‘Cổ phiếu ngân hàng Việt sinh lời cao hơn nhiều nhà băng thế giới’
Khảo sát của VDSC cho thấy tỷ suất sinh lời trên mỗi cổ phiếu của các nhà băng Việt hiện cao hơn rất nhiều so với ngân hàng lớn khác trên thế giới.
“Tính đến hiện tại, đây là một năm không vui đối với các cổ đông của nhiều ngân hàng lớn… trừ khi họ đã đầu tư vào các ngân hàng tại Việt Nam”, đây là nhận định của Công ty cổ phần Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) trong báo cáo chiến lược đầu tư công bố mới đây. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh tới nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng.
Theo đó, công ty chứng khoán này đã thực hiện một cuộc khảo sát về mức sinh lời trên mỗi cổ phiếu của một số ngân hàng Việt Nam so với các ngân hàng khác trên thế giới. Kết quả cho thấy tỷ suất sinh lời của cổ phiếu ngân hàng Việt hiện nay đang cao hơn rất nhiều so với thế giới.
Các chuyên gia của công ty này đã xem xét định giá và biến động giá cổ phiếu trên một số ngân hàng ở nhiều khu vực khác nhau.
Tại Việt Nam, từ đầu năm, các ngân hàng Vietcombank, Techcombank, BIDV và HDBank đang có kết quả kinh doanh tốt hơn rất nhiều các ngân hàng khác trên thế giới. Mặc dù vậy, giá cổ phiếu của các ngân hàng này đắt hơn rất nhiều nếu định giá cổ phiếu theo tỷ số P/BV (giá thị trường trên giá trị sổ sách) hay P/E (giá thị trường trên thu nhập) mỗi cổ phiếu.
Trong số các ngân hàng nước ngoài được VDSC khảo sát chỉ có cổ phiếu của Ngân hàng JP Morgan Chase có tỷ suất sinh lời trong vòng 1 năm trở lại đây gần với mức của các ngân hàng Việt Nam, xấp xỉ 8%. Trong khi đó, nhóm cổ phiếu các ngân hàng Châu Âu cho mức sinh lời rất kém, đặc biệt là hai ngân hàng lớn của Đức là Commerzbank và Deutsche Bank. Hiện giá cổ phiếu hai ngân hàng này đã giảm lần lượt 24% và 35% so với một năm trước đây.
Chỉ số chung theo dõi diễn biến giá của 30 ngân hàng quan trọng toàn cầu Nasdaq Global (Global Systemically Important Banks, G-SIBs) trong vòng một năm qua cũng đã giảm khoảng 10% giá trị.
VDSC cho rằng ngành ngân hàng luôn được xem như “phong vũ biểu” cho sức mạnh nền kinh tế, do đó diễn biến giá kém tích cực của các ngân hàng lớn trên thế giới dường như đang cho thấy những thành phần tham gia thị trường đang thận trọng hơn với triển vọng của giá trị tài sản.
Công ty chứng khoán này cũng cho rằng những chỉ số định lượng như P/BV hay RoE không phải là nhân tố quyết định giá cổ phiếu ngân hàng mà chính là các yếu tố đặc tính. Những yếu tố này bao gồm tầm nhìn, thể hiện bởi một kế hoạch rõ ràng theo một chiến lược hợp lý để tăng thu nhập và niềm tin của nhà đầu tư đối với đội ngũ quản lý.
Video đang HOT
Như trường hợp từ JPMorgan, Wells Fargo và DBS, trong những năm qua, khi các ngân hàng này thực hiện những chiến lược cải cách hoặc tăng trưởng hợp lý, trong đó có việc kiểm soát nợ xấu. Ngân hàng Thanh toán Quốc tế – BIS2 cũng cho rằng việc chủ động giải quyết nợ xấu là một chất xúc tác hiệu quả cho ngành ngân hàng.
Trong khi đó, Deutsche Bank, ABN Amro, và một số ngân hàng Trung Quốc, Nhật Bản cùng nhiều ngân hàng khác đã bị trừng phạt vì thiếu hiệu quả trong quản trị doanh nghiệp và thất bại trong việc chuyển sang các khu vực địa lý; phân khúc sản phẩm nằm ngoài sự hiểu biết.
Riêng tại Việt Nam, VDSC cho rằng xu hướng sáp nhập có thể sẽ diễn ra trong vài năm tới trong bối cảnh năng lực nội tại của nhiều ngân hàng Việt đang tỏ ra khá yếu kém và hầu như không thể đáp ứng chuẩn Basel II.
Ba năm trước, Ngân hàng Nhà nước đã lựa chọn 10 ngân hàng cần tuân thủ Basel II vào năm 2020, nhưng đến nay chỉ một số ít có thể thực hiện được.
“Lưu ý rằng mặc dù biên độ CDS (CDS spread) kỳ hạn 5 năm của Việt Nam đã tăng từ khoảng 120 lên 155 từ đầu năm, nhưng mức tăng này vẫn thấp hơn mức 500 vào năm 2008 và 2011″, các chuyên gia của VDSC nhận định.
Quang Thắng
Theo news.zing.vn
Kỳ vọng cổ phiếu ngân hàng quý cuối năm
Ngành ngân hàng đang bước vào mùa kinh doanh cao điểm nhất trong năm, giá cổ phiếu ngành này được dự báo sẽ có diễn biến khả quan, đón đầu triển vọng lợi nhuận tăng cao.
Theo Công ty Chứng khoán VPBank (VPBS), 6 tháng đầu năm 2018, tín dụng có tốc độ tăng trưởng thấp, nhưng thu nhập ngoài lãi tăng mạnh đã giúp các ngân hàng đạt kết quả kinh doanh khả quan.
Lợi nhuận sau thuế của các ngân hàng niêm yết nửa đầu năm nay tăng 53,7% so với cùng kỳ năm ngoái, không ít ngân hàng đã hoàn thành hơn 1/2 mục tiêu lợi nhuận cả năm như Vietcombank (57%), MBBank (56%), ACB (55%). Dự báo, nửa cuối năm, lợi nhuận của ngành ngân hàng sẽ tiếp tục tăng trưởng cao so với cùng kỳ.
Nhiều nhà phân tích cho rằng, nguyên nhân tăng trưởng lợi nhuận của ngành ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2018, bên cạnh thu nhập ngoài lãi tăng mạnh nhờ ngân hàng tăng thu phí, bán chéo sản phẩm và hoạt động bancasurrance, còn do tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) cải thiện từ mức 3,05% cùng kỳ năm ngoái lên 3,16%, đồng thời trích lập dự phòng rủi ro giảm.
Báo cáo phân tích vừa được Trung tâm nghiên cứu BIDV công bố cho biết, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng đã giảm mạnh từ 17,2% năm 2012 xuống 6,7% vào cuối tháng 6/2018.
Đó là con số về tổng nợ xấu nội bảng, nợ bán cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) chưa xử lý và nợ cơ cấu lại trên tổng dư nợ.
Nợ xấu giảm mạnh một phần là nhờ tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý hơn: trong giai đoạn 2011 - 2017, tăng trưởng tín dụng trung bình là 14,3%/năm, thấp hơn so với mức tăng 34%/năm trong giai đoạn 2006 - 2010.
Trên sàn chứng khoán, trong 3 tháng qua, giá nhiều cổ phiếu ngân hàng có diễn biến tăng như VCB, ACB, CTG, BID, VIB, STB, HDB, SHB. Lợi nhuận tăng là yếu tố tác động tích cực lên cổ phiếu ngành này.
Mùa cao điểm kinh doanh cuối năm bắt đầu diễn ra, nhiều khả năng cổ phiếu ngân hàng sẽ tiếp tục có diễn biến khả quan. Yếu tố hỗ trợ khác là một số nhà băng chuẩn bị bán cổ phần cho nhà đầu tư ngoại.
Chẳng hạn, Ngân hàng Nhà nước vừa chấp thuận cho Vietcombank tăng vốn điều lệ từ hơn 35.977 tỷ đồng lên trên 39.575 tỷ đồng theo phương án phát hành cổ phiếu riêng lẻ, tỷ lệ 10%.
Theo nhiều đồn đoán, GIC - quỹ đầu tư đến từ Singapore là đối tác quan tâm đến đợt phát hành tăng vốn này của Vietcombank. Ngoài ra, cổ đông nước ngoài lớn nhất của Ngân hàng là Mizuho Bank có kế hoạch mua thêm cổ phần để giữ nguyên tỷ lệ sở hữu 15%.
Hay Ngân hàng Nhà nước đã chấp thuận về nguyên tắc phương án sáp nhập PGBank vào HDBank. Việc nhận sáp nhập PGBank sẽ giúp "room" ngoại đang được lấp kín tại HDBank trống ra khoảng 900 tỷ đồng mệnh giá, tương đương khoảng 7%. Điều này sẽ giúp tăng tính hấp dẫn của cổ phiếu HDBank.
Theo kế hoạch được Đại hội đồng cổ đông thông qua hồi đầu năm, HDBank sẽ nâng tổng tài sản lên trên 242.000 tỷ đồng, huy động vốn hơn 222.000 tỷ đồng, dư nợ cho vay hơn 154.000 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 3.921 tỷ đồng trong năm 2018. Mới đây, HDBank đã điều chỉnh tăng mục tiêu lợi nhuận lên trên 4.700 tỷ đồng, nếu thương vụ sáp nhập PGBank hoàn tất.
Một ngân hàng chưa niêm yết là OCB có kế hoạch huy động vốn ngoại trước khi đưa cổ phiếu lên sàn HOSE trong quý IV/2018. Hiện "room" ngoại tại OCB còn 23,66%.
Bên cạnh đó, VIB, LPB có kế hoạch chuyển đăng ký giao dịch từ UPCoM lên niêm yết trên HOSE, sẽ góp phần tạo hiệu ứng tích cực.
Tuy không tránh khỏi những phiên điều chỉnh theo xu hướng thị trường, song nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn đang được giới phân tích chứng khoán đánh giá là nhóm đóng vai trò dẫn dắt chính của thị trường chứng khoán, thu hút dòng tiền tốt nhất.
StoxPlus nhận định, nhóm cổ phiếu ngân hàng, bất động sản dẫn dắt thị trường với mức đóng góp 40% vào tổng giá trị vốn hóa toàn thị trường.
Hai nhóm này thu hút một lượng lớn giá trị giao dịch hàng ngày cũng như giá trị giao dịch ngoại tệ ròng vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Diễn biến giá cổ phiếu ngân hàng nhiều khả năng sẽ có xu hướng tăng trong quý IV/2018.
Tuy nhiên, các cổ phiếu sẽ có sự phân hóa không nhỏ. Các mã lớn, kinh doanh hiệu quả sẽ thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư. Ngược lại, cổ phiếu ngân hàng kinh doanh kém hiệu quả, nợ xấu tăng sẽ khó hút được dòng tiền.
Theo một chuyên gia tài chính, dù hấp dẫn, song cổ phiếu ngân hàng chưa hẳn là sự lựa chọn tối ưu cho mọi nhà đầu tư, nhất là với những người tìm kiếm sự ổn định cao trong danh mục.
Vân Linh
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Lãi suất tiền đồng trên thị trường liên ngân hàng tăng Lãi suất tiền đồng trên thị trường liên ngân hàng trong tuần qua liên tục tăng đã kìm hãm đà tăng giá của USD. Lãi suất tiền đồng tăng Theo công bố từ Ngân hàng Nhà nước, lãi suất tiền đồng ngày 3.10 qua đêm lên 3,3%/năm, 1 tuần lên 3,39%/năm, 2 tuần lên 3,56%/năm, 1 tháng lên 3,88%/năm... So với cuối tháng...