từ đó đã dẫn đến lợi nhuận sau thuế không tăng tương ứng.
Cho đến trước kỳ công bố vừa qua, BMC vẫn chủ yếu để lại hình ảnh của một cổ phiếu khoáng sản “hết thời”. Doanh thu năm 2018 chỉ đạt 132,23 tỷ đồng, bằng 76,5% kế hoạch cả năm 2018. Lợi nhuận sau thuế đạt 13,46 tỷ đồng, tương đương 102,8% kế hoạch.
Trong phần đánh giá kết quả kinh doanh cuối năm trên BCTN 2018, ban lãnh đạo vẫn cho thấy tâm lý kém tích cực khi cho rằng “Năm 2018, tình hình kinh tế và thị trường Titan thế giới vẫn chưa có sự khởi sắc đáng kể, giá cả một số hàng hoá có tăng lên song mức độ không nhiều. Sản lượng tiêu thụ thấp hơn so với 2017.”
Thực tế, năm 2018, sản lượng tiêu thụ chỉ đạt 17.400 tấn sản phẩm các loại, bằng khoảng 60% về sản lượng bán so với 2017, giá trị kim ngạch xuất khẩu 4,51 triệu USD bằng 63,6% so với kế hoạch năm.
Cùng với đó, mức cổ tức năm 2018 cũng kém hấp dẫn, chỉ đạt 8%. Trong khi đó, đã từng có những thời kỳ hoàng kim – BMC lọt vào danh sách của Tạp chí Forbes Asia là 1 trong 10 công ty của Việt Nam có doanh thu dưới 1 tỷ USD tốt nhất châu Á, Công ty chi trả cổ tức trên 30%/năm.
Tỷ lệ cổ tức qua các năm (*: kế hoạch tại ĐHĐCĐ 2019)
BMC hiện khai thác, chế biến và kinh doanh khoáng Titan. Sản phẩm chính là Ilmenite, nguyên liệu chính dùng để sản xuất bột mầu Titan dioxit (TiO2) và kim loại Titan.
Trước mắt, mặt hàng chủ lực của Ilmenite cần phải duy trì sức tiêu thụ tốt như quý I/2019. Với vấn đề về chi phí, Công ty sẽ chỉ cần tập trung vào chi phí sản xuất do hiện BMC hầu như không đi vay ngân hàng.
Nếu các nút thắt này được khắc phục thì ở các kỳ báo cáo tiếp theo, bức tranh sản xuất kinh doanh của BMC sẽ còn có nhiều cải thiện rõ nét hơn.
Theo tổng hợp của BizLIVE, giá của quặng Titan có thành phần tương tự với sản phẩm của BMC đã tăng nhẹ so với đầu năm 2019.
Nguồn: Asian Metal.
Ngoài ra, theo một số nhà đầu tư theo sát BMC, hiện đang có thông tin tỉnh Bình Định có thể sẽ thoái vốn khỏi Công ty.
Đây là thông tin sẽ cần được xác minh trong thời gian tới nhưng nhà đầu tư vẫn có cơ sở để đặt niềm tin bởi Chính phủ đang đốc thúc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương… tăng cường chỉ đạo, đẩy mạnh công tác cơ cấu lại, sắp xếp, đổi mới, cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại DNNN và doanh nghiệp có vốn nhà nước.
Hiện, Quỹ đầu tư phát triển Bình Định và Văn phòng Thành ủy Bình Định đang nắm giữ 47,5% vốn điều lệ của BMC.
MAI HƯƠNG
Theo bizlive.vn
EVN muốn đẩy nhanh thoái vốn
Nhiều kế hoạch thoái vốn tại các doanh nghiệp nhà nước thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã được trình tới cơ quan hữu trách trong nỗ lực tạo dựng môi trường lành mạnh cho thị trường điện cạnh tranh toàn bộ vận hành.
EVN Genco3 đang triển khai các nội dung liên quan đến công tác quyết toán chi phí cổ phần hóa.
Genco chờ thoái vốn
Trên sàn UpCOM, mã chứng khoán PGV của Tổng công ty Phát điện 3 (EVN Genco3) đang giao dịch ở mức chưa tới 11.000 đồng/cổ phiếu.
Mức giá cổ phiếu giao dịch như trên chưa bằng phân nửa so với mức giá khởi điểm chào bán khi tiến hành IPO lần đầu (ngày 9/2/2018) là 24.600 đồng/cổ phiếu, hay mức đấu giá trúng bình quân là 28.100 đồng/cổ phiếu, có thể thấy cổ phiếu EVN Genco3 nói riêng và ngành điện nói chung không thu hút được sự quan tâm của dư luận và nhà đầu tư, khác hẳn sự quan tâm và tầm quan trọng của sản phẩm mà doanh nghiệp đang cung cấp là điện.
Kết quả thực tế của phiên đấu giá và chào bán cổ phần của EVN Genco3 ra công chúng vào tháng 2/2018 cũng cho thấy, việc bán tiếp 36% vốn điều lệ của EVN Genco3 cho các đối tác chiến lược là không dễ thực hiện khi mà thời gian để chốt nhà đầu tư chiến lược sau IPO chỉ được phép 1 tháng là quá ngắn để nhà đầu tư tính toán, nghiên cứu. Nhất là khi "quy mô của EVN Genco3 là rất lớn và giá cũng không rẻ", như nhận xét của một quan chức Bộ Công thương.
Không phải ngẫu nhiên mà cổ phiếu ngành điện nói chung không thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư. Trong giải trình vấn đề giá điện trước Quốc hội cách đây ít ngày, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đã nhắc tới câu chuyện lợi nhuận ngành điện tối thiểu là 3%, hay dù tăng giá điện thu được khoảng 20.000 tỷ đồng, nhưng ngành điện lại phải trả hết cho các chi phí nhiên liệu đầu vào, biến động tỷ giá...
Bên cạnh đó, việc tăng giá điện 8,36% đã gặp phải sự phản ứng mạnh của người dân, trong khi mức giá bình quân mới quanh 8 UScent/kWh vẫn còn thấp xa so với tính toán và khuyến cáo của các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB) là cần phải ở mức 11-12 UScent/kWh.
Ở thời điểm hiện nay, EVN và EVN Genco3 đang triển khai các nội dung liên quan đến công tác quyết toán chi phí cổ phần hóa và bàn giao vốn, tài sản sang công ty cổ phần theo chỉ đạo của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Dẫu vậy, với EVN Genco3, dù còn tới 99,19% vốn nhà nước tại doanh nghiệp, nhưng đơn vị này vẫn đang có kế hoạch thoái tiếp phần vốn góp của mình tại 3 công ty cổ phần là Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (VSH), Điện Việt Lào, Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (NT2) theo quy định pháp luật hiện hành, hay cổ phần hóa Công ty Nhiệt điện Mông Dương và nghiên cứu các phương án phát hành tăng vốn điều lệ, giảm tỷ lệ sở hữu của EVN tại tổng công ty.
Vào cuối tháng 4/2019, EVN và EVN Genco 3 đã có tờ trình về phương thoái vốn/giảm tỷ lệ sở hữu của EVN tại EVN Genco3 xuống dưới mức chi phối theo yêu cầu của Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 5/1/2019 của Thủ tướng Chính phủ.
Không chỉ kiên định bán tiếp vốn nhà nước tại EVN Genco3, hai tổng công ty phát điện khác là EVN Genco1 và EVN Genco2 cũng đang tiếp tục các bước chuẩn bị cho kế hoạch cổ phần hóa.
Tuy nhiên, nguồn tin của Báo Đầu tư cũng cho hay, nhiều nội dung liên quan đến kế hoạch cổ phần hóa các tổng công ty phát điện này vẫn đang được Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành xem xét và chưa đưa ra quyết định cuối cùng.
Thặng dư cho ngân sách
Không chỉ thoái vốn nhà nước tại các tổng công ty phát điện để tạo nền tảng vận hành thị trường điện cạnh tranh, thời gian qua, EVN đã liên tục thoái vốn tại nhiều doanh nghiệp được đầu tư giai đoạn trước.
Cụ thể, trong giai đoạn 2011 - 2015, EVN đã hoàn thành toàn bộ các mục tiêu, nhiệm vụ tái cơ cấu theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 1782/QĐ-TTg ngày 23/11/2012 với việc thoái vốn tại 100% doanh nghiệp không liên quan đến ngành, nghề kinh doanh chính của EVN và thu về hơn 2.341 tỷ đồng, thặng dư vốn 127 tỷ đồng.
Bước sang giai đoạn 2016 - 2020, ngoài việc chuyển EVN Genco3 sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ ngày 1/10/2018, EVN cũng đã thoái, giảm vốn tại 2 doanh nghiệp trong tổng số 6 doanh nghiệp thuộc diện thoái vốn theo Quyết định số 852/QĐ-TTg, thu về hơn 296 tỷ đồng, cao hơn giá trị sổ sách gần 63 tỷ đồng.
Tập đoàn cũng đã hoàn thành đề án chuyển Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia thành Công ty TNHH MTV và đã trình Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp vào cuối năm 2018.
Hiện có 5 doanh nghiệp đang được EVN tiến hành các công việc liên quan để thoái nốt vốn là Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện 3 và 4 (PECC3, PECC4), Công ty Tài chính cổ phần Điện lực (EVNFinance), Công ty cổ phần Phong điện Thuận Bình (TBW), Tổng công ty Thiết bị điện Đông Anh - CTCP (EEMC).
Tuy vậy, một số chứng thư thẩm định giá liên quan đến thoái vốn của 5 doanh nghiệp này bị giới hạn về thời gian hiệu lực, trong khi các cơ quan chức năng vẫn chưa phê duyệt xong kế hoạch khiến doanh nghiệp đứng trước thực tế phải thuê tư vấn thẩm định giá lần 2, dẫn tới kéo dài thời gian và phát sinh thêm chi phí, thủ tục thực hiện thoái vốn.
Đó là chưa kể việc nghiên cứu của các cơ quan hữu trách thường cần nhiều thời gian, có phương án gần 5 tháng chưa có ý kiến cuối cùng.
Thanh Hương
Theo baodautu.vn
'Trùm khoáng sản' TKV: Doanh thu vượt mốc 100.000 tỷ, lợi nhuận vọt lên gần 5.000 tỷ Năm 2018, "trùm khoáng sản" TKV ghi nhận doanh thu vượt mốc 100.000 tỷ đồng, tăng tới 30% so với năm trước đó. Lợi nhuận trước thuế còn ấn tượng hơn khi đạt gần 5.000 tỷ đồng, tăng tới 64%. 'Trùm khoáng sản' TKV: Doanh thu vượt mốc 100.000 tỷ, lợi nhuận vọt lên gần 5.000 tỷ Doanh thu, lợi nhuận "rủ nhau"...