Có những dấu hiệu này, bạn đã bị rối loạn giấc ngủ không cẩn thận có ngày gặp nguy
Để bảo vệ sức khỏe, bạn cần tìm hiểu thông tin cần thiết về chứng rối loạn giấc ngủ.
Rối loạn giấc ngủ là tình trạng bị thiếu ngủ thường xuyên, giấc ngủ bị giảm về thời lượng và chất lượng. Theo một số ước tính, gần 75% người lớn trải qua các triệu chứng rối loạn giấc ngủ mỗi tuần và có đến 30% trẻ em cũng vật lộn với một số hình thức rối loạn giấc ngủ. Mặc dù cả nam và nữ đều có nguy cơ mắc chứng rối loạn giấc ngủ, nhưng có một số bằng chứng cho thấy phụ nữ, đặc biệt là những người ở độ tuổi từ 30 đến 60, có nhiều khả năng mắc chứng rối loạn giấc ngủ hơn nam giới.
Các loại rối loạn giấc ngủ phổ biến là gì?
Có hơn 90 loại rối loạn giấc ngủ khác nhau. Phổ biến nhất bao gồm: mất ngủ, chứng ngưng thở khi ngủ, chứng ngủ rũ, hội chứng chân không yên, rối loạn nhịp sinh học
Nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ là gì?
Những nguyên nhân phổ biến nhất gây rối loạn giấc ngủ là:
- Thiếu sắt, thiếu máu
- Đau khổ
- Yếu tố di truyền
- Thừa cân hoặc béo phì
- Ngủ không đủ, ngủ không thoải mái
- Dùng một số loại thuốc
- Uống rượu hoặc cà phê trước khi đi ngủ
- Vách ngăn mũi lệch hoặc vấn đề khác ảnh hưởng đến hô hấp
- Tiếp xúc với màn hình điện tử trước khi đi ngủ
Các triệu chứng của rối loạn giấc ngủ là gì?
Mất ngủ
- Khó ngủ, ngủ không sâu hoặc ngủ suốt đêm
- Cảm thấy buồn ngủ hoặc mệt mỏi trong ngày
- Cảm thấy cáu kỉnh hoặc ủ rũ
Video đang HOT
- Khó tập trung hoặc khó nhớ
Chứng ngưng thở lúc ngủ
- Dừng thở trong khi ngủ, đặc biệt là dừng kéo dài 10 giây hoặc lâu hơn
- Ngáy to
- Thức dậy đột ngột vào ban đêm, đặc biệt là những người thở hổn hển hoặc nghẹt thở
- Cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày keerr cả có một giấc ngủ trọn vẹn
- Khô miệng hoặc đau họng vào buổi sáng
Chứng ngủ rũ
- Buồn ngủ vào ban ngày
- Đột ngột ngủ
- Đột ngột mất trương lực cơ, dẫn đến suy yếu hoặc mất kiểm soát cơ bắp
- Chứng tê liệt khi ngủ, không có khả năng di chuyển hoặc nói ngay cả khi thức
- Mất ngủ hoặc mất ngủ
Hội chứng chân không yên
- Muốn di chuyển hoặc cử động chân
- Đau nhói, nóng rát, tê, đau hoặc các cảm giác khó chịu khác ở chân
- Có các triệu chứng này trên giường hoặc sau khi không hoạt động kéo dài
Rối loạn nhịp sinh học
- Khó ngủ, ngủ không sâu hoặc ngủ suốt đêm
- Cảm thấy buồn ngủ hoặc mệt mỏi trong ngày
- Cảm thấy cáu kỉnh hoặc ủ rũ
- Khó tập trung hoặc khó nhớ
Điều trị rối loạn giấc ngủ
Mất ngủ
- Thiết lập và tuân thủ lịch trình ngủ phù hợp
- Cải thiện thói quen đi ngủ
- Dùng OTC hoặc thuốc ngủ theo toa
- Tránh uống rượu hoặc cà phê gần giờ đi ngủ
- Điều trị các vấn đề sức khỏe tâm thần hoặc thể chất có thể gây ra chứng mất ngủ
- Tập thể dục thường xuyên
Chứng ngưng thở lúc ngủ
- Giảm cân
- Sử dụng miếng ngậm thơm miệng hoặc thuốc xịt mũi để dễ thở
- Ngủ nghiêng
- Phẫu thuật để trị hoặc loại bỏ các nguyên nhân gây tắc nghẽn đường thở
Chứng ngủ rũ
- Thuốc kê đơn
- Ngủ ngắn vào ban ngày để ngăn chặn những cơn buồn ngủ bất ngờ
- Thiết lập và tuân thủ lịch trình ngủ phù hợp
- Cải thiện thói quen đi ngủ
- Tránh uống rượu hoặc cà phê gần giờ đi ngủ
Hội chứng chân không yên
- Bổ sung sắt
- Thuốc kê đơn
- Massage
Rối loạn nhịp sinh học
- Thiết lập và tuân thủ lịch trình ngủ phù hợp
- Cải thiện thói quen đi ngủ
- Dùng OTC hoặc thuốc ngủ theo toa
- Tránh uống rượu hoặc cà phê gần giờ đi ngủ
- Tập thể dục thường xuyên
- Trị liệu
Ngọc Huyền
Theo Prevention
5 thói quen ngủ giúp loại bỏ mệt mỏi
Duy trì thói quen ngủ hợp lý, khoa học giúp bạn hồi phục hoàn toàn sức khỏe để chuẩn bị cho ngày làm việc mới.
ShutterStock
Ăn nhẹ vào buổi tối và tuân thủ chế độ ăn uống cân bằng. Ăn uống đúng cách thực sự quan trọng đối với cơ thể, giúp bạn nạp đầy đủ dưỡng chất, giữ mình tràn đầy năng lượng và thực hiện tốt các công việc hằng ngày.
Theo Healthline, ăn đúng cách khuyến khích trao đổi chất và chuyển hóa các chất dinh dưỡng đúng cách để cảm thấy năng động hơn vào ban ngày và nghỉ ngơi tốt hơn vào ban đêm, từ đó giúp giảm bớt mệt mỏi.
Đừng đem công việc lên giường. Điều này giúp trí não bạn "biết" rằng giường là để ngủ hơn là làm những việc khác như ăn uống, lướt web, làm việc hoặc thậm chí xem ti vi. Dĩ nhiên, điều này nghe có vẻ khó khăn khi bạn có thói quen dành ngày chủ nhật nằm trên giường xem phim và ăn vặt.
Tuy nhiên, thói quen này khiến bộ não sẽ quen với ý tưởng rằng đây là nơi phải giữ cho đầu óc tỉnh táo.
Uống đủ nước. Cơ thể giữ nước gây khó chịu và khiến bạn dễ thức dậy vào giữa đêm. Nhưng giữ nước thường là kết quả của việc thiếu chất lỏng trong ngày. Nước là chất lỏng cần thiết cho cơ thể. Bạn cần uống đủ nước mỗi ngày. Khi bạn mất nước, não cũng mệt mỏi và kết quả là bạn không thể ngủ ngon giấc.
Liệu pháp thảo mộc. Ăn hạt sen, táo tàu, rau nhút, rau diếp... đem lại sự thư giãn cho cơ thể, giúp bạn nghỉ ngơi tốt hơn và cảm thấy bớt mệt mỏi.
Tắm nước ấm. Sắp đi ngủ, bạn đừng nên tắm nước lạnh vì khiến bạn tỉnh ngủ. Hãy thử tắm nước ấm sau khi bạn quyết định đi ngủ sớm. Điều này giúp bạn thư giãn và sẵn sàng cho giấc ngủ.
Theo thanhnien
Bảo vệ vùng mũi luôn khỏe mạnh trong mùa đông bằng một số nguyên tắc sau Vùng mũi nằm ngay chính giữa khuôn mặt nên rất dễ bị tổn thương trong mùa lạnh nếu bạn không chăm sóc và bảo vệ mũi đúng cách. Không đưa tay ngoáy mũi thường xuyên Đừng ngoáy mũi thường xuyên trong mùa lạnh vì nó rất dễ làm rụng lông mũi, gây tổn thương niêm mạc, vỡ mạch máu hoặc ra máu mũi....