Cổ nhân truyền rằng: Dạy con cần quan trọng 3 việc này thì mới mong chúng nên người
Nói đến giáo dục, mọi người thường nghĩ ngay đến trường học, giáo viên. Nhưng trên thực tế, bố mẹ mới là người dạy dỗ quan trọng nhất. Vì vậy, tương lai trẻ có như thế nào đều tùy thuộc vào cách dạy con của bố mẹ.
Vương Dương Minh hay còn gọi là Vương Thủ Nhân, ông là một trong những nhà triết học vĩ đại của lịch sử Trung Quốc. Từ nhỏ mặc dù sức khỏe không tốt nhưng ông rất thông minh và chăm chỉ học hành. Suốt cuộc đời của Vương Dương Minh, ông dành toàn bộ thời gian của mình để chuyên tâm vào việc đọc sách và học làm người. Ông đã để lại nhiều bài học quý giá cho nhân loại, đặc biệt là trong việc dạy con, cổ nhân đã chú trọng 3 yếu tố để giúp con trẻ nên người.
Vương Dương Minh, nhà triết học vĩ đại của Trung Quốc. (Ảnh: Internet)
1. Làm người tốt quan trọng hơn làm bất cứ việc gì
Cổ nhân dạy rằng, để gia tộc hưng thịnh 10 đời cần lấy đạo đức làm báu vật gia truyền. Vì vậy, đạo đức được xem như nền tảng vững chắc để xây dựng gia đinh hưng thịnh. Khi Vương Dương Minh bị Lưu Cần truy sát và bị tấn công nhưng ông tuyệt đối không làm việc gì trái với lương tâm của chính mình. Ông nói với những đứa trẻ: “Làm người, quan trọng nhất là cái tâm”. Vì vậy, để trở thành một người tốt là việc quan trọng hơn bất cứ điều gì. Người tốt thì luôn sạch sẽ, ấm áp, họ cũng gặp được nhiều nhân duyên tốt và có nhiều bạn bè tốt. Người có trái tim lương thiện sẽ không bao giờ làm tổn thương người khác, mà chính vì vậy họ tự nhiên sẽ tránh được mọi điều xui xẻo. Làm người tốt tự động sẽ có hào quang chiếu sáng, trong tim họ luôn có một sự ấm áp mà không ai có thể lấy đi.
2. Chăm chỉ đọc sách là bước thấp nhất để tiến lên con đường cao quý
Ảnh minh họa
Cổ nhân dạy rằng, tri thức là sức mạnh. Một trong những bài học quý giá mà Vương Dương Minh truyền lại cho con cháu chính là phải chăm chỉ đọc sách. Việc đọc sách là cách để mọi người tiếp thu được tri thức, và là bước thấp nhất để tiến lên con đường cao quý trong tương lai. Thuở nhỏ, mỗi ngày Vương Dương Minh dành toàn bộ thời gian của mình để đọc sách và nghiên cứu. Đương nhiên, không phải sách nào ông cũng đọc mà ông biết chắt lọc những thứ tinh hoa nhất. Vương Dương Minh có nhiều sách binh pháp, nhưng ông lại phát hiện binh pháp có rất nhiều phương pháp nhưng tất cả những cuốn sách mà ông đọc, ông chỉ rút ra một điều đó là “tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến”
Video đang HOT
Trên thế gian này có biết bao nhiêu sách, nếu đọc thì đọc cả đời cũng không hết. Vì vậy tốt nhất nến chắt lọc những sách kinh điển và cần lấy ra những nội dung chính và ý nghĩa sâu sắc. Một người tạo được thói quen đọc sách thì sẽ đem được trí tuệ của nhân loại vận dụng cho mình. Nếu bố mẹ tạo được thói quen đọc sách cho con cái sẽ giúp đứa trẻ có tầm nhìn cao và có nhân cách. Đứa trẻ có nhân cách chắc chắn sẽ sống thiện lương và đó chính là cấp bậc cao quý của việc làm người. Vậy thì cha mẹ còn lo lắng gì nữa?
3. Học đi đôi với hành, dũng cảm bước vào thực tiễn
Lương thiện, không phải là tính từ mà là động từ. Khi chúng ta nói đến một người lương thiện tức là họ phải làm việc thiện. Khi trẻ con đi học, chúng sẽ được dạy dỗ rất nhiều kiến thức. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải vận dụng những kiến thức ấy vào thực tiễn. Trong cuộc sống hằng ngày, có những thứ chúng ta phải bắt tay vào thì mới biết được xấu tốt ra sao.
Ảnh minh họa
Trong việc dạy dỗ con cái, bố mẹ nên hình thành thói quen lao động mỗi ngày. Nhà triết học vĩ đại Vương Dương Minh được người đời ca tụng như ngày nay vì ông biết kết hợp lý thuyết và thực hành. Vì vậy, bố mẹ cần nhớ rằng, khi gặp vấn đề trong cuộc sống, trước tiên hãy để con tự giải quyết vấn đề trước. Hãy tập cho chúng suy nghĩ vấn đề của mình rồi bắt đầu giải quyết, quan trọng hơn hết chúng phải chấp nhận làm sai để nhận ra bài học quý giá. Từ hành động chúng ta có thể điều chỉnh lại nhận thức của chính mình, tiếp đó việc nhận thức sẽ giúp chúng ta bắt đầu lại và thay đổi những gì đã làm sai. Cơm phải ăn từng miếng, đi phải đi từng bước, làm việc gì quá nhanh thì chắc chắn sẽ không thành công. Vì vậy, đứa trẻ cần phải rèn luyện như vậy thì mới có cuộc đời hoàn mỹ.
(Nguồn: Secretchina)
Theo Helino
Con trai 5 tuổi không chịu đi học, mẹ đã khiến bé thay đổi bằng 'hành trình nhặt rác'
Thay vì tức giận hay ép buộc con, bà mẹ ba con đã giúp con dần dần nhận ra điều gì nên làm.
Vợ chồng Nuttanitcha và 3 con.
Nếu đứa con nhỏ của bạn luôn mè nheo và làm đủ cách từ chối việc đến trường, chiến thuật bạn sẽ sử dụng là gì để thuyết phục chúng? Một số cha mẹ nói rằng họ sẽ đưa ra một thỏa thuận với con là nếu con đồng ý đi học, họ sẽ chuẩn bị cho chúng món ăn yêu thích. Số khác lại dùng cách thức mạnh mẽ hơn, đó là bắt buộc chúng phải đến lớp dù có thích hay không.
Mỗi bậc cha mẹ sẽ có những cách khác nhau để ứng phó trong tình huống này bởi chính họ là người hiểu con mình tốt nhất. Nuttanitcha Chotsirimeteekul, một bà mẹ xinh đẹp sống tại Bangkok, Thái Lan, đã trải qua những vấn đề tương tự với con trai của cô và cô quyết định dạy cho cậu bé 5 tuổi một bài học quý giá, có ý nghĩa với cả cuộc đời con sau này.
Sau khi con trai từ chối việc học tập và không thích đến trường, Nuttanitcha cùng chồng đã xin nghỉ làm một ngày để cùng con thực hiện một chuyến đi quanh thành phố. Nhưng đó không phải là cuộc đi chơi mà cậu bé 5 tuổi đã phải lao động một cách thực sự.
2 kg đồ có thể tái chế được cậu bé thu lượm trên đường phố
Hai vợ chồng Nuttanitch yêu cầu con trai nhặt rác và lục lọi các thùng rác công cộng để tìm những vật dụng có thể tái chế, bao gồm đồ thủy tinh, chai nhựa, lon thiếc, giấy. Họ đi theo sau con và giúp con soạn tất cả những đồ vật mà cậu bé tìm thấy, rồi đem bán.
Trong bài viết chia sẻ trên trang cá nhân, Nuttanitcha cho biết họ đã đi một quãng đường tổng cộng 2,2 km để nhặt rác. Con trai họ đã nhặt được 2 kg và thu về 2 baht (khoảng 0,6 USD).
Con trai của Nuttanitcha nhem nhuốc sau 'hành trình nhặt rác'.
Cậu bé thấm mệt sau chuyến đi thực địa
Bà mẹ Thái Lan kể lại rằng khi con trai đã mệt vì nhặt rác, cậu bé hỏi mẹ: "Chúng ta có thể đi xe buýt không?". Đáp lại lời con Nuttanitcha nói: "Con có tiền không? Đi xe buýt tốn 10 baht (khoảng 0,31 USD). Và cậu bé đã gầm lên là: "Không".
"Chúng ta phải tìm thêm nhiều chiếc chai để kiếm nhiều tiền hơn", cô nói với con trai và quan sát thấy cậu bé vui vẻ trả lời: "Được rồi, con sẽ đi tìm".
Sau đó, trên đường trở về nhà, cậu con trai tiếp tục hỏi mẹ liệu họ có thể mua kem để ăn không và Nuttanitcha nói: "Mua kem hết 5 baht (khoảng 0,10 USD), chúng ta có đủ không?". Một lần nữa, cậu bé thất vọng: "Không, con không muốn làm thêm một chút nào nữa". Lúc này, trông cậu vô cùng mệt mỏi, cơ thể ướt đẫm mồ hôi, nhem nhuốc và bốc mùi khó chịu.
Con trai đầu lòng của Nutttanitcha (ngoài cùng bên phải) đã trưởng thành hơn sau chuyến đi thực địa.
Sự thay đổi tích cực
Nuttanitcha nói thêm rằng trải nghiệm này là cần thiết và hữu ích để dạy cho con mình về tầm quan trọng của việc học tập. Con trai của cô biết rằng nếu không đi học để có được những kỹ năng, kiến thức cần thiết cho công việc trong tương lai, nó có thể sẽ phải đi nhặt rác kiếm sống.
Bài viết của Nuttanitcha đã nhận được nhiều phản hồi tích cực, có hơn 70.000 lượt Like và trên 60.000 lần chia sẻ. Nhiều người dành lời khen cho cách dạy con bằng thực tế của cặp vợ chồng Thái Lan này.
Cùng với bài viết, Nuttanitcha chia sẻ một đoạn video mà ở đó, con trai cô phàn nàn rằng: "Con mệt quá, nóng quá, con muốn về nhà". Sau đó, bà mẹ hỏi cậu: "Vậy con muốn đi làm hay đi học?". Cậu bé 5 tuổi không do dự đáp: "Con muốn đi học".
Hà Nhi
Theo Ngoisao.net
Con chạy giỡn ồn ào khắp siêu thị, mẹ trị theo cách không la mắng, không đòn roi và hiệu quả bất ngờ Hai cô bé phải chịu hình phạt này suốt 10 phút dưới sự dòm ngó của nhiều người trong siêu thị. Chị Louise Palai sống ở Ilkeston, Derbyshire, Anh có 3 cô con gái Alisa (6 tuổi), Ebony (7 tuổi) và một cô bé nữa đã 14 tuổi. Hai cô bé Alisa, Ebony đều rất hiếu động và lại vô cùng thân thiết...