Cổ phiếu ngân hàng bất ngờ “lạc điệu” với xu hướng phục hồi chung
Thị trường tương lai của chứng khoán Mỹ rất có thể đã “cứu nguy” cho thị trường trong nước hôm nay khi phục hồi trở lại khá tốt.
Đêm qua chứng khoán Mỹ đã có phiên sụt giảm kỷ lục kể từ tháng 3 tới nay.
Cổ phiếu ngân hàng cản bước phục hồi
Biến động quá mạnh trên thị trường quốc tế dù sao cũng có tác động nhất định. S&P 500 của Mỹ đêm qua bốc hơi hơn 2%, Nasdaq giảm 2,8% là cực mạnh. Thị trường trong nước những phút đầu tiên giao dịch thận trọng, nhưng nhanh chóng lao dốc. VN-Index giảm sâu 0,83% trước khi phục hồi.
Hôm nay cũng là ngày công bố các số liệu vĩ mô, trong đó GDP quý 3 tăng trưởng âm 6,17%. Đây là điều thị trường đang chờ đợi xem ảnh hưởng của những tháng giãn cách xã hội tác động mạnh đến mức nào.
Dường như thị trường đã không lo ngại nhiều về con số vĩ mô. Đến phiên chiều giao dịch bắt đầu mạnh dần và nhiều blue-chips phục hồi, thậm chí vài lần đẩy được VN-Index qua tham chiếu.
Tuy nhiên nhóm cổ phiếu quan trọng nhất là ngân hàng, hầu như đứng ngoài đà phục hồi chiều nay. TPB tăng 1,72% là blue-chips ngân hàng duy nhất còn tăng. Điều này là không đủ vì vốn hóa của TPB cung quá nhỏ. Trong khi đó hàng loạt cổ phiếu ngân hàng còn lại giảm: VCB giảm 0,71%, BID giảm 0,5%, ACB giảm 0,79%, CTG giảm 1,78%, MBB giảm 0,71%, STB giảm 2,82%, TCB giảm 0,8%, VPB giảm 1,2%…
VN-Index cho đến cuối phiên khớp lệnh liên tục đã tăng vượt tham chiếu thành công, nhưng đến đợt đóng cửa lại quay đầu đỏ. Điểm số mất không đáng kể (0,1 điểm) nhưng vẫn cho thấy khi thiếu vắng các cổ phiếu nâng đỡ, chỉ số trở nên kém ổn định.
Video đang HOT
Điều bất lợi hôm nay là các mã ngân hàng giảm đã không có được sự bù đắp đủ tốt từ các trụ còn lại. VHM vẫn giảm 0,38% trong khi VIC tăng quá yếu 0,23%, VNM tăng 0,34%. Những trụ còn lại tốt là GAS tăng 1,79%, HPG tăng 1,33%, MSN tăng 3,68%.
Cổ phiếu ngân hàng lạc điệu khỏi xu hướng phục hồi chung là điều khá bất ngờ. Nhóm tài chính lẽ ra rất nhạy với xu hướng, đặc biệt khi nền kinh tế mở cửa trở lại. Cổ phiếu ngân hàng hầu hết từ đầu tháng 9 tới nay cũng ít biến động và không hút được dòng tiền. Những mã ngân hàng thanh khoản nhất hôm nay đều là do nhà đầu tư xả hàng, ví dụ VPB hay STB, đứng thứ 2 và thứ 3 thanh khoản toàn thị trường thì giá rơi sâu.
Thị trường đã chiết khấu hết rủi ro?
Số liệu vĩ mô là thông tin quan trọng nhất trong ngày hôm nay. Thị trường chao đảo khá mạnh buổi sáng khi xuất hiện tin tăng trưởng âm trong quý 3/2021. Tuy nhiên sau đó thị trường cân bằng và phục hồi, dù VN-Index chưa thể vượt qua tham chiếu.
Thông thường diễn biến phục hồi cùng với tin xấu là biểu hiện của một thị trường mạnh. Nhà đầu tư không lo ngại đối với những tin xấu đã cụ thể và được công khai. Tuy vậy thị trường lại không có được thanh khoản tốt hoặc trải qua những đợt xả hàng lớn. Thị trường cân bằng với dòng tiền yếu ớt cũng đồng nghĩa với nhà đầu tư không lo ngại, nhưng cũng chẳng hề hào hứng.
Thị trường đã chiết khấu hết rủi ro hay chưa là điều quan trọng lúc này. Phản ứng hôm nay có thể xem là những số liệu vĩ mô xấu không bị coi là xấu. Tuy nhiên thị trường chưa hẳn đã hết các yếu tố bất lợi. Ví dụ xu hướng điều chỉnh của thị trường quốc tế mới chỉ bắt đầu, chưa rõ sẽ mạnh đến mức độ nào. Mặt khác, kết quả kinh doanh quý 3 của doanh nghiệp niêm yết vẫn còn là ẩn số.
Rất có thể dòng tiền chưa hào hứng là có lý do để chờ đợi. Hôm nay giao dịch hai sàn giảm tiếp xuống 17.468 tỷ đồng khớp lệnh và 20.320 tỷ đồng cả thỏa thuận.
Về mặt kỹ thuật, thị trường cũng chưa rõ xu hướng và quá trình đi ngang từ đầu tháng 9 tới nay vẫn được giữ nguyên. VN-Index có hai mốc quan trọng cần vượt qua để lôi kéo thêm nhà đầu tư vào giao dịch: Thứ nhất là đỉnh cao tuần trước, trước khi xảy ra phiên sụt giảm sốc ngày 27/9. Thứ hai là đỉnh cao giữa tháng 8. Các mốc kỹ thuật này được xem như chốt chặn để xác định liệu thị trường có thoát ra khỏi xu hướng đi ngang hiện tại hay không.
Giá cao su hôm nay 27/9, Sàn châu Á dao động, khủng hoảng Evergrande vẫn đang rình rập thị trường
Giá cao su tại châu Á dao động trước sự lo ngại cuộc khủng hoảng nợ của tập đoàn Evergrande lan ra các thị trường rộng lớn và làm ảnh hưởng nền kinh tế sau khi hồi phục bởi đại dịch Covid-19.
Giá cao su hôm nay: Giữ đà giảm. (Nguồn: Vinanet)
Cập nhật giá cao su thế giới
Tại Sở Giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM) , giá cao su giao kỳ hạn tháng 9/2021 trên sàn Osaka giao dịch ở mức 186,5 Yen/kg, giữ nguyên so với phiên giao dịch trước đó.
Kỳ hạn tháng 10/2021 đạt mức 188,3 Yen/kg, giữ nguyên so với phiên giao dịch trước đó; kỳ hạn tháng 11/2021 đạt mức 191,4, giữ nguyên so với phiên giao dịch trước đó.
Tại Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE) , giá cao su giao kỳ hạn tháng 9/2021 ghi nhận mức 13.620 Nhân dân tệ/tấn, giảm 495 Nhân dân tệ so với phiên giao dịch trước đó.
Kỳ hạn tháng 10/2021 ở mức 12.450 Nhân dân tệ/tấn, giảm 375 Nhân dân tệ so với giao dịch trước đó, kỳ hạn tháng 11/2021 ở mức 12.530 Nhân dân tệ/tấn, giảm 380 Nhân dân tệ so với giao dịch trước đó.
Giá cao su tại châu Á đang giao dịch ở mức thấp do tâm lý lo ngại cuộc khủng hoảng nợ của tập đoàn Evergrande lan ra các thị trường rộng lớn và làm chệch hướng phục hồi từ đại dịch.
Cập nhật giá cao su trong nước
Tại thị trường trong nước, giá mủ cao su nguyên liệu trên cả nước không có nhiều biến động từ đầu tháng 9 đến nay.
Theo khảo sát, giá mủ cao su tươi hôm nay tại Bình Phước được các thương lái thu mua giao động từ 308 - 315 đồng/ độ mủ.
Tại Đắk Lắk, giá mủ chén đầu cũng ghi nhận mức 16.000-18.000 đồng/kg tùy loại.
Tại Bình Dương, giá thu mua mủ cao su nguyên liệu dao động khoảng 333-335 đồng/độ mủ.
Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng 9/2021, xuất khẩu cao su đạt 81.918 tấn, trị giá hơn 134,848 triệu USD, so với nửa đầu tháng 9/2020 giảm 22,29% về lượng nhưng về giá trị giảm không đáng kể chỉ giảm 0,58%.
Cộng dồn đến cuối kỳ báo cáo đạt 1.189.427 tấn, trị giá hơn 1,986 tỷ USD, so với cùng kỳ tăng 17,43% về lượng và tăng 53,56% về kim ngạch.
Tại thị trường trong nước, giá mủ cao su nguyên liệu trên cả nước không có nhiều biến động từ đầu tháng 9 đến nay.
Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết, trong tháng 8/2021, xuất khẩu cao su bị ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19, nhiều doanh nghiệp phải tạm ngừng sản xuất do nằm trong khu vực phong tỏa, hoặc sản xuất bị ảnh hưởng bởi công nhân nghỉ việc, bị cách ly, sống trong vùng có dịch. Nông dân trồng cao su tiểu điển ở nhiều tỉnh cũng phải tạm ngừng thu hoạch mủ cao su vì giãn cách xã hội.
Tuy nhiên, xuất khẩu cao su 8 tháng đầu năm tăng 22,1% về lượng và tăng 59,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Giá cao su xuất khẩu trong tháng 8/2021 bình quân ở mức 1.641 USD/tấn, giảm 0,8% so với tháng 7/2021, nhưng tăng 33,3% so với tháng 8/2020.
Nhận định phiên giao dịch ngày 27/9: Thị trường sẽ tiếp tục xu hướng đi ngang Thị trường vẫn đang theo xu hướng tích lũy và đi ngang 3 tuần vừa qua trong bối cảnh nhóm cổ phiếu lớn tiếp tục tích lũy và nhóm cổ phiếu đầu cơ phát tín hiệu đạt đỉnh. Mốc 1.350 điểm sẽ tiếp tục nâng đỡ thị trường và nhiều khả năng VN Index sẽ tiếp tục dao động ở phạm vi hẹp...