Cổ phần hóa là cơ hội cho Học viện Hàng không
Học viện Hàng không Việt Nam là một trong hai trường đầu tiên được Bộ Giao thông vận tải (GTVT) chọn thí điểm cổ phần hóa.
TS Nguyễn Thị Hải Hằng – Giám đốc Học viện Hàng không Việt Nam – cho biết: Trong nhiều năm qua, trường chúng tôi đóng vai trò nòng cốt trong đào tạo cơ bản, cung cấp nguồn nhân lực cho ngành hàng không. Mặc dù có nhiều nỗ lực, nhưng so với các học viện hàng không khác trong khu vực, học viện vẫn có những hạn chế nhất định về nguồn lực, tài chính…
Chúng tôi cho rằng những ai có tâm huyết, có tầm nhìn xa với việc phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển ngành hàng không dân dụng Việt Nam đều sẽ ủng hộ chủ trương này.
Hiện nay có nhiều ý kiến không ủng hộ cổ phần hóa các trường ĐH công lập, vì họ lo ngại mâu thuẫn giữa lợi ích về tài chính của nhà đầu tư với sự nghiệp phát triển nguồn nhân lực đất nước. Nếu có chủ trương cổ phần hóa tất cả các cơ sở giáo dục ĐH công lập, bản thân tôi cũng không đồng ý.
Giờ thực tập mô phỏng chuyến bay của học sinh lớp tiếp viên hàng không K46 Học viện Hàng không VN. Ảnh: Tuổi Trẻ.
Nhưng với những trường đào tạo mang tính đặc thù như Học viện Hàng không Việt Nam, cung cấp nguồn nhân lực cho một lĩnh vực cụ thể là hàng không – ngành đang có những đòi hỏi khắt khe, theo chuẩn mực quốc tế và không tác động quá lớn đến toàn bộ nền kinh tế cũng như nguồn lực toàn xã hội – thì việc lựa chọn trường chúng tôi để cổ phần hóa là phù hợp.
- Việc cổ phần hóa Học viện Hàng không Việt Nam sẽ thực hiện thế nào, lộ trình ra sao, thưa bà?
- Lộ trình thực hiện đã được quy định trong các văn bản của Nhà nước về cổ phần hóa đơn vị sự nghiệp công lập.
Theo đó, nhà trường sẽ đề xuất thành lập ban chỉ đạo theo quy định, gồm có đại diện lãnh đạo học viện, công đoàn, các bộ phận tham mưu chức năng của Bộ GTVT và các thành viên đại diện Chính phủ… Sau khi thành lập ban chỉ đạo chúng tôi mới xây dựng kế hoạch cụ thể.
Theo quy định, từ ngày có quyết định cổ phần hóa đến khi xây dựng xong đề án phải mất khoảng chín tháng. Nhà trường đã quyết tâm thực hiện chủ trương này và sẽ cố gắng làm đúng tiến độ quy định.
Trong quá trình nghiên cứu, triển khai xây dựng đề án chúng tôi sẽ cùng các cơ quan, ban ngành liên quan tiến hành những bước đi phù hợp nhất.
Sau khi cổ phần hóa, có thể các cổ đông chiến lược sẽ là những người quyết định hướng đi căn bản của học viện trong tương lai dài hạn. Nếu nhà đầu tư vào trường chỉ với mục tiêu lợi nhuận, sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của nhà trường.
Vì vậy, cá nhân tôi cũng như tập thể nhà trường mong muốn tìm được đối tác chiến lược, không chỉ có tiềm lực về vốn, đang khai thác trong lĩnh vực hàng không, mà còn có tâm huyết với sự nghiệp giáo dục nói chung và sự nghiệp đào tạo nhân lực ngành hàng không nói riêng.
Chúng tôi tin nếu xây dựng được tiêu chí lựa chọn đối tác chiến lược tốt thì sẽ sàng lọc được nhà đầu tư tốt.
- Khi cổ phần hóa học viện sẽ thuê đơn vị chuyên môn độc lập để định giá, xác định giá trị tài sản hữu hình và vô hình, hay nhà trường sẽ tự làm việc này? Nhà trường có thử định giá học viện?
- Chắc chắn sẽ có đơn vị tư vấn độc lập giúp nhà trường định giá theo quy định của Nhà nước, để đảm bảo sự khách quan. Còn việc chọn đơn vị nào, lựa chọn ra sao sẽ do ban chỉ đạo đề án quyết định.
Đây là lần đầu tiên nhà trường cổ phần hóa, nên chúng tôi chưa tính toán giá trị cụ thể của nhà trường. Nhiều năm qua, nhà trường đang tuyển sinh rất tốt, chất lượng tuyển sinh đầu vào luôn tăng.
- Học viện sẽ phát hành rộng rãi cổ phần ra công chúng, hay chỉ bán cổ phần cho một nhà đầu tư chiến lược nào đó? Cán bộ, giảng viên của nhà trường có được ưu tiên gì khi mua cổ phần của học viện?
Video đang HOT
- Việc này cũng phụ thuộc vào quá trình xây dựng đề án. Nhà nước đã có quy định hướng dẫn cụ thể khi cổ phần hóa trường về việc phát hành cổ phiếu, cổ đông chiến lược, quyền lợi cán bộ công nhân viên nhà trường… Chúng tôi sẽ theo đó xây dựng các phương án khác nhau. Dù thực hiện thế nào thì quyền lợi người lao động của nhà trường sẽ được đảm bảo tối đa.
- Theo lãnh đạo học viện, việc cổ phần hóa này có là cơ hội giúp nhà trường có thêm nguồn lực tài chính để đầu tư phát triển, nâng cao chất lượng đào tạo?
- Một đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động đang bị ràng buộc bởi nhiều quy chế khác nhau. Chẳng hạn như đào tạo nghề kiểm soát không lưu: nghề này phải được đào tạo theo đúng chuẩn mực nghề nghiệp, được quy định bởi nhà chức trách hàng không.
Với định mức học phí Nhà nước quy định hiện nay thì không đủ kinh phí để đáp ứng nhu cầu đào tạo. Trang thiết bị máy móc, cơ sở vật chất để đáp ứng yêu cầu thực tập, thực hành của sinh viên, học sinh ngành hàng không khá đắt đỏ.
Hiện nay, nhà trường cũng đang tìm cách kết nối với các đơn vị trong ngành, tìm sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế khác để đào tạo tốt nhất.
Với nguồn lực ngân sách nhà nước hạn chế hiện nay, trong khi phải đầu tư phát triển cho vùng sâu, vùng xa và thực hiện nhiều mục tiêu khác, tôi nghĩ để cung cấp nguồn nhân lực cho ngành hàng không, có thể xã hội hóa tối đa.
Tiền lương của lao động trong lĩnh vực này hiện khá ổn. Người dân nếu biết chắc con em mình được đào tạo đạt chuẩn, sẽ được tuyển dụng làm việc trong ngành hàng không ở vị trí nhất định thì họ cũng sẵn sàng đầu tư.
Nếu xây dựng đề án tốt, tiến hành việc này theo đúng tiêu chí đặt ra thì đây sẽ là cơ hội cho học viện – không chỉ là nguồn lực tài chính, mà còn là sự kết nối với khoa học công nghệ trong lĩnh vực hàng không và giải quyết tốt đầu ra cho sinh viên.
Nhà trường đang muốn xây dựng lực lượng giảng viên là những chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực hàng không. Phải kết nối với doanh nghiệp, nơi đang có những chuyên gia xuất sắc, mới có được đội ngũ này.
Nhà trường cũng mong muốn có đủ cơ sở vật chất, đáp ứng được đầy đủ những quy định nghiêm ngặt của ngành hàng không. Tất cả những điều này chỉ mình nhà trường thì không thể làm được, phải kết nối với doanh nghiệp.
- Việc cổ phần hóa này sẽ tác động như thế nào đến chiến lược phát triển của học viện, thưa bà?
- Chiến lược phát triển học viện còn hướng tới cung cấp nguồn nhân lực cho khu vực và quốc tế lâu dài, ở những lĩnh vực phù hợp với tố chất người Việt như thợ bảo dưỡng máy bay, tiếp viên hàng không…
Thực tế, sinh viên của học viện cũng đã làm việc khắp nơi trên thế giới, trong các hãng hàng không danh tiếng. Chúng tôi tin rằng qua việc thực hiện thí điểm này có thể giúp Nhà nước xây dựng lại những quy định pháp lý chặt chẽ hơn đối với các đơn vị tương tự, từ đó tạo ra bước ngoặt thay đổi trong đào tạo các chuyên ngành đặc thù.
- Nhiều phụ huynh và sinh viên lo lắng sau cổ phần hóa, học viện sẽ thay đổi chính sách học phí theo hướng tăng, hoặc có định hướng đầu tư khác nhằm tăng lợi nhuận theo ý muốn của nhà đầu tư…
- Sau khi cổ phần hóa nhà trường chắc chắn sẽ thay đổi nhiều chính sách, trong đó có học phí. Tuy nhiên, chúng tôi khẳng định mọi việc sẽ được thực hiện theo lộ trình phù hợp, đảm bảo quyền lợi người học. Nhà trường sẽ xây dựng quỹ học bổng lớn dành cho sinh viên giỏi, hoàn cảnh khó khăn.
Theo tôi, vấn đề người học quan tâm nhất là hiệu quả và chất lượng đào tạo. Sau khi cổ phần hóa nhà trường sẽ có thêm nhiều nguồn lực để phát triển tốt hơn, chất lượng đào tạo cũng tốt hơn.
Theo Trần Huỳnh/Tuổi Trẻ
Bà Mai Kiều Liên chia sẻ hành trình vượt khó của Vinamilk
Bà Mai Kiều Liên, Tổng Giám đốc Vinamilk vinh dự trình bày tham luận tại Đại hội thi đua Toàn quốc lần thứ 9.
Trong bài phát biểu của mình tại đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ 9 đang diễn ra tại Hà Nội, bà Mai Kiều Liên đã chia sẻ những bí quyết để Vinamilk lớn mạnh trở thành doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa Việt Nam.
Bà Mai Kiều Liên
Đáng lưu ý, trong chặng đường phát triển của mình, Vinamilk luôn chủ động tìm lối đi cho mình và liên tục đổi mới, sáng tạo coi đó là sự sống còn của doanh nghiệp. Đó là những câu chuyện mà ít ai biết phải khó khăn, vất vả như thế nào mới có được một Vinamilk như ngày hôm nay.
Năm 1988, trước nhu cầu ngày càng tăng về sữa bột trẻ em và nạn suy dinh dưỡng ở trẻ em Việt Nam, công ty đã tiến hành phục hồi hành công nhà máy sữa Bột Dielac (nhà máy của tập đoàn Netstlé Thụy Sỹ trước ngày giải phóng để lại không hoạt động được do chủ nhà máy rút chạy mang theo hồ sơ thiết bị công nghệ về nước) bằng các cán bộ kỹ thuật Việt Nam với kinh phí 200.000 USD, tiết kiệm cho nhà nước 2,4 triệu USD - một khoản ngoại tệ rất lớn lúc bấy giờ so với phương án của các công ty nước ngoài đề xuất phục hồi nhà máy trước đó với giá 2,7 đến 3 triệu USD, cung cấp cho thị trường nhiều sản phẩm sữa bột các loại và bột dinh dưỡng có chất lượng cao cho trẻ em. Đây là công trình lớn đầu tiên có tính bước ngoặt của công ty về tính khoa học kỹ thuật. Hiện nay, nhà máy Dielac là một trong 2 nhà máy chủ lực sản xuất phục vụ xuất khẩu mặt hàng sữa bột.
Tiếp cận nguồn nguyên liệu giá rẻ
Thông qua nhiều con đường, từ năm 1990, Vinamilk đã tiến hành mua trực tiếp nguồn nguyên liệu với giá rẻ vài trăm USD/tấn thông qua các công ty xuất nhập khẩu, góp phần giảm giá thành, cạnh tranh được với hàng ngoại nhập tràn lan trên thị trường.
Đến với nông dân và "Cuộc cách mạng trắng"
Ngành công nghiệp chế biến sữa Việt Nam đang đứng trước một khó khăn lớn là phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập của nước ngoài. Điều day dứt lớn nhất của ngành sữa chúng ta là chưa chủ động được 100% nguồn nguyên liệu. Tháo dỡ khó khăn này, hướng đến chủ động nguồn nguyên liệu sản xuất sữa, chủ trương này đã được lãnh đạo Vinamilk cụ thể hóa bằng giải pháp xây dựng vùng nguyên liệu nội địa, thế là "cuộc cách mạng trắng" 1991 ra đời.
Những năm đầu thập kỷ 1990, Vinamilk đã khẩn trương nhập máy móc hiện đại để sản xuất sữa tươi tiệt trùng và thu mua sữa của nông dân với giá cao hơn nguyên liệu sữa nhập khẩu; hỗ trợ nông dân con giống, thú y, kỹ thuật chăn nuôi; thiết bị bảo quản sữa và không ngần ngại giảm lãi để khuyến khích phát triển đàn bò sữa trong nước. Với mô hình liên kết với người nông dân mở rộng vùng chăn nuôi, đồng thời tự mình hình thành cáctrang trại chăn nuôi bò sữa từ Bắc chí Nam, nâng tổng đàn từ 3.000 con (năm 1991) lên tới 113.000 con (năm 2015), cho sản lượing sữa 200.000 tấn/năm, chủ động được 50% nguồn nguyên liệu sữa cho sản xuất, quyền lợi người chăn nuôi bò sữa cũng được mở rộng. Khi Vinamilk cổ phần hóa, nông dân được mua cổ phần ưu đãi với giá chỉ bằng 70% mệnh giá, nhưng không có tiền mua, Vinamilk đã bảo lãnh cho vay vốn để mua. Tính nhân văn thể hiện ngay trong chiến lược phát triển.
Hệ quả là suốt quá trình đổi mới từ 1991 cho đến trước cổ phần hóa 2003, với chiến lược đến với "nông nghiệp, nông thôn, nông dân qua "Cuộc cách mạng trắng" kết hợp hiện đại hóa máy móc thiết bị, công nghệ tiên tiến hàng đầu thế giới, Vinamilk đã chiếm thị phần trong nước 45%, trong đó sữa đặc chiếm 75%; sữa tươi 53%; sữa chua các loại 90% và sữa bột 25%. Ở thị trường ngoài nước, Vinamilk đã thắng thầu nhiều lần bằng các lợi thế của chất lượng sản phẩm, giá cả và uy tín thực hiện hợp đồng cho các đối tác. Đến nay sản phẩm của Vinamilk đã có mặt ở 31 quốc gia trên thế giới, trong đó các thị trường khó tính như Mỹ, Anh, Đức Canada... đều đã hiện diện các sản phẩm Vinamilk, các cơ sở sản xuất, kinh doanh của vinamilk đã được xây dựng tại Mỹ, Anh, Ba Lan, Newzealand, Campuchia đã góp phần không nhỏ đưa kim ngạch xuất khẩu đến nay đạt 200 triệu USD/năm , tăng gấp 2 lần so năm 2014.
Cổ phần hóa, thước đo của lòng quả cảm
Với tầm nhìn chiến lược và quyết tâm cao độ, tích hợp những kinh nghiệm, tinh hoa của thời kỳ đổi mới, Vinamilk đã thực hiện thành công mô hình cổ phần hóa từ năm 2003 và gặt hái những thành công có tính bước ngoặt.
Trong 5 năm gần đây, Vinamilk luôn đạt được tốc độ tăng trưởng ấn tượng: doanh số trung bình tăng trên 20%/năm; Lợi nhuận tăng 15%/năm; Nộp ngân sách nhà nước trung bình trên 3.000 tỉ/năm. Công ty vươn lên top 100 công ty giá trị nhất ASEAN và top 50 doanh nghiệp niêm yết tốt nhất Việt Nam.
Với mục tiêu phát triển bền vững và vươn ra tầm quốc tế, Vinamilk đặt chiến lược phát triển dài hạn trở thành một trong 50 công ty sữa lớn nhất thế giới vào năm 2017 với doanh số 3 tỷ USD.
Để đạt được mục tiêu đó, Vinamilk luôn coi trọng và đi đầu trong việc cải tiến và phát triển sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu đa dạng và ngày càng cao của người tiêu dùng. Vinamilk đi đầu trong phân khúc sữa tươi 100% và là nhãn hàng sữa tươi số 1 Việt Nam. Sữa bột Vinamilk dẫn đầu ở phân khúc bình dân với dòng sản phẩm Dielac và có những phát triển đột phá với dòng sản phẩm Optimum cho phân khúc cao cấp. Sữa chua Vinamilk đi đầu và phát triển đầy đủ các dòng sản phẩm thơm ngon, bổ dưỡng cho mọi lứa tuổi. Tiên phong trong việc đổi mới và cải tiến dòng sản phẩm Sữa Đặc có đường, Kem, Phô Mai và các thức uống có lợi cho sức khỏe. Vinamilk đã trở thành nhãn hàng phổ biến và được tin dùng số 1 Việt Nam.
Nhân lực - Yếu tố cơ bản phát triển nội lực
Xác định nguồn nhân lực là yếu tố quyết định và là sức mạnh cốt lõi, Vinamilk đã luôn đầu tư nâng cao chất lượng, trình độ, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ nhân viên: thông qua các lớp huấn luyện trong và ngoài nước.Hiện Vinamilk là nơi công tác của hơn 5,000 CB-CNV. Tất cả thành viên của công ty làm việc dựa trên nguyên tắc: tôn trọng, bình đẳng, công bằng. Điều đó được minh chứng rõ nét khi Vinamilk là doanh nghiệp trong nước đứng đầu trong danh sách bình chọn 100 công ty có môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam.
Tự chủ trong sản xuất, sáng tạo trong kinh doanh:
Vinamilk cũng luôn tiên phong và đẩy mạnh đầu tư phát triển sản xuất bằng việc hiện đại hóa hệ thống nhà máy, với việc đưa vào hoạt động hai (02) Siêu nhà máy sữa bột và sữa nước. Nhà máy sữa nước Việt Nam có công suất siêu lớn - hơn 400 triệu lít sữa/năm trong giai đoạn 1 và sẽ tăng lên 800 triệu lít sữa/năm trong giai đoạn 2. Đây là nhà máy sử dụng công nghệ tích hợp và tự động hiện đại bậc nhất thế giới của Tetra Pak. Tất cả hệ thống thiết bị, máy móc, đặc biệt là các robot LGV đều vận hành tự động, được điều khiển bởi hệ thống máy tính trung tâm cùng với kho thông minh đầu tiên và lớn nhất tại Việt Nam.
Nhà máy sữa bột Việt Nam có công suất 54,000 tấn/năm, là một trong những nhà máy có công suất lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Nhà máy đi vào hoạt động đã và đang giúp Vinamilk đáp ứng tốt nhu cầu trong nước và còn đảm bảo khả năng phục vụ xuất khẩu đang tăng cao của Vinamilk trong những năm gần đây.
Tiếp tục gắn bó với nông dân
Để đáp ứng nhu cầu sản xuất với sản lượng hàng trăm triệu lít sữa mỗi năm, Vinamilk đã và đang đầu tư một cách bài bản vào hệ thống phát triển nguồn nguyên liệu theo tiêu chuẩn quốc tế từ khâu trồng cỏ, xây dựng chuồng trại, chế biến thức ăn cho bò đến quản lý thú y, môi trường xung quanh,...
Đến nay, Vinamilk đã có 9 trang trại quy mô lớn với toàn bộ bò giống nhập khẩu từ Úc, New Zealand và Mỹ. Trang trại của Vinamilk là trang trại đầu tiên tại Đông Nam Á được Global G.A.P về quản lý trang trại và chất lượng sữa tươi thuần khiết. Ngoài ra Trang trại bò sữa Nghệ An cũng được Bộ NN & PTNT chứng nhận là trang trại xuất sắc nhất năm 2014. Trong năm 2015 sẽ đưa vào hoạt động thêm 4 trang trại ở Hà Tĩnh , Thanh Hóa (2), Tây Ninh.
Ngoài ra, Vinamilk còn liên kết với hơn 7.000 hộ dân chăn nuôi bò sữa với hơn 65.000 con trên cả nước, thu mua sản lượng bình quân khoảng 500 tấn sữa/ngày góp phần tạo nhiều công ăn việc làm cho nông dân, góp phần xây dựng một ngành chăn nuôi bò sữa Việt Nam phát triển theo hướng ổn định và bền vững.
Vững chắc bước chân vào thị trường thế giới
Năm 2011 tại Newzealand, Vinamilk đã đầu tư vào nhà máy Miraka chuyên cung cấp nguyên liệu sữa chất lượng cao cho các sản phẩm của Vinamilk và xuất khẩu sang châu Âu.
Tại Mỹ, Vinamilk sở hữu 70% cổ phần của nhà máy sữa Driftwood - một trong những nhà sản xuất sữa lớn nhất tại California và là nhà cung cấp sữa cho hệ thống trường học lớn nhất nước Mỹ.
Vinamilk đầu tư vào Ba Lan - Cửa ngõ giúp Vinamilk tiếp cận thị trường Châu Âu.
Đầu tư xây dựng nhà máy Angkor Milk tại Campuchia với tổng vốn đầu tư 23 triệu USD, trong đó Vinamilk có tỷ lệ nắm giữ 51%.
Trong những năm gần đây, doanh số xuất khẩu của Vinamilk luôn đạt mức tăng trưởng mạnh trên 200 triệu USD/năm. Sản phẩm của Vinamilk đã có mặt tại hơn 31 quốc gia trên thế giới bao gồm khu vực Đông Nam Á, Trung Đông, Châu Phi và các nước khác.
Để có được thành quả hôm nay, theo bà Mai Kiều Liên, Vinamilk phải xây dựng, phát triển thương hiệu mà điều quan trọng hàng đầu là ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, chủ động đầu tư trang thiết bị tiên tiến thế hệ mới nhất hiện có. Những thành quả gặt hái được cho đến hôm nay đều gắn liền với sự cống hiến và trưởng thành của tập thể con người lao động Vinamilk, của khối óc đầy sáng tạo, quả cảm của lãnh đạo Vinamilk./.
Những giải thưởng quan trọng Vinamilk đạt được
3 lần liên tiếp tự hào được vinh danh Thương hiệu quốc gia
Giải thưởng công nghệ thực phẩm toàn cầu cho sản phẩm sữa nước tại hội nghị khoa học và công nghệ thực phẩm năm 2014 tổ chức ở Montreal, Canada.
Liên tục 4 năm từ năm 2011 đến năm 2014, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ VNM bà Mai Kiều Liên được vinh danh là một trong 50 Nữ doanh nhân quyền lực nhất Châu Á do tạp chí Forbes Asia bình chọn.
Top 100 doanh nghiệp xuất sắc nhất ASEAN năm 2014.
Bằng khen Thủ tướng Chính phủ về thành tích xuất sắc xây dựng & phát triển thị trường chứng khoán 2015.
V.H
Theo_VOV
VBF 2015: Quan ngại về tiến độ cổ phần hóa Chuẩn bị một bản báo cáo khá công phu, với danh sách một loạt doanh nghiệp trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng chuẩn bị được cổ phần hóa, Nhóm công tác Cơ sở hạ tầng (VBF) đã gửi tới Chính phủ Việt Nam lời quan ngại về tiến độ cổ phần hóa trong lĩnh vực này, bao gồm cả số lượng và...