Cổ phiếu lao dốc, Meta (Facebook) cắt giảm quyền lợi nhân viên
7 nhân viên giấu tên của Meta, công ty mẹ Facebook, cho biết hầu hết nhân viên dự kiến sẽ quay lại văn phòng vào cuối tháng 3 nhưng sẽ không còn được hưởng các đặc quyền như trước đây.
Meta, công ty mẹ của Facebook đang lên kế hoạch đưa nhân viên trở lại văn phòng sau một thời gian dài làm việc trực tuyến, tuy nhiên, nhân viên sẽ không còn được hưởng các đặc quyền mà họ từng có.
Theo một báo cáo mới được New York Times công bố, 7 nhân viên giấu tên của Meta cho biết hầu hết nhân viên dự kiến sẽ quay lại văn phòng vào cuối tháng 3 nhưng sẽ không còn được hưởng các đặc quyền như trước đây, trong bối cảnh giá cổ phiếu công ty đang xuống dốc.
Meta đã nói với nhân viên trong thông báo hôm thứ Sáu rằng họ sẽ cắt giảm hoặc loại bỏ các dịch vụ miễn phí như giặt, giặt khô, dịch vụ trông xe và dời bữa tối đến sau 6pm. Các nhân viên cho biết giờ ăn tối mới là rất bất tiện, vì chuyến xe cuối cùng đưa nhân viên rời công ty để về nhà cũng là lúc 6pm.
Các động thái này phản ánh sự thay đổi văn hóa công sở ở Thung lũng Silicon. Các công ty công nghệ, thường cung cấp các đặc quyền sinh hoạt để đổi việc lại nhân viên làm việc nhiều giờ trong văn phòng, đang chuẩn bị điều chỉnh sang mô hình làm việc kết hợp mới.
Ví dụ: tại Meta, nhiều nhân viên được lên lịch trở lại văn phòng của công ty vào ngày 28 tháng 3, nhưng một số sẽ tiếp tục làm việc tại nhà và những người khác sẽ đến văn phòng không thường xuyên như trước.
Những thay đổi này có thể là một cảnh báo cho các nhân viên tại các công ty khác đang chuẩn bị quay trở lại văn phòng sau hai năm xảy ra đại dịch. Google, Meta và những công ty khác từ lâu đã cung cấp các tiện nghi sinh hoạt như chăm sóc y tế tại chỗ, tiệc sushi tự chọn, cửa hàng kẹo và ghế lười thư giãn,… để thu hút và giữ chân nhân viên.
Meta đã trải qua những tháng ngày khó khăn, lần đầu tiên từ tháng 5/2020, vốn hóa Facebook – nay là Meta – giảm xuống dưới mốc 600 tỷ USD. Giá cổ phiếu giảm 2,1%, giao dịch ở mức 220,18 USD, đẩy giá trị thị trường của mạng xã hội ngày 8/2 xuống mức 599,32 tỷ USD. Vào tháng 3, giá trị vốn hóa thị trường của Meta đã giảm xuống còn 515 tỷ USD.
Video đang HOT
Dù các quản lý của công ty nói rằng điều đó không liên quan đến thay đổi đối với đặc quyền, nhưng một số nhân viên cho rằng đây chính là nguyên nhân.
Trong nhiều năm, công ty thống trị mạng xã hội toàn cầu, giờ đây, họ đang trải qua những thay đổi đáng kể khi tốc độ tăng trưởng bị đình trệ và các đối thủ cạnh tranh trẻ hơn như TikTok đạt được sức hút trên toàn thế giới.
Các nhà đầu tư đã đặt câu hỏi về triển vọng dài hạn trong mô hình kinh doanh quảng cáo của công ty. Và một số nhân viên đang suy nghĩ đến chuyện tìm kiếm công việc mới khi nhận thấy giá trị khoản tiền dựa trên cổ phiếu của họ giảm mạnh.
Năm ngoái, CEO Meta, Mark Zuckerberg, đã thông báo rằng công ty sẽ chuyển trọng tâm sang metaverse. Toàn bộ công ty đã được tổ chức lại xung quanh tầm nhìn của Zuckerberg về các sản ph ẩm thực tế ảo và thực tế tăng cường.
Meta đã thảo luận về những thay đổi với chương trình đặc quyền của họ trong nhiều tháng khi công ty nghiên cứu cách chuyển sang mô hình làm việc kết hợp mới, hai nhân viên cho biết. Công ty cũng đã mở rộng mức trợ cấp sức khỏe nhân viên từ khoảng 700 USD lên 3.000 USD trong năm nay với nỗ lực bù lại việc loại bỏ một số đặc quyền tại văn phòng. Mức hỗ trợ này bao gồm mọi thứ từ chăm sóc sức khỏe thể chất đến sức khỏe tinh thần và các chi phí liên quan đến lập kế hoạch tài chính, chăm sóc trẻ em, chăm sóc người già và chăm sóc thú cưng.
“Khi trở lại văn phòng, chúng tôi đã điều chỉnh các dịch vụ và tiện nghi tại chỗ để phản ánh tốt hơn nhu cầu lực lượng lao động kết hợp”, phát ngôn viên của Meta cho biết trong một thông báo dành cho nhân viên. “Chúng tôi tin rằng mọi người và các nhóm sẽ ngày càng được phân bổ trong tương lai và chúng tôi cam kết xây dựng trải nghiệm giúp tất cả mọi người đều thành công.”
Chỉ vài phút sau khi những thay đổi được công bố, các nhân viên đã hỏi liệu công ty có dự định bồi thường cho họ theo cách nào đó hay không và liệu Meta đã thực hiện một cuộc khảo sát nhân viên để đánh giá những thay đổi sẽ tác động đến họ như thế nào hay chưa.
Trái ngược với nhiều phản đối, một số người đã ủng hộ thay đổi này.
Andrew Bosworth, giám đốc công nghệ của Meta, đã quyết đoán bảo vệ một số thay đổi. Mike Schroepfer, giám đốc công nghệ sắp mãn nhiệm, cũng viết bình luận ủng hộ những thay đổi.
Một nhân viên khác làm việc trong nhóm dịch vụ ăn uống cũng ủng hộ thay đổi, cho biết việc dời giờ ăn sẽ hạn chế các nhân viên lạm dụng đặc quyền ăn uống và mang một lượng lớn thức ăn về miễn phí. Trước đó, có người nhồi nhét đến 10 hộp đồ ăn đầy bít tết để mang về nhà.
Meta cho biết, thay đổi trong dịch vụ bữa ăn là dành cho những nhân viên muốn làm muộn, trong khi việc loại bỏ dịch vụ trông xe là để giảm tác động môi trường bằng cách khuyến khích nhân viên không mang ô tô cá nhân đến nơi làm việc.
Việc dừng dịch vụ giặt cho nhân viên tại trụ sở chính của Meta ở Menlo Park, California, đã kết thúc một đặc quyền nổi tiếng kỳ lạ ở Thung lũng Silicon. Dịch vụ giặt là do bên thứ ba vận hành, nhận và trả đồ miễn phí xung quanh khuôn viên và nhằm “giúp cuộc sống của mọi người dễ dàng hơn”, theo Facebook phát biểu vào năm 2020.
Sau tất cả, Facebook rời top 10 công ty giá trị nhất thế giới, Mark Zuckerberg ra khỏi danh sách 10 tỷ phú giàu nhất hành tinh
Từng giữ vị trị thứ 6 hồi năm ngoái, Facebook tụt thảm, giờ ngậm ngùi ôm vị trí thứ 11 trong danh sách các công ty giá trị nhất thế giới.
Sau loạt bê bối, cổ phiếu Meta (công ty mẹ Facebook) liên tục lao dốc trong suốt 2 tuần qua. Điều này khiến vốn hoá gã khổng lồ Big Tech tụt thảm và bốc hơi kỷ lục hơn 200 tỷ USD.
Như vậy, theo số liệu của Bloomberg, với giá trị thị trường hiện chỉ còn 565 tỷ USD, Meta chính thức rời top 10 các công ty giá trị nhất thế giới. Tập đoàn này hiện chỉ đứng thứ 11, sau Tencent Holdings của Trung Quốc. Năm ngoái, Meta từng giữ vị trí thứ 6 trong bảng xếp hạng với mức vốn hoá thị trường hơn 1.000 tỷ USD.
Như vậy, giá trị của Meta đã bốc hơi một nửa so với mức đỉnh hồi tháng 9/2021. Chỉ tính riêng phần vốn hóa sụt giảm của gã khổng lồ này cũng đã lớn hơn gần như toàn bộ các công ty trong rổ chỉ số S&P 500.
Không những thế, màn lao dốc cổ phiếu còn khiến ông chủ Facebook chính thức rời top 10 người giàu nhất thế giới theo chỉ số Bloomberg Billionaires Index, lần đầu tiên kể từ tháng 7/2015.
Meta chính thức rời top 10 các công ty giá trị nhất thế giới.
Trước đó, hồi đầu tháng này, Mark Zuckerberg cũng chứng kiến mức sụt giảm tài sản cá nhân kỷ lục lên tới 24 tỷ USD một ngày. Con số chỉ kém 35 tỷ USD tài sản bốc hơi của Elon Musk hồi tháng 11/2021 khi vị tỷ phú này hỏi ý kiến các cổ đông Tesla về việc bán 10% cổ phần.
Năm ngoái, Mark Zuckerberg đã quyết định đổi tên Facebook thành Meta Platforms để phù hợp với chiến lược mới của công ty. Vị CEO này tin rằng tiềm năng của metaverse (vũ trụ ảo) sẽ tạo ra nhiều đột phá, giúp công ty lật ngược tình thế như chiến lược mobile first trước đây.
Tuy nhiên, sau một loạt những cáo buộc xoay quanh vấn đề vi phạm dữ liệu người dùng, tham vọng trên của Meta đã bị ảnh hưởng ít nhiều. Thậm chí giới chuyên gia còn chỉ trích tầm nhìn metaverse của Facebook quá rộng và không có trọng tâm sinh lời rõ ràng. Điều này trái ngược hoàn toàn so với dự án vũ trụ ảo của Microsoft khi tập đoàn này chỉ tập trung vào thế mạnh là nền tảng cho các doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, con số doanh thu đáng thất vọng cũng làm gia tăng áp lực lên Meta trong bối cảnh công ty công nghệ này đang phải đứng giữa loạt bê bối về các quy định pháp lý, cũng như tìm cách chứng minh cho sự thay đổi chiến lược của mình.
Ông chủ Facebook chính thức rời top 10 người giàu nhất thế giới theo chỉ số Bloomberg Billionaires Index, lần đầu tiên kể từ tháng 7/2015.
Hồi tháng 2, "dân số" mạng xã hội lớn nhất hành tinh lần đầu tiên sụt giảm khoảng 1 triệu tài khoản chỉ trong 1 quý. Theo NBC, có rất nhiều lý do cho vấn đề này, chẳng hạn như người trẻ bỏ Facebook để chạy theo các nền tảng đối thủ như Tiktok. Trước đó, Facebook có nhiều thế mạnh trong việc kết nối bạn bè, người thân, song giờ đây, các trang mạng xã hội khác cũng đã làm được điều đó. Chưa kể, bản thân Facebook còn mắc khá nhiều sai lầm trong vấn đề bảo vệ dữ liệu người dùng và cung cấp thông tin sai lệch, chưa được kiểm duyệt kĩ càng.
Theo số liệu của Bloomberg, thế chân Meta ở vị trí vốn hóa lớn thứ 6 thế giới là hãng xe điện Tesla, với 906 tỷ USD. Công ty giá trị nhất thế giới vẫn là Apple với 2.800 tỷ USD. Đại gia phần mềm Microsoft và hãng dầu khí quốc doanh Saudi Arabia Saudi Aramco lần lượt đứng vị trí thứ 2 và thứ 3.
Khi thế giới thay đổi, đầu tư vào dầu khí còn lời hơn Facebook Giá cổ phiếu công ty dầu khí BP và mạng xã hội Facebook là minh chứng rực rỡ của sự đối lập giữa hai trường phái đầu tư theo giá trị và theo tăng trưởng. Từ đầu năm, thị giá cổ phiếu BP tăng 24% nhờ giá năng lượng tăng dẫn đến kết quả kinh doanh khả quan. Trong khi đó, Meta -...