Có nơi nào luyện thi đánh giá năng lực?
Trong số hơn 5.000 học sinh có mặt tại chương trình tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp tại Khánh Hòa sáng nay 24-2, rất nhiều bạn quan tâm đến kỳ thi đánh giá năng lực do các trường đại học tổ chức.
Hơn 5.000 học sinh có mặt tại chương trình tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp tại Khánh Hòa – Ảnh: Đ.V.D
Trong buổi tư vấn này, có cả đại diện ba đơn vị tổ chức thi đánh giá năng lực năm nay (ĐH Quốc gia TP.HCM, Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM) và Trường ĐH Luật TP.HCM) nên đã giải tỏa được nhiều băn khoăn, thắc mắc của thí sinh về các kỳ thi này.
Không có nơi nào tổ chức luyện thi
Bạn Phan Ngọc Đăng Khoa (học sinh Trường THPT Lý Tự Trọng) bày tỏ muốn ôn thi kỳ thi đánh giá năng lực nên ôn tập tài liệu nào. “Làm thế nào để thi được tốt kỳ thi đánh giá năng lực? Hiện có nơi nào tổ chức luyện thi hay không?” – Khoa thắc mắc.
Giải đáp câu hỏi này, TS Phạm Tấn Hạ – phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) – cho hay theo đề thi tham khảo kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM vừa công bố, đề thi gồm có ba phần: ngôn ngữ (tiếng Việt, tiếng Anh), toán và tư duy logic, khối kiến thức chuyên ngành (lý, hóa, sinh, sử, địa…).
Đây là đề thi không chỉ đòi hỏi thí sinh có kiến thức phổ thông mà phải có khả năng linh hoạt, tư duy logic. Đề thi không yêu cầu học thuộc các kiến thức mà đưa ra dữ kiện có sẵn, thí sinh chỉ chọn đáp án đúng. Đề thi với 120 câu, làm bài trong 120 phút. Nếu các bạn vững kiến thức phổ thông, có tư duy logic, khả năng xử ký vấn đề tốt sẽ làm bài tốt.
Nhiều học sinh chuyên về khoa học xã hội hoặc chuyên về khoa học tự nhiên băn khoăn đề thi này có thỏa mãn được thí sinh.
Ông Hạ khẳng định đây là đề thi tổng hợp nên những thí sinh giỏi khối A, B, C, D, giỏi tiếng Anh có thể làm trọn vẹn phần đầu của đề thi.
Phần thứ hai của đề thi không đòi hỏi phải giỏi về toán mà đưa ra dữ kiện có sẵn để đánh giá tư duy nhận biết vấn đề của thí sinh.
Phần thứ ba cũng không đòi hỏi thí sinh phải học thuộc lòng.
“Năm nay, ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ tổ chức hai đợt thi đánh giá năng lực, các bạn có thể dự thi cả hai đợt này để thêm cơ hội trúng tuyển đại học. Hiện nay không có nơi nào tổ chức luyện thi kỳ thi này. Các bạn cứ học tốt kiến thức phổ thông và thử sức với đề thi mẫu”, thầy Hạ khẳng định.
PGS.TS Đỗ Văn Dũng, hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, đang tư vấn cho thí sinh
Video đang HOT
Đề thi gói gọn trong kiến thức chương trình THPT
Gian tư vấn của Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM) trong buổi tư vấn sáng nay cũng thu hút đông đảo học sinh. Phần lớn học sinh đến đây cũng thắc mắc nhiều về kỳ thi năng lực do nhà trường tổ chức.
Nhà trường cho biết thí sinh tham dự kỳ thi kiểm tra năng lực của trường phải thi một môn bắt buộc (toán) và một trong các môn tự chọn (vật lý, hóa học, sinh học, tiếng Anh) phù hợp với yêu cầu xét tuyển của từng ngành.
Riêng môn tiếng Anh (thí sinh chọn có thi nghe hoặc không thi nghe, trong đó phần thi nghe gồm 30 câu hỏi thi trong 25 phút với tối đa điểm thưởng là 5).
Nhà trường sử dụng kết quả kỳ thi này để xét tuyển tất cả các ngành với 40-60% tổng chỉ tiêu.
TS Hà Việt Uyên Synh – trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Quốc tế – cho hay: “Kỳ thi hướng tới việc đánh giá dựa trên thế mạnh của thí sinh. Thí sinh được lựa chọn môn thi sở trường của mình, được đánh giá đúng năng lực thực tế và nội dung đề thi gói gọn trong kiến thức chương trình THPT”.
Đề thi kiểm tra năng lực của trường cũng theo dạng thức đề thi SAT, kiểm tra năng lực về toán học và suy luận logic tốt, năng lực khoa học tự nhiên, tiếng Anh. Thí sinh thi theo hình thức trắc nghiệm. Đề thi được soạn theo hai phiên bản (tiếng Anh và tiếng Việt). Thí sinh đăng ký thi đề phiên bản tiếng Việt (trừ môn tiếng Anh) hoặc tiếng Anh.
Không cần học thêm bất cứ môn học nào
ThS Lê Văn Hiển, phó trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Luật TP.HCM, cũng “tiết lộ” bài kiểm tra năng lực của Trường ĐH Luật TP.HCM bao gồm những nội dung liên quan đến bốn lĩnh vực: kiến thức về pháp luật, quan niệm về công lý; kỹ năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt; kiến thức xã hội tổng hợp; tư duy logic và khả năng lập luận.
“Để làm bài kiểm tra năng lực này, thí sinh không cần phải học thêm bất cứ môn học nào. Những kiến thức được sử dụng khi làm bài được thí sinh tích lũy trong quá trình trưởng thành của mình”, ông Hiển nhấn mạnh.
Năm nay Trường ĐH Luật TP.HCM tiếp tục tuyển sinh qua hai bước (xét tuyển, và kiểm tra năng lực) với ba tiêu chí (xét điểm học bạ, xét điểm kỳ thi THPT quốc gia và điểm bài kiểm tra năng lực). Căn cứ kết quả xét tuyển và điểm bài kiểm tra năng lực, trường sẽ định ra mức điểm chuẩn từng ngành và từng tổ hợp.
Như vậy, khác với kỳ thi đánh giá năng lực của các đơn vị khác, thí sinh muốn xét tuyển vào Trường ĐH Luật TP.HCM bắt buộc phải tham gia kỳ kiểm tra năng lực này.
“Trường chỉ xét trúng tuyển đối với những thí sinh có tham dự làm bài kiểm tra năng lực; và để có mặt trong buổi kiểm tra năng lực thí sinh phải đăng ký xét tuyển sơ bộ theo đúng thời gian quy định của trường”, thầy Hiển lưu ý.
TRẦN HUỲNH
Theo tuoitre
Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi THPT quốc gia 2019 từ đầu tháng 4
Theo công bố của Cục Trưởng Cục Quản lý Chất lượng (Bộ GD&ĐT) chiều 21/2, khoảng đầu tháng 4, các em có thể đăng kí dự thi THPT quốc gia 2019. Hiện các văn bản hướng dẫn quy chế thi đã cơ bản hoàn thành. Khi chính thức ban hành quy chế thi, Bộ GD&ĐT sẽ công bố ngay các hướng dẫn.
"Bám" đề thi tham khảo
Ông Mai Văn Trinh, Cục Trưởng Cục Quản lý Chất lượng cho biết, Dự thảo Quy chế thi THPT quốc gia đã được công bố từ rất sớm.
Thời gian vừa qua, đơn vị này đã nhận được rất nhiều ý kiến liên quan đến dự thảo này.
Đặc biệt là ý kiến của các phụ huynh học sinh, của giáo viên, cho rằng đề thi tham khảo như vậy là phù hợp và mong muốn đề thi cũng sẽ tương đương như vậy.
"Chúng tôi có thể nói rằng, đề thi tham khảo là kênh thông tin rất tốt trong việc tổ chức dạy học", ông Trinh khẳng định.
Trước đó, khi tư vấn về thi THPT quốc gia, ông Trinh cũng nhấn mạnh, nội dung thi nằm trong chương trình phổ thông và chủ yếu là kiến thức lớp 12.
Đề thi sẽ đảm bảo số lượng câu hỏi đủ lớn phục vụ xét tốt nghiệp, sau đó là một số câu hỏi có tính chất phân hóa dần phục vụ cho tuyển sinh.
Đề thi tham khảo là kênh thông tin rất tốt trong việc tổ chức dạy học (Ảnh: Mỹ Hà)
Một điều chỉnh rất quan trọng các trường cần lưu ý đó là năm nay sẽ tăng tỉ lệ kết quả thi từ 50% (năm trước) lên 70%, còn 30% là điểm học bạ lớp 12 để xét tốt nghiệp THPT cho học sinh.
Vì vậy theo ông Trinh, các thí sinh cần lưu ý học đều các môn chứ không chỉ học để chống điểm liệt như năm 2018 là có thể đỗ tốt nghiệp nhờ điểm học bạ lớp 12 "cứu cho".
Về ngân hàng câu hỏi hiện được Bộ GD&ĐT chuẩn bị ra sao? Ông Trinh cho hay, thời gian vừa qua, Bộ GD&ĐT rất tích cực chuẩn bị các ngân hàng câu hỏi.
"Nếu so với mục đích yêu cầu tiếp cận với các nước khảo thí phát triển như Mỹ, Anh Quốc.. thì cần phải chuẩn bị thêm nhưng với nỗ lực như vừa qua, ngân hàng ngày càng dày đặc và chất lượng hơn. Và có thể khẳng định sẵn sàng là tài liệu tham khảo và đủ căn cứ ra đề thi THPT quốc gia", ông Trinh khẳng định.
Trong tháng 3 tới, Bộ sẽ tiến hành tập huấn cho các địa phương và các trường Đại học. Đầu tháng 4, các em học sinh có thể đăng kí dự thi. (Ảnh: Mỹ Hà)
Khoảng tháng 4 đăng kí dự thi
Theo Quy chế, thời điểm này gần đến hạn đăng kí dự thi THPT quốc gia.
Ông Trinh cho biết, hiện các văn bản hướng dẫn quy chế thi đã cơ bản hoàn thành. Khi chính thức ban hành quy chế thi, Bộ GD&ĐT sẽ công bố ngay các hướng dẫn.
Trong tháng 3 tới, Bộ sẽ tiến hành tập huấn cho các địa phương và các trường Đại học. Đầu tháng 4, các em học sinh có thể đăng kí dự thi.
Được biết, năm nay, việc tổ chức thi THPT quốc gia sẽ có sự phối hợp giữa Sở GD&ĐT cùng các trường ĐH.
Các đại học địa bàn không làm công tác thi ở địa phương
Các trường ĐH tham gia vào kì thi THPT quốc gia không ảnh hưởng đến việc tự chủ tuyển sinh.
Đây vừa làm nhiệm vụ chính trị, vừa vì lợi ích của nhà trường bởi các trường hiện đang dùng kết quả này để tuyển sinh nên việc trường ĐH tham gia là hợp lý vì họ sẽ có nguồn tuyển chất lượng hơn, thậm chí có thể quảng bá về trường mình.
Đặc biệt, Cục trưởng cho hay, điều chỉnh lớn nhất năm nay là các trường ĐH địa bàn không làm công tác thi ở địa phương.
Theo Cục trưởng Trinh, điều này nhận được sự ủng hộ rất cao. Thậm chí nhiều Sở còn yêu cầu để trường ĐH can thiệp sâu hơn nữa.
Tuy nhiên, qua căn chỉnh các điều kiện, Bộ GD&ĐT cho rằng, những gì đưa vào Dự thảo là phù hợp cho các Sở GD&ĐT cùng các trường ĐH.
Trước những sai phạm trong kì thi vừa qua tại một số địa phương, ông Trinh cho hay, vai trò của các địa phương cần được nâng cao một bước trong kì thi này bởi cho dù kĩ thuật nào thì điều khiển vẫn là con người.
Do đó, các cá nhân phải tự giác và nếu đã có ý định từ đầu thì gian lận vẫn có thể xảy ra nên không được phép chủ quan.
Mỹ Hà
Theo Dân trí
ĐHQG TPHCM công bố bài thi mẫu đánh giá năng lực 2019 Ngày 21/2, ĐHQG TPHCM công bố cấu trúc và bài mẫu bài thi đánh giá năng lực năm 2019. Theo đó, bài thi đánh giá năng lực của ĐHQG TPHCM gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm với thời gian làm bài là 150 phút. Bài thi được xây dựng theo cùng cách tiếp cận với các bài thi đánh giá năng lực phổ...