Cổ phiếu ngân hàng bứt phá ngoạn mục trong phiên chiều, Vn-Index chính thức vượt mốc 1.000 điểm
Trong phiên chiều nay, dòng tiền không chỉ tập trung vào nhóm dầu khí, điện, dệt may mà đã có sự lan tỏa mạnh, tiêu biểu là nhóm ngân hàng với hàng loạt mã bứt phá như ACB, BID, CTG, EIB, MBB, SHB, VPB, VCB, HDB, TCB…đóng vai trò không nhỏ giúp Vn-Index vượt 1.000 điểm.
Phiên giao dịch buổi chiều diễn ra hết sức tích cực, đặc biệt sau thời điểm 14h khi dòng tiền đổ mạnh vào nhiều nhóm ngành giúp các chỉ số bứt phá ngoạn mục.
Vn-Index đóng cửa phiên giao dịch tăng 16,72 điểm (1,7%) lên 1.001,32 điểm; Hnx-Index tăng 1,23 điểm (1,14%) lên 109,55 điểm và Upcom-Index tăng 0,97% lên 56,58 điểm. Thanh khoản thị trường cũng cải thiện đáng kể với giá trị giao dịch 3 sàn đạt hơn 5.500 tỷ đồng. Số mã tăng điểm trên 3 sàn áp đảo hoàn toàn với 413 mã, trong khi số mã giảm chỉ là 251.
Khối ngoại có phiên mua ròng nhẹ với giá trị gần 10 tỷ đồng, trong đó cổ phiếu được mua mạnh nhất là NVL với 39,17 tỷ đồng.
Trong phiên chiều nay, dòng tiền không chỉ tập trung vào nhóm dầu khí, điện, dệt may mà đã có sự lan tỏa mạnh, tiêu biểu là nhóm ngân hàng với hàng loạt mã bứt phá như ACB, BID, CTG, EIB, MBB, SHB, VPB, VCB, HDB, TCB…đóng vai trò không nhỏ giúp Vn-Index vượt 1.000 điểm.
Bên cạnh đó, các cổ phiếu Bluechips như BVH, GAS, FPT, HPG, REE, PNJ, MWG, PLX, VRE, VIC, VHM…cũng tăng điểm mạnh giúp sắc xanh thị trường được củng cố vững chắc.
Trên TTCK Phái sinh, cả 4 HĐTL đều tăng mạnh và thậm chí HĐTL F1903 còn đóng cửa cao hơn VN30 Index 0,14 điểm cho thấy tâm lý giới đầu tư lúc này khá lạc quan.
=================================
Tạm dừng phiên sáng, chỉ số Vn-Index tăng 9,07 điểm (0,92%) lên 993,67 điểm; Hnx-Index tăng 0,32% lên 108,66 điểm và Upcom-Index tăng 0,67% lên 56,41 điểm. Thanh khoản thị trường cải thiện so với phiên trước, nhưng không quá cao với giá trị giao dịch 3 sàn đạt gần 2.500 tỷ đồng.
Trong sáng nay, khối ngoại bán ròng trên cả 3 sàn với tổng giá trị 30 tỷ đồng. Trong đó, HPG bị bán mạnh nhất với giá trị 35,5 tỷ đồng.
Về diễn biến nhóm ngành, các cổ phiếu dầu khí đang thu hút dòng tiền khá tốt với GAS, PVS, PVD, PVB, PXS, PVT…tăng khá mạnh. Bên cạnh đó, các cổ phiếu dệt may như TCM, TNG, STK, GMC, MSH…cũng tăng khá tốt.
Video đang HOT
Nhóm năng lượng cũng giao dịch tích cực với SJD, SEB, SHP, PPC, NT2, KHP, CHP, BTP, REE, POW…tăng điểm, thậm chí PPC còn tăng kịch trần.
Các Bluechips VHM, VRE, VIC, BVH, FPT, GAS, VCB, VNM, PLX, PNJ, MWG…cũng tăng điểm giúp sức xanh thị trường được củng cố vững chắc.
YEG vẫn tiếp tục bị bán sàn “trắng bên mua”. Khối lượng khớp lệnh YEG đạt 124 nghìn cổ phiếu, trong đó khối ngoại đã bán ra hơn 110 nghìn cổ phiếu.
=================================
Phiên giao dịch 12/3 diễn ra khá sôi động ngay từ những phút mở cửa. Sự khởi sắc của thị trường chứng khoán Mỹ đêm qua cũng như các thị trường Châu Á sáng nay đã tác động tích cực tới tâm lý giới đầu tư trong nước và Vn-Index mau chóng vượt mốc 990 điểm chỉ sau ít phút giao dịch.
Tại thời điểm 10h5′, chỉ số Vn-Index tăng 6,72 điểm (0,68%) lên 991,32 điểm; Hnx-Index tăng 0,2% lên 108,54 điểm và Upcom-Index tăng 0,46% lên 56,3 điểm.
Các Bluechips VHM, VIC, VRE, SAB, FPT, BVH, GAS, PLX…đồng loạt tăng điểm đang là yếu tố hỗ trợ tích cực cho diễn biến thị trường chung. Bên cạnh đó, nhóm dầu khí GAS, PVS, PVD, PVB, PVB, PXS…cũng giao dịch khá tốt trong bối cảnh giá dầu hồi phục mạnh trong đêm qua.
Nhóm bất động sản, xây dựng cũng thu hút dòng tiền với nhiều mã tăng điểm như NVL, VPI, NLG, CTD, DIG, DXG, FCN, CEO, HBC, D2D, KBC…
Trong khi đó, nhóm ngân hàng, chứng khoán giao dịch vẫn khá thân trọng và hầu hết các cổ phiếu xoay quanh mốc tham chiếu.
Cổ phiếu YEG vẫn tiếp tục bị bán sàn “trắng bên mua”, bất chấp thông tin chuyển nhượng lại ScaleLab với giá 12 triệu USD. Đây cũng là phiên giảm sàn thứ 7 liên tiếp của YEG.
Trên TTCK Phái sinh, cả 4 HĐTL đều tăng mạnh và chỉ thấp hơn VN30 Index từ 1 đến 5 điểm cho thấy tâm lý giới đầu tư đang lạc quan trở lại.
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
Góc nhìn: Cổ phiếu ngân hàng bên lề "bữa tiệc chứng khoán"
Phiên giao dịch 5/3, lần đầu tiên sau khoảng 5 tháng chỉ số VN-Index mới thoáng tái lập mốc 1.000 điểm. Nhóm cổ phiếu ngân hàng góp động lực cho thoáng chốc chạm mốc tâm lý này.
Nhiều cổ phiếu ngân hàng hiện nay thiếu đi động lực vốn ngoại mới, sau khi đã đầy hoặc khóa "room" - Ảnh: Quang Phúc.
Theo cách nói dân dã của nhà đầu tư, cổ phiếu BID của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV) "lĩnh ấn tiên phong", bứt phá mạnh mẽ cùng khối lượng bùng nổ trong phiên giao dịch này.
Khoảng một năm trở lại đây, BID là cổ phiếu ngân hàng duy nhất thường tạo được các quãng đột biến, tạo được hiệu ứng lan tỏa cho nhóm ngành tại nhiều thời điểm.
Lần này, phiên 5/3, tưởng như đà lan tỏa tạo thế bứt phá chung cho nhóm cổ phiếu ngân hàng trên sàn, dù chỉ trong khuôn khổ của một phiên, nhưng một lần nữa, "cổ phiếu vua" một thời tạo hụt hẫng.
Nhìn lại một quá trình, hụt hẫng ở nhóm cổ phiếu ngân hàng nói chung đã kéo dài cả năm qua, sau vùng đỉnh cao tháng 4/2018. Đó cũng là quãng thời gian nhóm này gần như lặng sóng, cùng mức sụt giảm 20-30% ở nhiều mã so với đỉnh của năm.
Và lần này, trong "bữa tiệc chứng khoán" mở ra ngay sau kỳ nghỉ Tết vừa qua, chưa đầy một tháng VN-Index từ chớm trên 900 điểm đã tiếp cận mốc 1.000 điểm, nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn chỉ bên lề. Thậm chí, nhiều mã trong nhóm thị giá còn thấp hơn cả mức đạt được trước Tết.
Ngoại trừ trường hợp VCB của Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank) và BID, các mã còn lại hầu hết chật vật giữ giá.
Điển hình như MBB của Ngân hàng Quân đội (MBBank) với hơn chục phiên chặn trên chặn dưới tham chiếu hàng triệu đơn vị, nhưng giá gần như không thay đổi. VPB của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) trồi sụt không thoát khỏi vùng 21-21.500 đồng/cổ phiếu cũng trong chừng ấy thời gian. TCB của Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank) luôn thường trực lệnh bán ồ ạt khối lượng lớn mỗi khi giá chớm được trên 27.500 đồng...
Quá trình tích lũy cũng là một góc nhìn, sau khi nhóm này có nhiều mã cũng đã tăng được 7-10% so với đợt suy giảm trước Tết.
Nhưng trong "bữa tiệc chứng khoán" đang diễn ra sau kỳ nghỉ Tết, khi sức tăng mở rộng và lan tỏa ở nhiều nhóm ngành, diễn biến trì trệ bên lề của cổ phiếu ngân hàng trở nên đáng chú ý, ngoài đóng góp về thanh khoản.
Cuối năm 2018, trong các dòng chảy nhận định về triển vọng phát triển ngành ngân hàng, có một quan điểm xem xét lợi nhuận các ngân hàng đã ở "vùng đỉnh", tốc độ tăng trưởng bắt đầu chậm lại...
Có quan ngại cụ thể ở nhà đầu tư cá nhân, ngoại trừ những mã như BID của BIDV, VCB của Vietcombank, CTG của VietinBank do đặc thù sở hữu, thì hầu hết các cổ phiếu ngân hàng đều có lượng cổ phiếu trôi nổi quá lớn.
Quan ngại trên có thể tính toán từ thực tế giao dịch: để có được một phiên lên giá mạnh, mỗi mã như MBB, TCB, VPB... cần phải giải phóng cỡ 5-10 triệu đơn vị, thậm chí quanh 15 triệu đơn vị. Quy mô này đòi hỏi nguồn tiền cỡ 100 - 200 tỷ đồng/phiên cho mỗi mã, thâm dụng vốn rất lớn.
Thế nhưng, khía cạnh trên chỉ tương đối. Bởi lẽ, trong những đoạn nóng sốt trước đây, cổ phiếu ngân hàng tăng tốt gắn với quy mô giao dịch toàn thị trường cỡ 4.000 - 5.000 tỷ đồng/phiên. "Bữa tiệc" hiện có, thị trường đã xuất hiện nhiều phiên quy mô cỡ 5.000 - 6.000 tỷ đồng, nhưng cổ phiếu ngân hàng nhìn chung vẫn ỉu.
Ở một khía cạnh khác, đà tăng của thị trường nói chung từ ra Tết đến nay có động lực lớn từ hoạt động mua ròng của khối đầu tư nước ngoài, trong khi đó nhiều mã ngân hàng hiện đã kín "room" sở hữu hoặc đang tạm khóa.
Quả thực, tại một loạt mã như MBB, TCB, CTG, VPB..., diễn biến giá thiếu đi động lực từ nguồn vốn ngoại mới.
Tại hội nghị ngành chứng khoán vừa qua, một lần nữa đề nghị nới "room" sở hữu nước ngoài tại ngân hàng Việt được đưa ra. Tuy nhiên, gần như năm nào đề xuất này cũng vài lần rộ lên rồi lịm, và chưa rõ đến khi nào mới có thể hiện thực, ngay cả việc nới sở hữu không gắn quyền biểu quyết.
Xoay đi xoay lại, các yếu tố cơ bản liên quan đến cổ phiếu ngân hàng nói chung vẫn vậy, thậm chí cải thiện. Sau kết quả kinh doanh năm 2018, với diễn biến giá chùng xuống và qua điều chỉnh sâu năm qua, cổ phiếu ngân hàng trở nên hấp dẫn hơn theo các chỉ số cơ bản như P/E, P/B, EPS...
Thế nhưng, khi "bữa tiệc chứng khoán" đã và đang thể hiện, cổ phiếu ngân hàng nói chung vẫn lì đi và nằm bên lề, thì sự hấp dẫn đó có thể khiến nhiều nhà đầu tư cá nhân băn khoăn.
Vì, trong một thị trường giá lên, cổ phiếu không tạo hoặc hạn chế trong tạo lợi nhuận cho nhà đầu tư, thì nó trở nên kém hấp dẫn, thậm chí chôn vốn.
Có lẽ sức hấp dẫn ở cổ phiếu ngân hàng đang trở nên phù hợp hơn với những nhà đầu tư giá trị, với những kế hoạch và kỳ vọng trung dài hạn?
Minh Đức
Theo vneconomy.vn
Đua nhau bắt đáy, các cổ phiếu bluechips ồ ạt tăng cao Nhờ sự hỗ trợ tích cực của nhóm cổ phiếu bluechips, ngân hàng, dầu khí... thị trường chứng khoán trong nước đồng loại đi lên trong phiên làm việc đầu tuần hôm nay (4/2). Theo đó, chỉ số Vn-Index đã ghi thêm gần 15 điểm lúc chốt phiên. Sau tuần lao dốc trước đó, thị trường chứng khoán đã khởi động ngày làm...