Có những game mà bạn chơi cả đời cũng vẫn thấy hay
Thậm chí cài lại những game offline cũ chơi còn sướng hơn gấp tỷ lần cài Call of Duty hay Assassin’s Creed mới toanh vừa ra mắt chưa đầy nửa năm trước.
Có một câu chuyện của cậu bạn tôi từng kể trong lúc khề khà bạn bè tán phét quanh chén trà, dĩ nhiên vẫn ở cái gốc ổi đầu khu tập thể của bà cụ già móm mém mà tôi từng có dịp ba hoa với các bạn trước đây, tôi mới thấy cu cậu trẻ trâu đến cỡ nào. Số là hôm nọ, chẳng hiểu ma làm hay sao mà cậu bạn gần ba chục tuổi đầu, chơi thân với nhau từ cái thuở sáng sớm còn ới nhau dậy sớm đi học cho đúng giờ tự nhiên lại đâm đầu vào Facebook ngồi cãi nhau với mấy ông thần vẫn còn đi học về việc tại sao cậu này vẫn còn chơi game cũ đã ra mắt từ lâu thay vì hóng đợi từng bom tấn sắp ra mắt giống như nhiều người khác.
Cưới vợ đến nơi rồi, gia đình đâu vào đấy rồi mà còn hâm dở đi đòi cãi nhau với đám trẻ con thế nữa thì đúng là chịu. Mỗi người một gu, một sở thích, làm sao lại đem ra so sánh được? Hỏi ra mới biết có ông nhõi nào đó lên tiếng chê game cũ xấu, game mới đẹp, rồi ông bạn tôi nóng máu lên nhảy vào cãi nhau với mấy đứa trẻ con còn phải xin tiền mẹ mua máy tính lấy cớ “phục vụ học tập”.
Mà kể cũng lạ, nói về chúng lại phải nghĩ đến mình. Chẳng hiểu sao những AoE, StarCraft, DotA 1 vẫn cuốn hút chúng tôi hơn hẳn những game mới bây giờ. Mà thậm chí cài lại những game offline cũ chơi còn sướng hơn gấp cả tỷ lần cài Call of Duty hay Assassin’s Creed mới toanh vừa ra mắt chưa đầy nửa năm trước.
Vì sao lại thế? Đầu tiên cần phải nhắc lại, những trào lưu ăn khách trong quá khứ, rồi cả những đổi mới hoàn toàn được áp dụng trong mỗi thể loại game khi ra mắt khiến cho game thủ không biết phải lựa chọn từ đâu. Mà mỗi tựa game lại có những nét độc đáo, đặc sắc riêng biệt và chính các tính năng, nhiệm vụ trong game đã tạo nên sự khác biệt đó. Sẽ đến một lúc nào đó, bạn nhận ra, “à, cái này game trước đã có rồi, hóa ra chỉ là nhai lại, mà chơi bản trước vẫn hay, bản này chả có gì mới mẻ cả”. Game mà chỉ đẹp hơn nhưng lối chơi chẳng có gì mới mẻ cũng chẳng đáng thưởng thức cho lắm, vì nếu thích đẹp thì bỏ 100 nghìn ra rạp phim có khi mãn nhãn hơn.
Video đang HOT
Để có thể chơi tốt ở một game online nào đó, mỗi game thủ chúng ta cũng cần có một thời gian khá lâu trải nghiệm và dần khám phá ra toàn bộ các tính năng trong đó. Chính vì thế, những game thủ sẽ phải đầu tư rất nhiều thời gian, công sức để “vọc”. Chắc hẳn điều này sẽ khiến cho bất kỳ người nào cũng đều cảm thấy ngại, nhiều game thủ đưa ra lựa chọn mang tính an toàn, thà trung thành với một vài tựa game duy nhất hơn là phải chịu khó tìm hiểu các tính năng, nhiệm vụ lạ ở một trò chơi mới.
Thứ hai chính là tâm lý hoài cổ của một số người, đặc biệt là những game thủ “đầu 3″, “đầu 4″. Chúng là thứ kết nối cộng đồng tốt hơn mọi công cụ thời đại số hóa. Bạn có thể nhắn tin Facebook cho một cô gái làm quen, nhưng câu chuyện ban đầu cũng sẽ chỉ nhạt nhòa với những điều con người sẵn sàng chia sẻ cho nhau. Còn với game, dường như chúng ta được là chính mình, có thể nói chuyện với một người xa lạ đầy thoải mái đơn giản vì bạn và họ có cùng điểm chung, cùng đam mê và cùng tiếng nói.
Chẳng phải tự nhiên giờ đây diễn đàn game tại Việt Nam đang dần mai một. Đã từng có thời một thread bàn luận về game có được cả trăm, thậm chí cả nghìn lượt comment chỉ vì một tình tiết gây tranh cãi, giống như cái kết thúc hồi được chơi Shadow of the Colossus ấy. Hồi đó xem hay phát khóc, anh nhân vật chính dám hy sinh bản thân để cứu cô gái mà anh yêu. Giờ kết thúc game cứ như phim hành động Mỹ ấy, nhiều khi tắt não để tận hưởng rồi mà vẫn thấy nó chối…
Ấy là chưa kể cái sự “tiếc”. Thứ duy nhất còn giữ người chơi ở lại với game chính là “tiếc nuối”, bao nhiêu công sức đã bỏ ra để cày kéo, kiếm đồ, nuôi account cùng với đó là kinh phí không hề nhỏ đã bỏ ra để mua vật phẩm, nạp vàng, thăng cấp VIP. Lúc này game thủ rơi vào tình huống “bỏ thì thương mà vương thì tội”, một mặt muốn tìm tòi những tựa game mới nhưng dứt áo ra đi thì lại không nỡ lòng nào…
Theo GameK
Cứ quanh quẩn chơi game cũ, phải chăng vì máy tính yếu không đua đòi được hay vì game cũ quá hay?
Đối với nhiều người, chẳng hiểu sao những AoE, StarCraft, DotA 1 vẫn cuốn hút chúng tôi hơn hẳn những game mới bây giờ
Có một câu chuyện của cậu bạn tôi từng kể trong lúc khề khà bạn bè tán phét quanh chén trà, dĩ nhiên vẫn ở cái gốc ổi đầu khu tập thể của bà cụ già móm mém mà tôi từng có dịp ba hoa với các bạn trước đây, tôi mới thấy cu cậu trẻ trâu đến cỡ nào. Số là hôm nọ, chẳng hiểu ma làm hay sao mà cậu bạn gần ba chục tuổi đầu, chơi thân với nhau từ cái thuở sáng sớm còn ới nhau dậy sớm đi học cho đúng giờ tự nhiên lại đâm đầu vào Facebook ngồi cãi nhau với mấy ông thần vẫn còn đi học về việc tại sao cậu này vẫn còn chơi game cũ đã ra mắt từ lâu thay vì hóng đợi từng bom tấn sắp ra mắt giống như nhiều người khác.
Cưới vợ đến nơi rồi, gia đình đâu vào đấy rồi mà còn hâm dở đi đòi cãi nhau với đám trẻ con thế nữa thì đúng là chịu. Mỗi người một gu, một sở thích, làm sao lại đem ra so sánh được? Hỏi ra mới biết có ông nhõi nào đó lên tiếng chê game cũ xấu, game mới đẹp, rồi ông bạn tôi nóng máu lên nhảy vào cãi nhau với mấy đứa trẻ con còn phải xin tiền mẹ mua máy tính lấy cớ "phục vụ học tập".
Mà kể cũng lạ, nói về chúng lại phải nghĩ đến mình. Chẳng hiểu sao những AoE, StarCraft, DotA 1 vẫn cuốn hút chúng tôi hơn hẳn những game mới bây giờ. Mà thậm chí cài lại những game offline cũ chơi còn sướng hơn gấp cả tỷ lần cài Call of Duty hay Assassin's Creed mới toanh vừa ra mắt chưa đầy nửa năm trước.
Vì sao lại thế? Đầu tiên cần phải nhắc lại, những trào lưu ăn khách trong quá khứ, rồi cả những đổi mới hoàn toàn được áp dụng trong mỗi thể loại game khi ra mắt khiến cho game thủ không biết phải lựa chọn từ đâu. Mà mỗi tựa game lại có những nét độc đáo, đặc sắc riêng biệt và chính các tính năng, nhiệm vụ trong game đã tạo nên sự khác biệt đó. Sẽ đến một lúc nào đó, bạn nhận ra, "à, cái này game trước đã có rồi, hóa ra chỉ là nhai lại, mà chơi bản trước vẫn hay, bản này chả có gì mới mẻ cả". Game mà chỉ đẹp hơn nhưng lối chơi chẳng có gì mới mẻ cũng chẳng đáng thưởng thức cho lắm, vì nếu thích đẹp thì bỏ 100 nghìn ra rạp phim có khi mãn nhãn hơn.
Để có thể chơi tốt ở một game online nào đó, mỗi game thủ chúng ta cũng cần có một thời gian khá lâu trải nghiệm và dần khám phá ra toàn bộ các tính năng trong đó. Chính vì thế, những game thủ sẽ phải đầu tư rất nhiều thời gian, công sức để "vọc". Chắc hẳn điều này sẽ khiến cho bất kỳ người nào cũng đều cảm thấy ngại, nhiều game thủ đưa ra lựa chọn mang tính an toàn, thà trung thành với một vài tựa game duy nhất hơn là phải chịu khó tìm hiểu các tính năng, nhiệm vụ lạ ở một trò chơi mới.
Thứ hai chính là tâm lý hoài cổ của một số người, đặc biệt là những game thủ "đầu 3", "đầu 4". Chúng là thứ kết nối cộng đồng tốt hơn mọi công cụ thời đại số hóa. Bạn có thể nhắn tin Facebook cho một cô gái làm quen, nhưng câu chuyện ban đầu cũng sẽ chỉ nhạt nhòa với những điều con người sẵn sàng chia sẻ cho nhau. Còn với game, dường như chúng ta được là chính mình, có thể nói chuyện với một người xa lạ đầy thoải mái đơn giản vì bạn và họ có cùng điểm chung, cùng đam mê và cùng tiếng nói.
Chẳng phải tự nhiên giờ đây diễn đàn game tại Việt Nam đang dần mai một. Đã từng có thời một thread bàn luận về game có được cả trăm, thậm chí cả nghìn lượt comment chỉ vì một tình tiết gây tranh cãi, giống như cái kết thúc hồi được chơi Shadow of the Colossus ấy. Hồi đó xem hay phát khóc, anh nhân vật chính dám hy sinh bản thân để cứu cô gái mà anh yêu. Giờ kết thúc game cứ như phim hành động Mỹ ấy, nhiều khi tắt não để tận hưởng rồi mà vẫn thấy nó chối...
Ấy là chưa kể cái sự "tiếc". Thứ duy nhất còn giữ người chơi ở lại với game chính là "tiếc nuối", bao nhiêu công sức đã bỏ ra để cày kéo, kiếm đồ, nuôi account cùng với đó là kinh phí không hề nhỏ đã bỏ ra để mua vật phẩm, nạp vàng, thăng cấp VIP. Lúc này game thủ rơi vào tình huống "bỏ thì thương mà vương thì tội", một mặt muốn tìm tòi những tựa game mới nhưng dứt áo ra đi thì lại không nỡ lòng nào...
Theo GameK
Bạn nghĩ sao về ý kiến: Thứ đáng gạt bỏ nhất trong game chiến thuật chính là AUTO? Thật là khó hiểu khi một tính năng "vô dụng" như vậy lại có thể tồn tại lâu đến thế... Có thể nói, dòng game chiến thuật chính là nơi đề cao trình độ cá nhân nhất. Trải dài từ hệ máy PC đến Mobile, dù là ở tựa game nào đi nữa, thao tác tay, tốc độ quan sát hay lối suy...