[Cổ phiếu nổi bật tuần] Nhóm mía đường dậy sóng theo xu hướng giá hàng hóa
Có 2 cổ phiếu thuộc nhóm mía đường đã tăng tới hơn 30% trong vòng 1 tuần. Ngay cả cổ phiếu đầu ngành là SBT cũng tăng gần 18% là những biểu hiện cho thấy sóng mía đường đang hiện hữu.
Ảnh minh họa.
Diễn biến các cổ phiếu mía đường
Trong khi thị trường đang còn chật vật để khắc phục hậu quả của COVID-19, các cơ hội thưa thớt xuất hiện trên thị trường nhưng với riêng nhóm cổ phiếu mía đường, thật khó tin rằng nhiều cổ phiếu đã tăng tới hơn 30% trong tuần vừa qua.
Cổ phiếu đầu ngành là SBT cũng đã tăng tới 17,77% trong khi các mã vốn hóa thấp như SLS tăng 32,21% lên 55.000 đồng/cổ phiếu còn KTS tăng 33,33% lên 11.200 đồng/cổ phiếu.
Xét về dòng tiền, SBT là cổ phiếu có thể đáp ứng được dòng tiền lớn khi cổ phiếu này thường xuyên giao dịch được trên 1 triệu cổ phiếu, riêng trong 2 phiên cuối tuần SBT còn giao dịch được trên 2 triệu cổ phiếu cho thấy nhà đầu tư đang đẩy mạnh giao dịch.
Trong khi đó, SLS hay KTS dù thanh khoản không nhiều nhưng cũng được nhà đầu tư nhỏ lẻ tích cực giao dịch hơn bình thường.
Giá đường ngắn hạn đang có sự hồi phục mạnh
Các diễn biến giá cổ phiếu trên đang này đang có sự cùng pha với sự hồi phục mạnh giá đường. Giá đường trên ICE, tính đến giữa tháng 2/2019, đã tăng 50% so với đáy 2019.
Video đang HOT
Diễn biến giá đường trên ICE.
Đây cũng là điều đã được Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) kết hợp với Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) dự báo giá đường thế giới sẽ tăng nhẹ trong ngắn hạn do nguồn cung đường thế giới trong năm 2018/19 giảm khoảng 8%, còn khoảng 179 triệu tấn do:
(1) Diễn biến thời tiết xấu trong năm do hiện tượng El Nino sẽ diễn ra từ đầu năm tới mùa thu 2019 (với xác suất xảy ra lên tới hơn 80%) khiến sản lượng đường vụ 2018/19 sụt giảm tại các khu vực sản xuất và xuất khẩu đường lớn như EU (-12,7%), Ấn Độ (-3,6%) và Thái Lan (-3,5%).
(2) Xu hướng sản xuất ethanol từ mía làm giảm cung đường từ Brazil (-24,1%), đây là quốc gia sản xuất đường dẫn đầu thế giới vụ 2017/18.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), cung đường thế giới sẽ phục hồi nhẹ, đạt 180,7 triệu tấn đường trong niên vụ 2019/20. Do ngành đường được dự báo tiếp tục tình trạng thặng dư, giá đường thế giới sẽ chỉ tăng nhẹ trong ngắn hạn.
Trong báo cáo đánh giá về ngành đường, Công ty chứng khoán FPT cũng cho rằng trong trung hạn, giá đường dự kiến sẽ phục hồi do nhu cầu gia tăng ở các quốc gia có mức tiêu thụ bình quân đầu người thấp so với mức trung bình của thế giới (Châu Á và Châu Phi). Tuy nhiên, mức tăng sẽ khiêm tốn vì nguồn cung dự kiến sẽ vẫn dồi dào sau khi ngành đường thế giới trải qua những giai đoạn giá cao trong những năm gần đây.
Đây được cho là những nguyên nhân chính giúp cho kết quả kinh doanh của nhóm doanh nghiệp ngành đường có sự cải thiện bất ngờ trong quý cuối năm 2019. Niên độ 2019-2020, SLS báo lãi quý II tăng 45,08% lên 21,86 tỷ đồng, KTS lãi gấp 2,4 lần so với cùng kỳ, đạt 2,15 tỷ đồng còn SBT đảo chiều lãi 12,19 tỷ đồng trong khi cùng lỗ hơn 23 tỷ đồng.
Theo SLS giải trình, doanh thu tăng chủ yếu nhờ vào sản lượng tăng. Trong đó, sản lượng đường và rỉ mật lần lượt tăng 28% và 33% so với cùng kỳ niên độ trước. Giá bán bình quân đường đạt 9,731 đồng/kg, tăng 1% lên 9.602 đồng/kg còn mật rỉ có giá bán bình quân là 1,867 đồng/kg, giảm 3%.
Dù vậy, vẫn cần theo dõi diễn biến giá đường thế giới trong thời gian tới bởi theo đánh giá của FPTS, giá đường trong nước có xu hướng phục hồi nhẹ vào các dịp cận kề Tết Trung Thu và Tết Nguyên đán, phục vụ cho nhu cầu sản xuất bánh kẹo đồ uống của các doanh nghiệp thực phẩm. Còn, ngành đường Việt Nam sẽ tiếp tục gặp khó khăn do áp lực từ đường lậu Thái Lan nhập khẩu vào Việt Nam.
Và đặc biệt, hiệp định ATIGA sẽ có hiệu lực vào 01/01/2020 sẽ khiến các doanh nghiệp tiêu thụ đường trong nước có tâm lý chờ đường giá rẻ nhập chính ngạch từ Thái Lan. FPTS cho rằng giá đường trong nước tiếp tục đi ngang và ở mức trung bình từ 10.500 – 11.000 đồng/kg trong niên vụ 2019/20 và duy trì trên mức 9.000 đồng/kg.
MAI HƯƠNG
Theo Bizlive.vn
10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Nhóm mía đường bứt phá
Các cổ phiếu mía đường như LSS, SBT, SLS hay KTS đồng loạt tăng giá mạnh trong tuần từ 10-14/2.ACB là cổ phiếu góp công lớn nhất giúp HNX-Index tăng mạnh.
Kết thúc tuần giao dịch từ 10-14/2, VN-Index đứng ở mức 937,45 điểm, tương ứng giảm nhẹ 0,35% so với tuần trước. Trong khi đó với động lực chính đến từ ACB nên HNX-Index tăng 4,59% lên 109,74 điểm. Chỉ riêng ACB trong tuần qua đã góp đến gần 4,2 điểm vào đà tăng của HNX-Index. ACB chốt tuần giao dịch ở mức 26.400 đồng/cp, tương ứng tăng 10,9% so với tuần trước.
Tâm điểm của thị trường tuần qua là việc nhóm cổ phiếu mía đường đua nhau bứt phá. Trên sàn HoSE, đứng đầu danh sách tăng giá là cổ phiếu LSS của Mía đường Lam Sơn với mức tăng 31,3%. Động lực tăng chính của các cổ phiếu mía đường đó là nhờ vào việc kết quả kinh doanh bất ngờ khởi sắc vào quý II niên độ tài chính 2019-2020. Riêng đối với Mía đường Lam Sơn, công ty báo lãi 8,7 tỷ đồng ở quý II trong khi cùng kỳ lỗ đến gần 14 tỷ đồng. Nhờ sự khởi sắc này mà lũy kế 6 tháng lợi nhuận công ty cũng đạt 9,3 tỷ đồng so với mức lỗ 13,4 tỷ đồng của cùng kỳ.
Cổ phiếu SBT của Thành Thành Công - Biên Hòa cũng nằm trong top 10 tăng giá sàn HoSE với 17,8%. Kết quả kinh doanh quý vừa qua của Thành Thành Công - Biên Hòa cũng có sự cải thiện đáng kể khi lãi sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt hơn 12 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lỗ đến 33,7 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng chỉ tiêu này đạt đến 50 tỷ đồng, gấp 12 lần cùng kỳ.
Đứng thứ 2 trong danh sách tăng giá sàn HoSE là cổ phiếu YEG của Tập đoàn Yeah1 với 31%. Trong tuần, YEG đã có 4 phiên tăng trần liên tiếp, đà bứt phá của cổ phiếu này xuất hiện từ khi Chủ tịch và CEO đăng ký bán hơn 6 triệu cổ phiếu cho đối tác chiến lược.
Chiều ngược lại, cổ phiếu DTL của Đại Thiên Lộc nối dài chuỗi ngày lao dốc khi giảm 25,4% sau một tuần giao dịch. DTL cũng là cổ phiếu duy nhất ở sàn HoSE giảm giá trên 20%. Đà giảm của DTL vẫn diễn ra bất chấp việc con Chủ tịch HĐQT và Công ty TNHH SX Thép Tâm Đức đăng ký mua vào tổng cộng 3,5 triệu cổ phiếu.
Ở sàn HNX, cổ phiếu VE3 của Xây dựng điện VNECO 3 tăng giá mạnh nhất với 35%. Tuy nhiên, cổ phiếu này tăng giá trong trạng thái thanh khoản nhỏ giọt với chỉ vài trăm cổ phiếu khớp lệnh mỗi phiên.
2 vị trí tiếp theo trong danh sách tăng giá sàn HNX thuộc về 2 cổ phiếu mía đường là KTS của Đường Kon Tum và SLS của Mía đường Sơn La. Trong đó, KTS tăng 33,3% còn SLS tăng 32,2%. Tương tự như nhóm mía đường ở sàn HoSE, 2 doanh nghiệp này đều có kết quả kinh doanh cải thiện trong quý II. Đối với Đường Kon Tum, công ty báo lãi sau thuế quý II niên độ 2019-2020 đạt 2,2 tỷ đồng, tăng mạnh so với mức 891 triệu đồng của cùng kỳ và bù đắp được hết khoản lỗ của quý I, giúp có lãi 490 triệu đồng sau 6 tháng. Đối với Mía đường Sơn La, lợi nhuận quý II cũng tăng 45% so với cùng kỳ lên 21,8 tỷ đồng.
Chiều ngược lại, giảm giá mạnh nhất sàn HNX là cổ phiếu LM7 của Lilama 7 với 31,7%. Trong tuần, LM7 đã có 4 phiên giảm sàn liên tiếp và phiên còn lại không có giao dịch. Các phiên giảm sàn của LM7 cũng diễn ra với tình trạng thanh khoản rất thấp.
2 cổ phiếu TKU của Công nghiệp Tung Kuang và PSC của Vận tải và Dịch vụ Petrolimex Sài Gòn giảm lần lượt 25,2% và 25,1%.
Tại sàn UPCoM, có đến 3 cổ phiếu tăng giá trên 50% là BHK của Bia Hà Nội - Kim Bài, HLS của Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn và HLS của Đầu tư và Xây lắp Dầu khí Sài Gòn. Điểm chung của cả 3 cổ phiếu này đều có thanh khoản luôn duy trì ở mức rất thấp, thậm chí nhiều phiên không có giao dịch.
Trong khi đó, cổ phiếu PCF của Cà Phê Petec giảm giá mạnh nhất với 40%. PCF chỉ giao dịch duy nhất một phiên (11/2) ở tuần qua nhưng biên độ lên đến 40% do trước đó cổ phiếu này không có giao dịch trong 25 phiên liên tiếp.
[Điểm nóng TTCK tuần 10/02 - 16/02] Chứng khoán Việt Nam phục hồi nhưng gặp ngưỡng cản quan trọng
Theo Bình An
NDH
Năm thắng lợi của Vicostone: Lợi nhuận chưa phân phối chính thức vượt vốn điều lệ Vicostone là một trong không nhiều doanh nghiệp sản xuất thắng lợi giữa vòng xoáy cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc. Cổ phiếu VCS cũng đã có giai đoạn thăng hoa, nhưng nhìn lại một năm, tăng trưởng giá trị cổ phiếu lại khá nhỏ. EPS năm 2019 đạt 8.114 đồng/cp Kết quả kinh doanh năm 2019 của CTCP Vicostone (mã...