Cổ phiếu điện toán đám mây an toàn giữa mùa dịch Covid-19
Các công ty phần mềm và nhà sản xuất chip được đánh giá như những người chiến thắng lâu dài trong bối cảnh thị trường diễn biến không chắc chắn do tác động của dịch Covid-19.
Dịch Covid-19 đã và đang gây áp lực đến gần như mọi góc cạnh của nền kinh tế toàn cầu, nhưng giới phân tích lại nhìn thấy những ngày “nắng đẹp” đối với lĩnh vực điện toán đám mây và hệ sinh thái bao quanh công nghệ này. Điện toán đám mây được đánh giá là điểm sáng hiếm hoi trong bối cảnh u ám hiện tại, đặc biệt khi đại dịch buộc nhiều người phải làm việc từ xa, một yếu tố góp phần tăng nhu cầu sử dụng chip nhớ và phần mềm của các trung tâm dữ liệu hỗ trợ cho nhiều dịch vụ internet khác nhau. Đà tăng này được dự kiến trên diện rộng, đem lại lợi ích cho các công ty phần mềm, truyền thông và nhà sản xuất chip tập trung vào các sản phẩm trung tâm dữ liệu, vốn là bộ xử lý được dùng trong điện toán đám mây.
“Tác động lâu dài của dịch Covid-19 thực sự có thể là điều tích cực. Các công ty truyền thông dựa trên nền tảng đám mây sẽ thấy sự gia tăng trong hoạt động khách hàng, ít nhất là một lần nâng băng thông hơn mức bình thường đối với khách hàng tiềm năng”, Richard Baldry, chuyên gia phân tích tại Roth Capital Partners, nói.
Theo Bloomberg, cho đến nay Global X Cloud Computing ETF, quỹ giao dịch trao đổi theo dõi chỉ số của các công ty tham gia vào lĩnh vực điện toán đám mây trên toàn cầu có trụ sở tại New York, đã giảm 6,4%. Một quỹ giao dịch trao đổi khác là First Trust Cloud Computing ETF, giảm 9,2%. Cả hai mức giảm này đều ít hơn gần một nửa so với mức giảm của chỉ số cổ phiếu S&P 500, vốn giảm trên 15% trong cùng kỳ. Theo công ty đầu tư và dịch vụ tài chính tư nhân Wedbush, dịch Covid-19 đã đẩy “các chu kỳ bán hàng, mua sắm, hoạt động của bộ phận công nghệ thông tin rơi vào lốc xoáy hỗn loạn”, gây ra rủi ro chưa từng thấy đối với chi tiêu công nghệ thông tin. Song, dù vậy thì điện toán đám mây vẫn giữ được sự bình tĩnh đáng kể. Nhà phân tích Daniel Ives của Wedbush kỳ vọng sẽ có khoảng 1.000 tỉ USD được chi cho điện toán đám mây trong thập niên tới. Ông Ives cũng đánh giá cổ phiếu điện toán đám mây của Microsoft, Amazon và Alphabet rất đáng để sở hữu.
Đầu tuần này, ngân hàng Bank of America đã gọi cổ phiếu của các nhà sản xuất chip tập trung vào điện toán đám mây là “ngôi nhà sáng chói giữa một khu phố khắc nghiệt”, một cách so sánh sống động về sự khác biệt lớn giữa lĩnh vực này với các mặt khác của ngành công nghệ. Chuyên gia phân tích Vivek Arya của Bank of America hy vọng chi phí đầu tư vào tài sản cố định (capex) của điện toán đám mây sẽ tăng 13% trong năm nay. Năm ngoái, capex điện toán đám mây chỉ tăng 3,5%. Bank of America liệt kê Broadcom, Nvidia, Advanced Micro Devices (AMD), Marvell Technology và Intel là những công ty có nhiều khả năng tiếp xúc với xu hướng tăng này.
Video đang HOT
Phương Anh
Thanh Hóa ứng dụng CNTT thay đổi cách làm việc mùa dịch Covid-19
Lãnh đạo UBND tỉnh Thanh Hóa vừa yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan từ cấp tỉnh đến xã tăng cường ứng dụng CNTT trong chỉ đạo, điều hành và xử lý công việc, thay đổi hình thức làm việc để góp phần phòng chống Covid-19.
Trong kế hoạch đẩy mạnh ứng dụng CNTT, thay đổi hình thức làm việc góp phần phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Thành Hóa mới ban hành, lãnh đạo UBND tỉnh này cũng chỉ đạo
đảm bảo các điều kiện về hạ tầng, kỹ thuật, hoàn thiện các phần mềm, đảm bảo an toàn thông tin, phục vụ các ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước và phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Thanh Hóa ứng dụng CNTT thay đổi cách làm việc mùa dịch Covid-19
Các cơ quan nhà nước của Thanh Hóa được yêu cầu phải sử dụng các phần mềm dùng chung, các giải pháp làm việc, giao ban, hội nghị từ xa để điều hành xử lý công việc đảm bảo chất lượng, hiệu quả, kịp thời và an toàn.
Cụ thể, để chuyển đổi hình thức làm việc, lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan, đơn vị trên địa bàn Thanh Hóa sử dụng các phần mềm chỉ đạo, điều hành, xử lý công việc từ xa như: Hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc (TD-Office); Hệ thống một cửa điện tử cấp tỉnh, huyện, xã để xử lý giải quyết thủ tục hành chính; Phần mềm theo dõi nhiệm vụ của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh giao cho cơ quan, đơn vị; Hệ thống hòm thư công vụ để trao đổi công việc, gửi nhận các tệp văn bản góp ý, dự thảo, tham khảo...
Cùng với đó, các cơ quan nhà nước tại Thanh Hóa cũng tổ chức các hội nghị, giao ban không giấy tờ và kết nối trực tuyến (e-Cabinet), tích hợp kết nối hạ tầng Internet có kiểm soát thông qua các trang thiết bị cầm tay như laptop, iPad, smartphone... đến từng cá nhân để dự hội nghị, giao ban ở mọi lúc mọi nơi.
Một giải pháp để tổ chức hội nghị, giao ban từ xa mà các cơ quan nhà nước trên địa bàn Thanh Hóa có thể chọn dùng là sử dụng hệ thống phòng họp trực tuyến hiện có của tỉnh, phát huy tối đa, tăng hiệu suất các phòng họp trực tuyến đã đầu tư tại các cơ quan, đơn vị trong tỉnh. Đồng thời có thể trưng dụng các phòng họp trực tuyến của các tổ chức, doanh nghiệp trong trường hợp khẩn cấp.
Kế hoạch mới của UBND tỉnh Thanh Hóa còn đưa ra các biện pháp để ứng dụng, thay đổi cách làm việc trong các lĩnh vực y tế, giáo dục đào tạo, phục vụ quản lý khu dân cư, an ninh trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.
Trong đó, với lĩnh vực y tế, Thanh Hóa triển khai Trang thông tin chỉ đạo điều hành của Ban chỉ đạo Covid-19 tỉnh và các ứng dụng trên nền tảng di động. Đây là kênh thông tin của Ban chỉ đạo, nơi giao tiếp, cung cấp kịp thời cho người dân, xã hội.
Ngoài việc cập nhật thông tin diễn biến tình hình dịch bệnh, trợ giúp công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý, trang thông tin chỉ đạo điều hành của Ban chỉ đạo Covid-19 tỉnh cũng tích hợp một số công cụ hỗ trợ người dân từ xa; thu thập ý kiến phản ánh của người dân về nghi ngờ người nhiễm bệnh, đi từ vùng dịch...
UBND tỉnh Thanh Hóa còn yêu cầu nghiên cứu, triển khai các giải pháp ứng dụng CNTT trong việc đăng ký, đặt lịch khám từ xa; triển khai các giải pháp khám, chữa bệnh, hội chẩn từ xa đối với các bệnh viện, cơ sở y tế, trạm y tế; đẩy mạnh tư vấn trực tuyến và thanh toán các phí trực tuyến để hạn chế tập trung đông người tới các cơ sở y tế.
Đồng thời, nghiên cứu các giải pháp tự động hóa trong chăm sóc, điều trị bệnh nhân nhiễm Covid-19, hạn chế tiếp xúc gần phòng lây chéo từ người bệnh sang đội ngũ cán bộ y tế. Tuyên truyền, hướng dẫn người dân khai báo y tế tự nguyện qua ứng dụng NCOVI với người dùng thiết bị di động hoặc qua các trang tokhaiyte.vn, suckhoetoandan.vn trên giao diện web.
Với lĩnh vực giáo dục, UBND tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo tăng cường ứng dụng CNTT phục vụ quản lý, chỉ đạo, điều hành, dạy và học trong các nhà trường; triển khai các giải pháp học trực tuyến, góp phần phòng, chống dịch Covid19 và hướng tới triển khai mô hình trường học thông minh trên địa bàn tỉnh.
Khuyến khích các thầy, cô giáo tăng cường sử dụng các phần mềm học trực tuyến miễn phí để triển khai các lớp học, môn học trực tuyến cho học sinh, hạn chế tụ tập đông người.
M.T
6 mẹo giúp tăng tốc Internet tại nhà trong mùa dịch COVID-19 Thực hiện một số mẹo đơn giản từ tối ưu phần mềm cho đến cài đặt thiết bị phần cứng sẽ giúp bạn tối ưu hóa đường truyền Internet tại nhà. Trong bối cảnh tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhu cầu sử dụng Internet của người Việt Nam đã tăng lên đột biến. Theo số liệu từ Cục Viễn thông...