Có nhiều vấn đề trong Luật giáo dục đại học của ta tụt hậu hơn Indonesia
Nếu Luật giáo dục đại học của Indonesia đưa “ cống hiến công cộng” là một trong “ba nghĩa vụ” thì Việt Nam lại chưa chú trọng tới yếu tố này.
Tiến sĩ Lê Viết Khuyến cho rằng, nếu Luật giáo dục đại học của Indonesia đưa “cống hiến công cộng” là một trong “ba nghĩa vụ” thì Việt Nam lại chưa chú trọng tới yếu tố này.
LTS: Luật Giáo dục đại học ban hành năm 2012 đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập và đã trở thành những điểm nghẽn, nút thắt cản trở đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đại học.
Tháng 11/2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức công bố dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học để lấy ý kiến trước khi trình Chính phủ.
Được biết, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cũng đã tìm hiểu và có văn bản góp ý gửi Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học vào tháng 12/2017 vừa qua.
Trong quá trình tìm hiểu, Hiệp hội nhận thấy Luật giáo dục đại học hiện hành hay dự thảo Luật giáo dục đại học sửa đổi còn nhiều nội dung đang vướng, gây ra tranh luận nhiều nhưng chưa đi đến hồi kết.
Cùng lúc đó, Hiệp hội đã tìm thấy một số tài liệu nước ngoài liên quan đến những nội dung mà dư luận đang còn nhiều tranh cãi mà quốc gia họ đã tìm được cách tháo gỡ.
Nhận thấy tầm quan trọng của tài liệu này, Hiệp hội đã dịch tài liệu này với mong muốn Ban soạn thảo cũng như dư luận có thêm nguồn thông tin để tham khảo.
Được biết, hiện nay, Hiệp hội đã dịch xong Luật của nước Cộng hòa Indonesia, số 12 năm 2012 về giáo dục đại học, dự kiến trong thời gian tới Hiệp hội sẽ tiến hành dịch thêm một số tài liệu khác nữa.
Để rộng đường dư luận, Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Lê Viết Khuyến – Nhà nghiên cứu của Viện Các vấn đề giáo dục thuộc Trường Đại học Bình Dương, người đã có nghiên cứu sâu tài liệu Luật giáo dục đại học của Indonesia – với mong muốn có thêm một số thông tin để Ban soạn thảo cũng như độc giả tham khảo một cách cụ thể nhất.
Tòa soạn trân trọng giới thiệu cùng độc giả cuộc trao đổi này.
Phóng viên: Sắp tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ thông qua dự án sửa đổi Luật Giáo dục và Luật Giáo dục đại học.
Là người đã nghiên cứu sâu Luật giáo dục đại học của Indonesia, ông thấy Luật giáo dục đại học hiện hành và dự thảo mới nhất về Luật giáo dục đại học sửa đổi của Việt Nam còn điểm nào Ban soạn thảo cần phải lưu ý, thưa ông?
Tiến sĩ Lê Viết Khuyến: Theo tôi, Luật Giáo dục đại học sửa đổi sắp tới tối thiểu phải đạt được các yêu cầu quan trọng sau:
Một là, phải định hướng cho sự hình thành một hệ thống giáo dục đại học phân tầng thống nhất, đa dạng, rõ ràng và hiệu quả, hiện đại, mang tính đại chúng và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, bảo đảm hội nhập quốc tế, như tinh thần của Nghị quyết 29.
Hai là, phải khẳng định và tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát huy quyền tự chủ thực sự và hợp lý (trên tất cả các phương diện) và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục đại học.
Ba là, phải khẳng định được trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của cộng đồng xã hội đối với giáo dục đại học, thể hiện quan điểm xã hội hóa toàn diện về giáo dục.
Bốn là, phải triệt tiêu mọi hậu họa của tệ nạn “xin – cho” trong cơ chế quản lý giáo dục đại học.
Tôi cho rằng, chỉ khi Luật Giáo dục đại học đáp ứng được cả 4 yêu cầu trên thì giáo dục đại học Việt Nam mới hy vọng trong tương lai gần đạt được các tiêu chí cần có của một nền giáo dục đại học tiên tiến là: công bằng, chất lượng, hiệu quả, nhất quán và quốc tế hóa.
Ngoài ra, khi xét chung về kết cấu và nội dung Luật Giáo dục đại học hiện hành, kể cả dự thảo Luật giáo dục đại học sửa đổi vẫn còn một số hạn chế sau:
Thứ nhất, Luật Giáo dục đại học hiện hành, kể cả dự thảo Luật giáo dục đại học sửa đổi vẫn nghiêng theo hướng của một luật về các cơ sở giáo dục đại học – một văn bản thường chỉ được trình bày dưới dạng “dưới luật”, tức Điều lệ trường đại học chứ chưa đáp ứng một luật tổng quát về giáo dục đại học.
Điều này có thể thấy rõ ngay tại các Điều 1 và 2 của Luật quy định về phạm vi điều chỉnh và về đối tượng áp dụng.
Trong khi đó, Luật giáo dục đại học của Indonesia thể hiện rõ đó là văn bản luật viết về hệ thống giáo dục đại học. Phần viết về các cơ sở giáo dục đại học rất quan trọng nhưng cũng chỉ nằm trong một chương chứ không phải nằm ở toàn bộ văn bản luật này.
Video đang HOT
Phải chăng những nhà soạn thảo luật của chúng ta vẫn chưa hình dung và phân biệt rõ luật về giáo dục đại học khác gì với luật về cơ sở giáo dục đại học.
Thứ hai, trong quá trình soạn thảo, thảo luận để viết và hoàn thiện Luật giáo dục đại học dường như chúng ta không có ý định soạn thảo cho tầm quốc gia mà vẫn quan niệm luật này chỉ viết cho riêng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Chính điều này đã dẫn tới việc, chúng ta đã đưa vào Luật nhiều nội dung mang tính khiên cưỡng, không hợp lý, không tuân theo thông lệ quốc tế.
Ví dụ, cao đẳng vốn là một trình độ đào tạo trong bậc giáo dục đại học nhưng vì Chính phủ đã giao cho Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chức năng quản lý nhà nước trình độ này nên dự thảo Luật sửa đổi đã tự động đưa hệ cao đẳng ra khỏi giáo dục đại học để nhập vào bậc học giáo dục nghề nghiệp.
Trong khi đó, theo thông lệ quốc tế, giáo dục đại học là một bậc đào tạo với nhiều trình độ khác nhau, trong đó có trình độ cao đẳng, còn giáo dục nghề nghiệp không phải là một bậc đào tạo mà là một lĩnh vực đào tạo, bao hàm nhiều chương trình thuộc các bậc học khác nhau (từ sơ học đến trung học,… đại học).
Nếu tách bậc tiểu học ra khỏi bậc trung học thì đúng nhưng nếu vì cao đẳng có trong giáo dục nghề nghiệp mà loại nó ra khỏi bậc giáo dục đại học thì quả là sai lầm.
Trong khi Việt Nam vẫn đang tranh cãi về điều này thì ở Luật giáo dục đại học năm 2012 của Indonesia đã chỉ rất rõ, giáo dục đại học được hợp nên từ 3 luồng: giáo dục học thuật (academic), giáo dục nghề nghiệp(vocational) và giáo dục chuyên nghiệp(professional).
Luật giáo dục đại học năm 2012 của Indonesia nêu rõ: “luồng giáo dục nghề nghiệp thuộc giáo dục đại học gồm các chương trình dẫn đến văn bằng diploma để chuẩn bị cho sinh viên làm việc ở một trình độ ứng dụng cụ thể, nhằm hướng đến một chương trình cử nhân ứng dụng nếu thời gian đào tạo là 4 năm”.
Thứ ba, về cách viết luật, Luật giáo dục đại học của Indonesia quán xuyến rất toàn diện nhưng không đi vào từng chi tiết vụn vặt (những nội dung cụ thể được quy định trong các quy chế hoặc Nghị định) còn ở ta thì dự thảo Luật lại đưa vào nhiều nội dung quá chi li, không xứng tầm với một luật về giáo dục đại học.
Ngoài ra, trong dự thảo Luật giáo dục đại học của Việt Nam, những nội dung rất quan trọng của một Luật Giáo dục đại học hiện đại như Hệ thống giáo dục đại học, quyền lợi và trách nhiệm của cộng đồng xã hội đối với giáo dục đại học hầu như không được thể hiện rõ.
Từ những yêu cầu nêu trên, xin ông cho biết, Luật Giáo dục đại học của ta nên học tập như thế nào từ Luật giáo dục đại học của Indonesia để hoàn thiện việc sửa đổi, bổ sung một cách phù hợp nhất?
Tiến sĩ Lê Viết Khuyến: Theo tôi có 2 vấn đề lớn cần sửa đổi ngay. Đó là: Kết cấu và Nội dung.
Thứ nhất, về phần kết cấu:
Nếu Luật giáo dục đại học của Indonesia đưa “cống hiến công cộng” là một trong “ba nghĩa vụ” (cung cấp giáo dục, nghiên cứu, cống hiến công cộng) của trường đại học thì Việt Nam lại chưa chú trọng tới yếu tố này.
Do vậy, tôi cho rằng, Luật giáo dục đại học của ta cần đưa thêm vào hai chương mới: một chương về Hệ thống giáo dục đại học (chương 2) và một chương về Quan hệ Xã hội (chương gần cuối).
Trong chương về Hệ thống giáo dục đại học thì cần chứa đựng các nội dung như: cơ cấu hệ thống giáo dục đại học, các chuẩn mực giáo dục đại học quốc gia, các trình độ đào tạo, hệ thống văn bằng, các cơ sở giáo dục đại học, mạng lưới các hội và hiệp hội về giáo dục đại học…
Còn chương về Quan hệ Xã hội thì cần đưa vào các nội dung về nguyên tắc bình đẳng trong cơ hội và điều kiện tiếp cận với giáo dục đại học của mọi công dân có nguyện vọng và nhu cầu được học đại học, về trách nhiệm và quyền lợi của công dân, của doanh nghiệp, của cộng đồng (giống Chương VII của Luật giáo dục đại học Indonesia).
Đây là hai chương rất cơ bản không thể thiếu vắng trong mọi Luật Giáo dục đại học.
Ngoài ra, mặc dù Luật có đề cập đến “hệ thống giáo dục mở” nhưng khi đối chiếu với các điểm khác trong Luật về trình độ đào tạo, hệ thống văn bằng thì lại hoàn toàn không phải vậy.
Cụ thể, Luật giáo dục của ta có nêu “hệ thống giáo dục mở” nhưng cách thiết kế lại theo kiểu sau bậc trung học cơ sở là tách ra thành trung học phổ thông và trung cấp nhưng chỉ có học sinh nào tốt nghiệp trung học phổ thông mới đủ điều kiện học lên cao đẳng, đại học thì hệ thống giáo dục như vậy làm sao có thể gọi là mở?
Trong khi đó, ở Indonesia và rất nhiều nước học sinh sau trủng học cơ sở được phân theo hai luồng hoàn toàn bình đẳng với nhau (để học lên) là trung học phổ thông và trung học nghề.
Thứ hai, về phần nội dung:
Tôi cho rằng, có những nội dung cụ thể của các Điều cần lưu ý.
Điều 4: Chỉ nên tập trung vào một số khái niệm lớn của riêng giáo dục đại học như: giáo dục đại học, cơ sở giáo dục đại học, trình độ giáo dục đại học, các Chuẩn quốc gia giáo dục đại học….
Riêng khái niệm Giáo dục đại học nên được định nghĩa theo nghĩa rộng, hàm chứa cả giáo dục nghề nghiệp sau trung học (trong đó có đào tạo nghề) như xu hướng thế giới hiện nay, để bảo đảm tính thống nhất của một hệ thống giáo dục đại học phân tầng.
Điều 5: Mục tiêu của giáo dục đại học cần rộng hơn nhiều so với nội dung viết ở Khoản 1 chỉ về đào tạo. Điều 6: Nên có các trình độ: cao đẳng, cử nhân, chuyên gia (như kỹ sư, bác sỹ, luật sư,…), thạc sỹ và tiến sĩ. Không nên dùng chung một thuật ngữ đại học cho cả 2 trình độ cử nhân và chuyên gia.
Và có thể có thêm các trình độ phụ sau trình độ chuyên gia cho những ngành đặc thù (như Chuyên khoa 1, Chuyên khoa 2 ở ngành y,…).
Điều 7: Trong cách gọi tên cơ sở giáo dục đại học Ban soạn thảo Luật Giáo dục đại học có sự nhầm lẫn giữa cấu trúc và đẳng cấp của trường với tên gọi được Nhà nước đặt cho.
Theo thông lệ chung, đại học (university) chỉ những cơ sở giáo dục đại học đa lĩnh vực nên sẽ không có chuyện chỉ sử dụng tên gọi “đại học” cho các trường Đại học quốc gia hoặc vùng.
Cũng không thể nhầm lẫn gọi đại học là trường hai cấp (xem Khoản 8 Điều 4), bởi gọi như vậy sẽ biến đại học thành một liên hiệp các trường đại học chuyên ngành.
Theo quan niệm phổ biến hiện nay: chữ “college” chỉ có nghĩa là một trường đại học khi nó đứng độc lập, còn khi nằm trong một “university” thì ý nghĩa đó không hề có.
Do vậy, không thể vì quan niệm sai khái niệm trường đại học đa lĩnh vực (university) mà đưa ra một cách hiểu khác lạ như trong Luật Giáo dục đại học hiện hành.
Để tránh hiểu lầm tôi đề nghị thay tên gọi Đại học bằng thuật ngữ Viện đại học.
Theo thông lệ quốc tế hiện nay, các cơ sở giáo dục đại học có thể được phân loại theo những tiêu chí khác nhau:
- Theo cơ cấu tổ chức (viện đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng), theo sứ mệnh (viện Đại học quốc gia, viện Đại học vùng, trường đại học ngành, trường đại học địa phương, trường cao đẳng ngành, trường cao đẳng địa phương, trường đại học tư thục,…).
- Theo đẳng cấp (trường đại học nghiên cứu, trường đại học, trường cao đẳng), theo phương thức tuyển sinh (trường đại học truyền thống, trường đại học mở), theo loại hình sở hữu (công lập, tư thục, tư thục hoạt động không vì lợi nhuận, dân lập).
Trong Luật Giáo dục đại học cần có định nghĩa rõ cho từng loại trường như ở các nước để tránh gọi tên tùy tiện đồng thời xác định rõ sứ mệnh của chúng.
Bên cạnh đó, cần bổ sung vào chương Hệ thống giáo dục đại học một điều về Cơ cấu hệ thống giáo dục đại học.
Cần viết thêm điều về Hệ thống các chuẩn giáo dục đại học (như: chuẩn chương trình, chuẩn năng lưc, chuẩn đầu ra, chuẩn nhà trường, chuẩn đội ngũ giảng viên,…) với ý nghĩa là những quy định tối thiểu được nhà nước đặt ra cho các cơ sở giáo dục đại học.
Nhà nước chỉ quản lý cái tối thiểu còn các trường được phát triển không hạn chế những chuẩn này tùy theo sứ mệnh và năng lực của mình.
Điều 14 và Điều 15: Nên viết theo cấp quản lý hành chính trong trường chứ không nên viết về bộ máy tổ chức của trường.
Với quan niệm như vậy, đại học (hay viện đại học) được tổ chức theo cơ chế 3 cấp: Viện đại học, trường thành viên, khoa; còn trường đại học và học viện thường được tổ chức theo cơ chế 2 cấp: trường và khoa.
Nếu lấy đến cấp bộ môn thì ở mỗi loại hình đều tăng thêm một cấp. Cần viết kỹ hơn về nguyên tắc tổ chức các cấp quản lý trong một cơ sở giáo dục đại học.
Ví dụ, đại học mang tính đa lĩnh vực, đẳng cấp; trường/học viện mang tính chuyên môn hơn (đơn lĩnh vực); khoa mang tính chất ngành; bộ môn mang tính chuyên ngành.
Thuật ngữ “đại học” (hay viện đại học) thường để chỉ những cơ sở giáo dục đại học đa lĩnh vực, có đào tạo ở các trình độ sau đại học, được tổ chức theo cơ chế 3 cấp quản lý hành chính.
Vậy đâu phải chỉ có đại học quốc gia và đại học vùng mới được mang tên “đại học”. Còn phụ từ “quốc gia” là để chỉ sứ mệnh của những cơ sở giáo dục đại học đào tạo nhân lực đáp ứng chiến lược phát triển kinh tế – xã hội ở tầm quốc gia.
Do đó, nhiều trường đại học, học viện vẫn được quyền gắn phụ từ đó vào tên của mình (ví dụ: Học viện Âm nhạc Quốc gia Hà nội, Học viện Chính trị Quốc gia,…).
Ở Chương X cần bổ sung một vài điều về sở hữu của các loại hình cơ sở giáo dục đại học, phân biệt cơ chế vì lợi nhuận và không vì lợi nhuận. Chính thuộc tính sở hữu quyết định cơ cấu thành phần hội đồng quản trị của mỗi loại hình trường.
Khác với các đại học tư hoạt động không vì lợi nhuận những trường đại học tư thục (có lợi nhuận) phải được xem như những doanh nghiệp tư nhân nên không cần đưa đại diện chính quyền địa phương vào hội đồng quản trị (như ở Khoản 3 Điều 17) và không xem phần tài sản tích lũy thuộc khối tài sản chung không chia (như Khoản 4 Điều 66).
Việc né tránh không muốn làm minh bạch giữa các cơ chế vì lợi nhuận và không lợi nhuận trong khu vực giáo dục đại học ngoài công lập là một hạn chế của Luật Giáo dục Đại học.
Theo phân tích của chúng tôi, chính sự thiếu rõ ràng giữa 2 cơ chế này ở hệ thống các văn bản đã ban hành của Nhà nước là nguyên nhân chủ yếu của những tiêu cực đang diễn ra trong khối trường ngoài công lập hiện nay và gây khó cho việc ban hành các chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với giáo dục đại học ngoài công lập.
Định nghĩa cơ chế không vì lợi nhuận như ở Khoản 7 Điều 4 là phiến diện và không đầy đủ, bởi vì cổ đông không chỉ quyết định mức lợi tức mà còn có quyền can thiệp vào công việc điều hành nhà trường, chiếm giữ các vị trí trọng trách trong trường.
Xin trân trọng cảm ơn ông.
Theo Giaoduc.net
Miễn học phí cho sinh viên sư phạm có còn hợp lý?
Tham vấn về sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục và Luật Giáo dục Đại học, nhiều chuyên gia cho rằng, cần điều chỉnh chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm, bởi thực tế cho thấy: Chính sách này đã có một số bất cập.
Sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên. Ảnh minh họa/internet
Cho rằng đây là vấn đề được bàn đến nhiều nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện, GS.VS Đào Trọng Thi - nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội - đề xuất: Lần này chúng ta nên thực hiện.
Trước chúng ta quy định miễn học phí cho sinh viên sư phạm, sau khi tốt nghiệp phải phục vụ cho ngành Giáo dục, nếu không phải trả lại tiền cho Nhà nước. Nhưng trên thực tế, chúng ta không thu lại được khoản đó nếu sinh viên không theo sư phạm.
Theo GS.VS Đào Trọng Thi, thay vì miễn học phí cho sinh viên sư phạm, chúng ta có thể chuyển thành việc cho các sinh viên ngành sư phạm được vay tín dụng ưu đãi. Khi ra trường nếu em nào làm trong ngành giáo dục một số năm thì được miễn, không thu lại.
Còn em nào không trong ngành Giáo dục làm thì phải hoàn lại số tiền đã được vay tín dụng ưu đãi. Thực chất, với phương án này chính sách ưu đãi không thay đổi nhưng rõ ràng sẽ giải quyết được vướng mắc như hiện nay. Ngoài ra, chúng ta còn có cơ chế thu lại số tiền đã cho vay.
GS.VS Đào Trọng Thi: Thay vì miễn học phí cho sinh viên sư phạm, chúng ta có thể chuyển thành việc cho các sinh viên ngành sư phạm được vay tín dụng ưu đãi
Cùng chung quan điểm với GS.VS Đào Trọng Thi, PGS.TS Nguyễn Trường Giang - Phó Vụ trưởng Vụ Hành chính sự nghiệp Bộ Tài chính - cho rằng: Để khắc phục những tồn tại nêu trên, đề nghị nghiên cứu sửa đổi về chính sách miễn học phí đối với người học ngành sư phạm theo hướng:
Sinh viên học sư phạm sẽ được vay tín dụng ngân hàng để trang trải học phí. Sau khi học nếu công tác trong ngành lĩnh vực sư phạm đáp ứng đủ điều kiện thời gian theo quy định thì sẽ được miễn hoàn toàn trả phần vay. Trường hợp không công tác trong ngành sư phạm sẽ phải hoàn trả tiền vay.
PGS.TS Nguyễn Trường Giang - phân tích: Theo quy định hiện hành tại Luật Giáo dục và Luật Giáo dục đại học, người học là sinh viên sư phạm, người theo học các khóa đào tạo nghiệp vụ sư phạm, người học các ngành chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội trong cơ sở giáo dục đại học không phải đóng học phí.
Theo quy định tại Luật Giáo dục Đại học, những người học này sau khi tốt nghiệp phải chấp hành sự điều động làm việc của nhà nước trong thời gian ít nhất là gấp đôi thời gian đợc hưởng học bổng và chi phí đào tạo.
Tuy nhiên, thực tế thời gian qua cho thấy một số bất cập: Thứ nhất, sinh viên sư phạm, sinh viên các ngành chuyên môn đặc thù không phải đóng học phí; ngân sách nhà nước cấp bù kinh phí đào tạo cho các cơ sở giáo dục đại học tương ứng mức học phí của sinh viên.
Thứ hai, khi sinh viên tốt nghiệp, nhà nước không sắp xếp, điều động được việc làm cho sinh viên sư phạm, sinh viên học các ngành chuyên môn đặc thù; sinh viên sư phạm không tìm được việc làm trong các cơ sở giáo dục- đào tạo
Thứ ba, từ thực tế trên dẫn đến lãng phí về nguồn ngân sách nhà nước. Nhà nước bảo đảm kinh phí đào tạo nhưng không được sử dụng kết quả đào tạo, lãng phí nguồn lực xã hội vì sinh viên được đào tạo ngành sư phạm, ngành chuyên môn đặc thù nhưng không làm việc đúng chuyên môn được đào tạo.
"Từ thực tế nêu trên, thiết nghĩ sửa đổi về chính sách miễn học phí đối với người học ngành sư phạm theo hướng: Sinh viên học sư phạm sẽ được vay tín dụng ngân hàng để trang trải học phí là phù hợp với thực tiễn hiện nay" - PGS.TS Nguyễn Trường Giang góp ý.
Theo Giaoducthoidai.vn
Luật Giáo dục đại học sửa đổi,bổ sung cần thống nhất với hệ thống luật khác Ban soạn thảo sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục đại học cần rà soát lại toàn bộ để có sự thống nhất với hệ thống luật, trước hết là Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học và Luật Giáo dục nghề nghiệp. ảnh minh họa Đó là ý kiến của PGS.TS Phan Thanh Bình - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa,...
![Tranh cãi clip 2 nhân viên môi trường vào tận nhà "xin" tiền lì xì đầu năm: Thái độ gia chủ gây xôn xao](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/1/tranh-cai-clip-2-nhan-vien-moi-truong-vao-tan-nha-xin-tien-li-xi-dau-nam-thai-do-gia-chu-gay-xon-xao-600x432-7e7-7371012-250x180.webp)
![Bé trai khóc thét khi rơi thẳng từ mái nhà xuống đất: Đoạn camera khiến gia chủ run rẩy](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/be-trai-khoc-thet-khi-roi-thang-tu-mai-nha-xuong-dat-doan-camera-khien-gia-chu-run-ray-600x432-0f3-7373137-250x180.webp)
![Clip em bé thất thần khi nộp tiền lì xì cho mẹ khiến dân mạng cười lăn](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/1/clip-em-be-that-than-khi-nop-tien-li-xi-cho-me-khien-dan-mang-cuoi-lan-600x432-b13-7371080-250x180.webp)
![Bất lực nhìn bóng mẹ rời xa, tiếng khóc xé lòng trong đêm cùng câu nói của bé gái khiến ai cũng nhói lòng](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/bat-luc-nhin-bong-me-roi-xa-tieng-khoc-xe-long-trong-dem-cung-cau-noi-cua-be-gai-khien-ai-cung-nhoi-long-600x432-9a0-7372058-250x180.webp)
![Cậu bé vùng vằng, chê ít thế và đập bao lì xì xuống ghế khi được mừng tuổi](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/1/cau-be-vung-vang-che-it-the-va-dap-bao-li-xi-xuong-ghe-khi-duoc-mung-tuoi-600x432-ad7-7370308-250x180.webp)
![Đoạn video vỏn vẹn 20 giây từ camera của một gia đình lúc 4 giờ sáng khiến ai cũng phải bật khóc: Nhân vật chính lại là người không hề xuất hiện](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/doan-video-von-ven-20-giay-tu-camera-cua-mot-gia-dinh-luc-4-gio-sang-khien-ai-cung-phai-bat-khoc-nhan-vat-chinh-lai-la-nguoi-kho-600x432-8f2-7372178-250x180.webp)
![Thấy con dâu đi làm xa vừa về đến cổng, mẹ chồng có phản ứng khiến ai cũng "đứng hình"](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/1/thay-con-dau-di-lam-xa-vua-ve-den-cong-me-chong-co-phan-ung-khien-ai-cung-dung-hinh-600x432-676-7371048-250x180.webp)
![1 nhân vật nổi tiếng đang livestream thì người yêu nhờ lấy khăn tắm, sợ lộ bí mật nên ra tín hiệu ngay: 12s ngượng ngùng thấy rõ](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/1-nhan-vat-noi-tieng-dang-livestream-thi-nguoi-yeu-nho-lay-khan-tam-so-lo-bi-mat-nen-ra-tin-hieu-ngay-12s-nguong-ngung-thay-ro-600x432-22f-7372306-250x180.webp)
![Shock nhất Douyin: Một cú nổ lớn vang lên, "trẻ con có biết gì đâu" khiến bố mẹ đối mặt với khoản bồi thường hơn 3,5 tỷ đồng!](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/1/shock-nhat-douyin-mot-cu-no-lon-vang-len-tre-con-co-biet-gi-dau-khien-bo-me-doi-mat-voi-khoan-boi-thuong-hon-35-ty-dong-600x432-ddf-7369771-250x180.webp)
![Clip: Khoảnh khắc "đứng tim" khi xe khách bất ngờ lấn làn suýt lao thẳng vào xe con ở Nam Định, chỉ còn 1 giây là gây thảm hoạ](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/doan-clip-25-giay-ghi-lai-canh-ba-dang-say-toc-cho-chau-gai-thi-su-co-dang-so-xay-ra-600x432-857-7372803-250x180.webp)
![Mỹ nhân dao kéo nổi tiếng đưa người yêu mới về ra mắt gia đình sau 1 tháng chia tay: Cuối clip khui ra "sít rịt" gây sốc](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/my-nhan-dao-keo-noi-tieng-dua-nguoi-yeu-moi-ve-ra-mat-gia-dinh-sau-1-thang-chia-tay-cuoi-clip-khui-ra-sit-rit-gay-soc-600x432-8c4-7372791-250x180.webp)
Tin đang nóng
Tin mới nhất
![Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/con-nhieu-ban-khoan-ve-chung-nhan-gioi-cap-tinh-voi-hoc-sinh-diem-ielts-cao-600x432-bb0-6803561-250x180.jpg)
Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao
![Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/viec-thuc-hien-chuong-trinh-sgk-moi-con-nhieu-kho-khan-600x432-686-6803556-250x180.jpg)
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn
![Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/cap-phep-to-chuc-thi-chung-chi-hsk-tro-lai-600x432-e36-6803554-250x180.jpg)
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại
![Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/banner-tim-hieu-ngay-2212-cua-truong-dh-ton-duc-thang-in-hinh-linh-my-600x432-bbd-6804303-250x180.jpg)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ
![Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/nhieu-tinh-cho-hoc-sinh-nghi-tet-hon-10-ngay-ha-noi-ly-giai-nghi-8-ngay-600x432-b6c-6804285-250x180.jpg)
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày
![Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/truong-dh-kien-giang-du-kien-tuyen-hon-1600-chi-tieu-nam-2023-600x432-e37-6803549-250x180.jpg)
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023
![Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/truong-dai-hoc-hong-duc-nang-cao-chat-luong-dao-tao-sinh-vien-nganh-giao-duc-mam-non-600x432-985-6803543-250x180.jpg)
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non
![Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/hoc-sinh-ha-giang-nghi-tet-quy-mao-12-ngay-tu-27-thang-chap-600x432-629-6803539-250x180.jpg)
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp
![Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/nhieu-tiet-day-sang-tao-tai-hoi-thi-giao-vien-day-gioi-ha-noi-600x432-2e7-6803536-250x180.jpg)
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội
![Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/truong-dai-hoc-kinh-te-quoc-dan-cong-bo-de-an-tuyen-sinh-dai-hoc-nam-2023-600x432-5f5-6803531-250x180.jpg)
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023
![Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/tuyen-sinh-2023-dai-hoc-kinh-te-quoc-dan-cong-bo-de-an-tuyen-sinh-600x432-39a-6803524-250x180.jpg)
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh
![Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/can-can-trong-lua-chon-nhan-su-ra-de-thi-600x432-f6f-6803520-250x180.jpg)
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm
![X-Wukong: Đại Chiến Tam Giới ra mắt toàn ĐNÁ, tặng Code độc quyền cho game thủ Việt Nam](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/x-wukong-dai-chien-tam-gioi-ra-mat-toan-dna-tang-code-doc-quyen-cho-game-thu-viet-nam-600x432-cea-7373373-250x180.webp)
X-Wukong: Đại Chiến Tam Giới ra mắt toàn ĐNÁ, tặng Code độc quyền cho game thủ Việt Nam
Mọt game
11:13:33 07/02/2025![Sốc: Nữ thần Dara (2NE1) gây phẫn nộ vì hành động nghi dụ dỗ trẻ vị thành niên](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/soc-nu-than-dara-2ne1-gay-phan-no-vi-hanh-dong-nghi-du-do-tre-vi-thanh-nien-600x432-305-7373370-250x180.webp)
Sốc: Nữ thần Dara (2NE1) gây phẫn nộ vì hành động nghi dụ dỗ trẻ vị thành niên
Sao châu á
11:13:14 07/02/2025![Nghị sỹ Mỹ thúc đẩy dự luật đổi tên Bờ Tây thành "Judea và Samaria"](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/nghi-sy-my-thuc-day-du-luat-doi-ten-bo-tay-thanh-judea-va-samaria-600x432-c5f-7373367-250x180.webp)
Nghị sỹ Mỹ thúc đẩy dự luật đổi tên Bờ Tây thành "Judea và Samaria"
Thế giới
11:10:24 07/02/2025![Supachok rớt giá thảm hại hậu ASEAN Cup 2024](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/supachok-rot-gia-tham-hai-hau-asean-cup-2024-600x432-090-7373360-250x180.webp)
Supachok rớt giá thảm hại hậu ASEAN Cup 2024
Sao thể thao
11:07:29 07/02/2025![8 thói quen tưởng rất tốt nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ gây hại: Hóa ra lười một chút lại khỏe thân!](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/8-thoi-quen-tuong-rat-tot-nhung-lai-tiem-an-nguy-co-gay-hai-hoa-ra-luoi-mot-chut-lai-khoe-than-600x432-c24-7373351-250x180.webp)
8 thói quen tưởng rất tốt nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ gây hại: Hóa ra lười một chút lại khỏe thân!
Sáng tạo
11:00:47 07/02/2025![Cận cảnh loài chim nguy hiểm nhất thế giới](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/can-canh-loai-chim-nguy-hiem-nhat-the-gioi-600x432-731-7373348-250x180.webp)
Cận cảnh loài chim nguy hiểm nhất thế giới
Lạ vui
10:58:21 07/02/2025![Các bước cấp ẩm cho da khô](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/cac-buoc-cap-am-cho-da-kho-600x432-dd4-7373331-250x180.webp)
Các bước cấp ẩm cho da khô
Làm đẹp
10:51:10 07/02/2025![Cách bày ban thờ Thần Tài chuẩn phong thủy đón ngày vía Thần Tài](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/cach-bay-ban-tho-than-tai-chuan-phong-thuy-don-ngay-via-than-tai-600x432-742-7373332-250x180.webp)
Cách bày ban thờ Thần Tài chuẩn phong thủy đón ngày vía Thần Tài
Trắc nghiệm
10:47:20 07/02/2025![Thể hiện phong thái tự tin, thời thượng cùng áo hoa, váy voan hoa](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/the-hien-phong-thai-tu-tin-thoi-thuong-cung-ao-hoa-vay-voan-hoa-600x432-574-7373325-250x180.webp)
Thể hiện phong thái tự tin, thời thượng cùng áo hoa, váy voan hoa
Thời trang
10:43:43 07/02/2025![Lê Giang: "Trấn Thành là nghệ sĩ tài năng và tận tâm"](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/le-giang-tran-thanh-la-nghe-si-tai-nang-va-tan-tam-600x432-d22-7373302-250x180.webp)
Lê Giang: "Trấn Thành là nghệ sĩ tài năng và tận tâm"
Sao việt
10:19:54 07/02/2025![Hàng chục con trâu của người dân chết trong rừng](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/hang-chuc-con-trau-cua-nguoi-dan-chet-trong-rung-600x432-73f-7373299-250x180.webp)