Có những học sinh chây lười, thầy cô rất áp lực trong việc xếp loại học tập
Khi học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường mà không có ý chí học tập, không cố gắng, thiếu trách nhiệm với bản thân mình thì khi lớn lên các em khó trưởng thành.
Có một thực tế đang tồn tại ở nhiều cấp học phổ thông hiện nay là có một bộ phận học sinh không hề có động lực học tập, đến lớp chủ yếu là được gặp bạn bè và thầy cô gọi gì cũng không biết, thậm chí không trả lời. Kiểm tra thường xuyên không làm bài.
Vào thời điểm cuối học kỳ – khi phải hoàn thành các cột điểm mà gặp những trường hợp như vậy, thầy cô giáo thường phải giữ bình tĩnh để không có những hành động, lời nói thiếu kiềm chế nhưng có lẽ trong lòng nhiều thầy cô giáo sẽ rất buồn…
Đó là chưa kể một số em học sinh có phần hỗn láo nhưng rồi thầy cô phải lấy số đông, lấy những em có ý chí học tập, ngoan hiền làm động lực cho mỗi tiết dạy chứ cứ giận, buồn học trò thì làm sao còn cảm xúc để truyền cảm hứng học tập cho các lớp mà mình giảng dạy.
Một bộ phận học sinh thiếu đi động lực học tập(Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa, ảnh: Tùng Dương)
Vì học trực tiếp vui nên em đi học lại
Khi giảng dạy học kỳ I của năm học này thì trong lớp chúng tôi dạy có một em học sinh bỏ học khi gần kết thúc học kỳ dù đã được thầy cô chủ nhiệm vận động nhưng học sinh này vẫn quyết tâm bỏ học.
Thế nhưng, khi bước vào đầu học kỳ II thì nhiều thầy cô bộ môn và bạn bè trong lớp ngạc nhiên thấy em này trở lại học tập. Vì thế, nhà trường chỉ đạo giáo viên bộ môn của lớp cho em này làm các bài kiểm tra bổ sung để hoàn thành các cột điểm của học kỳ I.
Nhớ lại buổi đầu tiên lên lớp dạy trực tiếp – sau một kỳ dạy trực tuyến, chúng tôi thấy em này vào học thì hỏi vì sao em bỏ học mấy tuần vừa rồi thì em này trả lời tỉnh bơ rằng học trực tuyến chán vì chỉ có một mình nên em bỏ, giờ học trực tiếp vui nên em đi học học.
Tất nhiên, khi giáo viên thấy học trò trở lại lớp học thì sẽ giúp đỡ các em lấy lại kiến thức cơ bản và cho kiểm tra bổ sung nhưng vấn đề là học sinh có chịu học và thực hiện các bài kiểm tra bổ sung hay không.
Video đang HOT
Vì kiến thức không có thì lấy gì để kiểm tra bổ sung nên dù có thực hiện nhưng điểm số thường thấp và rõ ràng học sinh này đến trường không phải vì học tập mà vì được chơi với chúng bạn mà thôi.
Hiện tượng một số học sinh đến lớp học hiện nay chủ yếu là để chơi thì thầy cô giáo không khó nhận ra ở từng lớp mà mình giảng dạy. Nhiều khi cho lớp kiểm tra 15 phút nhưng những học sinh đó không làm, không nộp bài kiểm tra dù vẫn ngồi trong lớp bình thường.
Môn học nào cũng có cột điểm miệng nhưng gọi thì học sinh cứ lần lữa mãi để không lên trả bài, đến khi năm học gần kết thúc, các bạn trong lớp đã thực hiện xong các cột điểm thì vẫn có học sinh quyết tâm không làm bài kiểm tra, không trả bài cho thầy cô.
Thời gian đầu thì thầy cô khuyên bảo, động viên mà học sinh vẫn không thực hiện, cuối năm nhắc nhở nếu em không thực hiện thì thầy (cô) bắt buộc phải cho điểm 0 nhưng những học sinh này nào có biết sợ là gì.
Bởi, có những học sinh bất cần trong học tập, mục tiêu đến trường của những em này không phải để học tập mà chỉ đến để chơi. Nếu được lên lớp thì tiếp tục “đi học” còn ở lại lớp thì nghỉ luôn.
Đây thực sự là những vấn đề đã và đang tồn tại ở nhiều nhà trường từ lâu và giáo viên nhiều lúc cũng bất lực trước thực trạng này. Cho điểm 0 thì đúng với quy chế nhưng 1 học sinh mà cho vài điểm 0 trong một học kỳ thì giáo viên phải giải trình rất phức tạp với nhà trường hoặc khi cấp trên về thanh, kiểm tra.
Cũng chính vì thế, một số thầy cô chọn giải pháp an toàn là gọi học sinh lên bảng chỉ cần trả lời được vài ý rồi cho các em điểm chứ còn giải pháp nào khả quan hơn nữa đâu.
Bệnh ngụy thành tích cũng có những nỗi niềm riêng
Từ lâu rồi, xã hội lên tiếng về bệnh thành tích trong ngành giáo dục và đó là một thực tế ở nhiều nhà trường. Nhưng, có lẽ nhà trường và giáo viên cũng khó tìm được một giải pháp phù hợp cho thực trạng này.
Thầy cô cho học sinh ở lại lớp thì đơn giản lắm nhưng chẳng lẽ năm nào cũng ở lại lớp bởi có những em không chịu học, không có động lực học tập từ nhỏ và mất hết kiến thức căn bản. Trong khi, theo hướng của Bộ những năm qua thì học sinh chỉ được phép ở lại 1-2 lần/ cấp học và quy định về độ tuổi đối với từng cấp học phổ thông.
Chính vì thế, một số em dù học rất yếu thì giáo viên cũng phải miễn cưỡng tìm cách cho các em đủ điểm để lên lớp. Những ràng buộc về quy chế của ngành và thực tế học tập của học trò khiến cho nhiều thầy cô bị áp lực rất nhiều trong việc xếp loại học tập của học trò.
Đó là chưa kể chỉ tiêu của cấp trên giao khiến cho giáo viên gặp khó khi giảng dạy. Đánh giá đúng thì nhiều học trò có thể bị điểm yếu, điểm kém và tất nhiên là các em sẽ ở lại.
Nhưng, thông thường thì những học sinh học yếu kém, đã không có động lực học hành thì dù có ở lại lớp cũng không cải thiện được tình hình và kết quả học tập.
Vì thế, mới có hiện tượng học sinh học hết tiểu học mà chưa đọc thông viết thạo, còn chuyện học sinh “ngồi nhầm lớp” thì ở các trường phổ thông bây giờ nhiều lắm.
Có lẽ, để học sinh có động lực học tập ngay từ nhỏ thì điều cốt lõi nhất là phụ huynh cần tạo cho các em động lực học tập ngay từ lúc đến trường. Bởi, thời gian các em ở nhà chiếm phần lớn trong ngày nên sự nuông chiều, bảo bọc quá mức đôi lúc sẽ tạo cho con em mình thiếu đi động lực, ý chí phấn đấu.
Vì thế, sự giám sát, giáo dục cho con em mình động lực học tập là điều mà tất cả các phụ huynh phải hướng tới. Không nên chỉ phó mặc thầy cô, nhà trường, còn khi ở nhà thì để mặc con em mình đắm chìm trong những trò chơi vô bổ mà quên đi chuyện học hành.
Cùng với gia đình thì thầy cô ở trường – nhất là cấp tiểu học cần dạy, tạo cho học sinh những kiến thức cần thiết, khích lệ cho các em động lực học tập, thi đua và phấn đấu. Trong các giờ lên lớp cần có sự quan tâm nhiều hơn đến những học trò yếu kém, những em gặp khó khăn về tâm lý…
Nếu học sinh học yếu, học kém cần có kế hoạch phụ đạo và khích lệ tinh thần học tập đối với những em này. Đồng thời, cũng cần có sự nghiêm khắc trong giảng dạy để hướng các em tới những kiến thức của bài học.
Bên cạnh đó, cần có sự phối hợp, trao đổi thường xuyên với phụ huynh để nắm bắt tình hình và cùng chung tay vào việc giáo dục, động viên các em học tập.
Tương lai của học trò không chỉ là của học trò, của gia đình mà còn là tương lai của đất nước. Vì thế, khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường mà không có ý chí học tập, không cố gắng vươn lên, thiếu trách nhiệm với bản thân mình thì khi lớn lên các em khó trưởng thành và trở thành người có ích.
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Trường học tại Hà Nội thực hiện mỗi học sinh một thời khóa biểu riêng
Mỗi học sinh một thời khóa biểu - cá nhân hóa lộ trình học tập và trải nghiệm Cá nhân hóa là một quan điểm giáo dục trọng tâm được một số trường đưa vào áp dụng.
Chỉ còn gần 2 tháng nữa sẽ diễn ra kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại Hà Nội, bên cạnh hệ thống các trường THPT công lập, các trường ngoài công lập cũng đã công bố phương án tuyển sinh để thí sinh có thêm cơ hội.
Ảnh minh họa.
Trường Liên cấp SenTia (thuộc hệ thống giáo dục Koala House) chính thức tuyển sinh lớp 10 cấp Trung học phổ thông. Chương trình học phục vụ xu hướng lựa chọn nghề nghiệp với ba chuyên ban chính đáp ứng đa dạng các mục tiêu lĩnh vực nghề nghiệp, trường SenTia xây dựng chương trình THPT theo ba chuyên ban chính gồm: Khoa học tự nhiên - Công nghệ; Khoa học xã hội - nhân văn & Quản trị - kinh doanh; và Nghệ thuật.
Chương trình học của ba chuyên ban này vừa đảm bảo khung chương trình văn hóa theo quy định của Bộ Giáo dục, vừa giúp các em học sinh đạt được kiến thức và kỹ năng chuyên biệt, tạo nền tảng đào tạo chuyên ngành ở bậc học cao hơn.
Ở chuyên ban Khoa học tự nhiên - Công nghệ, ngoài các phòng chức năng đặc thù cho các môn học, trường còn trang bị một không gian công nghệ số hiện đại, nơi các em vừa được tích lũy những kiến thức, kĩ năng nền tảng về Khoa học máy tính (Computer science), vừa được khích lệ sự sáng tạo trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các môn học và hoạt động thực tiễn, tạo ra một môi trường học tập giàu công nghệ, nâng cao năng lực công nghệ thông tin để đáp ứng với các ngành nghề chuyên sâu và ứng dụng công nghệ thông tin của quốc tế và Việt Nam.
Với lựa chọn định hướng Khoa học xã hội - Nhân văn & Quản trị - kinh doanh, các em học sinh trải nghiệm các hệ thống các chuyên đề, các dự án học tập phong phú, có tính thực tiễn cao, giúp các em cảm nhận mức độ phù hợp của bản thân về các ngành nghề đang thu hút hiện nay như: kinh tế, báo chí, tâm lý, xã hội, quản trị kinh doanh,... Đồng thời, đây cũng là những phương thức giúp phát huy những giá trị văn hóa và cảm xúc xã hội tốt đẹp của mỗi cá nhân để thích ứng với môi trường hội nhập quốc tế.
SenTia là trường tiên phong tại Hà Nội mở chuyên ban Nghệ thuật, dành cho các em học sinh có niềm đam mê và chọn nghệ thuật làm định hướng nghề nghiệp. Khung chương trình định hướng nghệ thuật được xây dựng theo nguyên tắc vừa đảm bảo chương trình văn hóa theo quy định của Bộ Giáo dục vừa ưu tiên thời lượng dành cho các môn nghệ thuật - bao gồm cả "tự tu" chuyên sâu của mỗi cá nhân.
Lộ trình rõ ràng cho từng năm học cũng giúp các bạn học ban Nghệ thuật có thêm thời gian để định vị và xác lập xu hướng ngành nghề của mình. Điểm nhấn Nghệ thuật trong chương trình giáo dục Chương trình tiếp xúc, khám phá nghệ thuật SenTia được tích hợp trong lộ trình giáo dục xuyên suốt từ bậc Tiểu học tới THPT. Đặc biệt, với khối THPT, trường đã hợp tác với các chuyên gia uy tín trong và ngoài nước để thiết kế một giáo trình Cảm thụ nghệ thuật và Thực hành nghệ thuật riêng biệt, cập nhật với thế giới nhưng in đậm dấu ấn bối cảnh Việt Nam.
Chương trình Cảm thụ nghệ thuật được triển khai vào năm lớp 10 dành cho mọi đối tượng học sinh, đặc biệt các em lựa chọn chuyên ban Nghệ thuật. Chương trình này được thiết kế nhằm giới thiệu một số loại hình nghệ thuật tiêu biểu của dòng chảy nghệ thuật toàn cầu cũng như gần gũi với đời sống văn hóa Việt Nam.
Thực hành nghệ thuật là chương trình dành riêng cho học sinh chuyên ban Nghệ thuật tại lớp 11 và 12. Chương trình xây dựng với mong muốn cung cấp những trải nghiệm nghệ thuật chuyên sâu cho các học sinh quan tâm theo đuổi nghệ thuật ở bậc Đại học. Học sinh sẽ được khám phá các ngôn ngữ và chất liệu nghệ thuật đặc thù vào năm lớp 11, và tập trung sáng tác tự do vào năm học cuối cùng.
Mỗi học sinh một thời khóa biểu - Cá nhân hóa lộ trình học tập và trải nghiệm "Cá nhân hóa" là một quan điểm giáo dục trọng tâm của SenTia.
Trong chương trình giáo dục của SenTia, việc cá nhân hóa lộ trình học tập được thể hiện qua việc phân hóa sâu theo cả 2 chiều. Phân hóa vĩ mô theo chương trình giáo dục mà học sinh lựa chọn và phân hóa vi mô ngay trong việc triển khai theo trình độ tiếp nhận và phong cách học tập của học sinh, theo quan điểm cá nhân hóa đến từng người học. Mỗi học sinh/nhóm học sinh sẽ được bố trí chương trình học và thời khóa biểu riêng theo hướng lựa chọn của mình, tiến trình học sẽ được triển khai theo các hoạt động và nhiệm vụ học tập thiết kế cho từng nhóm/cá nhân học sinh, vừa phát huy tính tương tác vừa phát triển tư duy của người học.
Tạo hứng khởi cho học sinh từ kĩ thuật dạy học hiện đại Đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, nhiều năm qua, giáo viên các trường THPT tại Hà Tĩnh đã không ngừng vận dụng những kĩ thuật dạy học hiện đại mang đến cho học sinh sự hứng khởi trong học tập. Tiết học Ngữ văn tại Trường THPT Hồng Lĩnh. Hạnh phúc trong từng tiết học Học sinh thực sự...