Có phải du học tự túc chỉ dành cho “con nhà giàu” và những ai “kém cỏi” không săn được học bổng?
Du học chưa bao giờ là dễ dàng. Du học tự túc hay học bổng đều có những cái khó riêng, việc đánh đồng du học tự túc là ăn chơi, kém cỏi là một điều vô cùng thiển cận.
Hòa cùng xu thế toàn cầu hóa, những cơ hội du học cho học sinh, sinh viên Việt Nam ngày càng rộng mở. Bên cạnh du học học bổng, nhiều bạn trẻ lựa chọn con đường du học tự túc với mong muốn được tiếp cận với những nền giáo dục tiên tiến, mở rộng tầm nhìn, học hỏi từ những chuyên gia hàng đầu thế giới. Nhưng liêu co đung du hoc tư tuc chi danh cho con nha giau lăm tiên va nhưng ai không xin đươc hoc bông không?
Du hoc tư tuc không chi danh cho hôi rich kids
Quá trình xét duyệt hồ sơ, phỏng vấn gắt gao
Để trải qua quá trình xét duyệt hồ sơ và phỏng vấn du học, đặc biệt ở các nước có nền giáo dục tiên tiến như Hoa Kỳ, Anh Quốc, Thụy Sĩ, Nhật Bản,… không phải điều dễ dàng. Trước hết phải đầu tư khoảng thời gian khá dài để thi các kì thi chứng tỏ năng lực như IELTS, SAT,… đồng thời phải đảm bảo việc học tập trên lớp đạt kết quả khá giỏi (điểm GPA). Bên cạnh đó, bạn còn phải tập trung viết bài luận và thư tiến cử một cách thật khéo léo nhằm khoe được năng lực học tập của bản thân, chứng tỏ cho người xét duyệt thấy rằng bạn hoàn toàn đủ khả năng để trở thành một du học sinh.
Dù đã chuẩn bị rất kĩ càng, nhưng quá trình xét duyệt và phỏng vấn vẫn diễn ra rất gắt gao và đầy áp lực. Thứ nhất đến từ phía các quốc gia cấp học bổng, họ không chỉ yêu câu năng lực học tập, mà còn yêu cầu chứng nhận tham gia các hoạt động tình nguyện, đóng góp xã hội, công tác cộng đồng. Trong quá trình phỏng vấn thí sinh vừa phải chứng tỏ khả năng giao tiếp, khả năng thuyết phục , vừa phải cho thấy quyết tâm đạt được học bổng đó. Áp lực thứ hai đến từ số lượng học sinh-sinh viên cũng tham gia xin học bổng luôn ở mức cao và có xu hướng tăng mạnh, từ vài trăm đến vài trăm nghìn người/năm.
Video đang HOT
Em Nguyễn Thúy Quỳnh (chủ tịch CLB Du học, trường THPT chuyên Lê Hồng Phong-Nam Định) cho biết: “Hội đồng tuyển sinh trước khi quyết định cung cấp cho học sinh nhận một khoản học bổng hoặc hỗ trợ tài chính lớn, hay đơn giản là xét duyệt đủ khả năng du học họ đều xem xét rất kĩ hồ sơ học tập, điểm số, các hoạt động xã hội của học sinh đó để có được những đánh giá chính xác về năng lực của học sinh và xem học sinh có thực sự phù hợp với trường hay không.”
Nguyễn Thúy Quỳnh- chủ tịch CLB Du học, trường THPT chuyên Lê Hồng Phong-Nam Định
Chính vì vậy, khi vượt qua quá trình xét duyệt hồ sơ và phỏng vấn trực tiếp, các thí sinh đã chứng tỏ được năng lực thực sự của mình, cho dù là du học tự túc hay du học học bổng.
Không phải ngành nào, trường nào, nước nào cũng cấp học bổng du học hoặc hỗ trợ tài chính cho du học sinh. Do đó những học sinh du học tự túc không hẳn là những người kém cỏi.
Trên thế giới, mỗi trường đại học, mỗi quốc gia đều có thế mạnh về một ngành khác nhau. Một trường đại học có thể cấp rất nhiều học bổng về ngành kinh tế nhưng lại không có học bổng nào dành cho du học sinh ngành kĩ thuật và ngược lại. Có rất nhiều trường hơp dù các bạn có kết quả học tập tốt nhưng do trường và quốc gia sở tại không có chính sách cấp học bổng cho các ngành học nhất định nên các bạn phải du học tự túc.
Du hoc tư tuc thương đươc đanh đông răng sang đo chi đê ăn chơi
Đỗ Hoàng Linh (du học sinh Hà Lan) cho biết: “Một trong những trường hợp mình biết về việc hạn chế học bổng du học sinh là các trường quản trị khách sạn ở Thụy Sỹ. Các trường này thường ít cấp học bổng căn cứ theo kết quả học tập mà chỉ miễn giảm học phí cho học sinh có gia đình làm trong ngành khách sạn.”
Đỗ Hoàng Linh-du học sinh Việt Nam tại Hà Lan cho rằng: “Không thể nhanh chóng kết luận những người du học tự túc, tức không có học bổng là những người không có các kĩ năng liên quan đến việc học tập để xin được học bổng”.
Đừng tưởng cứ có tiền là được du học tự túc
Nhiều người thường nghĩ rất đơn giản rằng cứ có thật nhiều tiền là có thể tự do đi du học bất cứ nước nào, bất cứ ngành nào mình thích. Như đã nói ở trên việc xét duyệt hồ sơ và phỏng vấn rất gắt gao, đó là quá trình lâu dài, phức tạp, nhiều khó khăn đòi hỏi các thí sinh phải có nền tảng ngoại ngữ cực kì chắc chắn, đầy đủ các chứng chỉ theo yêu cầu, và hơn hết là bản lĩnh khi đối mặt với nhưng giám khảo khó tính. Càng những quốc gia phát triển, giáo dục tiên tiến như Hoa Kỳ, Anh Quốc, Thụy Sĩ thì vòng phỏng vấn càng khó khăn và nhiều thử thách hơn. Thử hỏi nếu là những học sinh yếu kém, những người có kết quả học tập không ra gì có đủ tài năng để vượt qua hay không?
Chưa kể, khi học tập ở nước ngoài, các du học sinh còn phải đối mặt với rất nhiều những khó khăn, thử thách. Từ sự khác biệt về văn hóa, nỗi nhớ gia đình cho đến áp lực học tập, áp lực thi cử, khó khăn tài chính, gần đây còn xuất hiện thêm nhiều những nguy cơ khác như nạn khủng bố, người nhập cư, bệnh dịch,…chính vì vậy du học tự túc hay du học học bổng vẫn là những học sinh bản lĩnh, tài năng và đáng được trân trọng.
Cho dù du học học bổng, hay du học bằng nguồn hỗ trợ từ gia đình thì những du học sinh luôn là niềm hi vọng to lớn không chỉ của những người thân mà còn của cả đất nước, cả cộng đồng. Hi vọng càng nhiều, áp lực càng lớn, dẫu biết cuộc sống du học không hề dễ dàng nhưng các du học sinh hãy tin rằng luôn có những người thân, bạn bèm gia đình bên cạnh ủng hộ, cổ vũ, động viên, mong chờ ngày các bạn trưởng thành, đóng góp trí lực xây dựng quê hương.
Theo Helino
Du học tìm cơ hội việc làm chất lượng
Sáng 15-7, ngày hội du học Anh, Úc, Mỹ, Canada, New Zealand đã diễn ra tại TP.HCM, thu hút hàng trăm người tham dự. Nhiều phụ huynh, học sinh, sinh viên cho rằng du học là cánh cửa mở ra cơ hội việc làm chất lượng.
Các bạn trẻ tìm kiếm cơ hội du học tại ngày hội du học - Ảnh: THU HÀ
Ông Minh Hùng (Q.Bình Thạnh) cho biết: "Con tôi năm nay học lớp 9, nhưng gia đình đã xác định sẽ cho cháu đi du học. Tôi đến ngày hội vừa là để tham khảo trước vừa muốn tìm một môi trường học tập chất lượng, việc du học sẽ giúp con tôi có việc làm tốt hơn. Hiện gia đình tôi đã sẵn sàng bỏ một số tiền xứng đáng cho con đi du học".
Bạn Bảo Nghi (16 tuổi, Q.1) chia sẻ: "Mình đã tự tìm hiểu từ lâu và sẵn sàng cho việc du học. Sắp tới, mình sẽ thi IELTS, lên lớp 11 mình sẽ cố gắng giành học bổng để được đi Malaysia và sau đó chuyển tiếp đi Canada hoặc Mỹ". Nghi cũng cho biết bạn hi vọng cơ hội việc làm sẽ rộng mở sau khi du học.
Một số sinh viên dù đang học đại học tại VN cũng muốn tiếp tục theo đuổi giấc mơ du học. Bạn Trần Thị Lan, sinh viên năm 1 Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, tâm sự: "Vì một vài lý do gia đình nên mình chưa thể đi du học. Hi vọng mình có thể kiếm được cơ hội lấy học bổng, giảm bớt một phần chi phí du học". Lan mong muốn có cơ hội được học hỏi, trải nghiệm thực tế trong quá trình du học.
Theo tuoitre.vn
Bộ trưởng giáo dục nói gì khi người Việt chi 3,4 tỉ USD đi du học? Nhiều gia đình hiện nay sẵn sàng chi bạc tỉ cho con du học thay vì học trong nước. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Phùng Xuân Nhạ nói gì về việc này? Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trả lời chất vấn tại Quốc hội sáng 6-6 - Ảnh chụp màn hình TV Câu chuyện du học được đại biểu Nguyễn...