Cổ nhân dạy: “Lấy chồng, không lấy trai cúi mặt – Chọn vợ, không chọn gái ngẩng đầu”
“Chọn vợ không chọn gái ngẩng đầu – Lấy chồng không lấy trai cúi mặt”. Câu nói này trên bề mặt là chỉ ra kiểu người không đáng làm tri âm, giúp người ta có thể chọn vợ chọn chồng cho hợp ý.
Hàm ý sâu xa của câu nói này là đạo lý phu thê của người xưa: Nam phải ra nam, nữ phải ra nữ, nữ phải có sự ôn nhu mềm mỏng bình hòa của nhi nữ, nam phải có chí khí mạnh mẽ của bậc đại trượng phu.
Lấy chồng, không lấy trai cúi mặt
Trong xã hội cổ đại cũng như hiện đại, nam nhi luôn là trụ cột của gia đình, là nơi biểu hiện của “dương cương chi khí”. Người đàn ông nên là chỗ dựa, kiếm kế sinh nhai, nuôi sống và là điểm tựa tinh thần cho gia đình. Trong nhà thì tự lấy mình làm gương cho con cái noi theo và hiểu được đạo nghĩa đối nhân xử thế, ngoài xã hội thì gánh vác việc công, giúp “định quốc, an dân”.
Người xưa khuyên phụ nữ kết hôn không lấy “Trai cúi mặt”, ám chỉ những người đàn ông tự ti, sợ sệt, nhút nhát, không có chính kiến, không quyết đoán, lười biếng và những người như vậy sẽ không thể nào vươn lên trở thành người cho người phụ nữ tin tưởng, dựa dẫm cả đời.
Đàn ông cần phải gánh vác công việc và trách nhiệm của hai người: Trong nhà thì phải gánh vác việc nhà, việc dòng tộc, ngoài xã hội lại phải gồng gánh để nuôi gia đình. Như vậy dù người phụ nữ ấy dù không mong muốn nhưng cũng buộc phải sống trong cảnh “âm thịnh dương suy”.
Phụ nữ, kết hôn với một người đàn ông, chung sống cả đời với người đàn ông ấy. Không thể nào chọn bừa, chọn đại lấy một người mà kết hôn được.
Video đang HOT
Chẳng may người phụ nữ bị gả cho người đàn ông yếu đuối, lười nhác, không có trách nhiệm thì cả đời người phụ nữ cũng không thể nào thấy vui vẻ, hạnh phúc. Bởi vì khi ấy người phụ nữ bỗng dưng phải mang trên mình trách nhiệm của người chồng, gánh vác gia đình.
Có câu nói rằng: “Đàn ông mà không có chí khí thì một việc làm cũng không thành”. Đàn ông, sinh ra mang trong mình trách nhiệm của một người trụ cột trong gia đình. Không chỉ đơn thuần là người có trách nhiệm vật chất mà còn phải có trách nhiệm tinh thần đối với gia đình.
Một người đàn ông tốt là tấm gương cho con cái, là nơi khiến vợ an tâm. Một người đàn ông giỏi là người khiến mọi người xung quanh tôn trọng, kính nể.
Chọn vợ, không chọn gái ngẩng đầu
Đàn ông luôn đắn đo, suy tính rất kỹ trước khi quyết định kết hôn với một người phụ nữ. Rõ ràng, đàn ông có thể yêu rất nhiều nhưng để lựa chọn kết hôn thì cực kỳ kỹ lưỡng.
Có một kiểu phụ nữ mà đàn ông luôn tránh xa đó chính là: “Gái ngẩng đầu”, ý chỉ những người phụ nữ coi thường đạo lý, sống quá cao ngạo và không biết khiêm nhường, không học được cách đối nhân xử thế ở đời.
Một người phụ nữ quá mạnh mẽ, cố chấp thì không thể nào dịu dàng, ôn nhu đối với chồng. Mà đàn ông là phái mạnh, họ khó lòng có thể chấp nhận một người quá bảo thủ, cứng nhắc. Bởi vì nếu kết hôn với người phụ nữ như vậy, người đàn ông sẽ vô cùng đau đầu, họ thậm chí không biết ai mới là chồng trong gia đình của mình.
Cuộc sống hôn nhân muốn hạnh phúc lâu dài cả hai đều phải biết dung hòa, biết cách khiến mọi người trong gia đình về đúng vị trí của mình. Nếu trong gia đình người vợ quá cao ngạo, coi thường chồng thậm chí chèn ép chồng thì gia đình ấy khó có thể hòa thuận lâu dài. Chưa kể đến việc con cái cũng khó có thể nên người khi thấy bố mẹ mình như vậy.
Bởi vậy, một người phụ nữ cho dù tài sắc có vẹn toàn đến đâu, gia thế có khủng đến thế nào cũng nên hiểu được vị trí đứng của mình trong cuộc hôn nhân, trong một gia đình. Phụ nữ cần có tính khiêm nhường, đừng quá kiêu ngạo. Người xưa câu nói rằng, vợ hiền trong gia đình giống như một đất nước có nhà vua vừa có tài vừa có đức.
Nhà nghèo, có 3 đứa con rồi vợ chồng chị gái vẫn đẻ tiếp đứa thứ 4, thương xót tôi xin nhận nuôi thì bị từ chối vì lý do dở khóc dở cười này
Ngớ người với lý do anh rể đưa ra, tôi không biết mình nên giận hay nên mừng cho anh chị nữa đây.
Bố mẹ tôi mất sớm, nhà có 3 chị em nên chị gái tôi chấp nhận học hết lớp 12 ở nhà đi làm công nhân nuôi các em. Dưới tôi là em trai kém 3 tuổi. Biết hoàn cảnh gia đình mình, thương chị nên 2 chị em tôi khi lên Đại học đều đi làm thêm kiếm tiền trang trải cuộc sống, giảm gánh nặng cho chị. Tôi ra trường, xin được việc ổn định chị mới chịu lấy chồng. Khi ấy chị 27 tuổi rồi.
Chồng chị là người làng bên, anh làm thợ xây, nhà cũng nghèo nhưng được cái chịu khó, yêu chị tôi lắm. Chị ở với bố mẹ chồng già, nuôi cả ông bà nên cũng vất vả, nhưng nhìn chị yên bề gia thất tôi cũng yên tâm. Sau đó 1 năm, tôi cũng lấy chồng. Anh là người thành phố, gia đình có điều kiện, nói chung tôi có cuộc sống hôn nhân sung túc, không phải lo toan về kinh tế. Em trai tôi giờ cũng bắt đầu đi làm và lương ổn.
(Ảnh minh họa)
Quay đi quay lại từ ngày chị gái lấy chồng giờ đã 9 năm rồi, trong khi tôi có 2 cháu thì chị gái đẻ 3 đứa, em trai tôi mới lấy vợ đầu năm. Sau bao năm, gia đình chị vẫn nghèo, chẳng có gì trong nhà vì nhà đông con, nuôi bố mẹ chồng rồi lại tối ngày đi trả nợ cho cậu em chồng ăn chơi, lô đề. Nhìn chị vất vả, cơ cực tôi thương nên thi thoảng giấu chồng cho chị ít tiền. Vậy mà lần nào chị cũng từ chối, chẳng nhận vì lo cho tôi, sợ chồng tôi biết lại xích mích.
Chị cứ nhận phần thiệt về mình, vẫn tự gánh vác hết mọi trách nhiệm thì không biết bao giờ chị mới hết khổ đây? Vậy mà vừa rồi chị lại bầu đứa thứ 4, nghe xong tôi choáng vô cùng. Nhà 3 đứa là đông rồi, lại thêm việc nghèo nữa thì lấy tiền đâu ra nuôi con bây giờ? Tôi đã dặn chị kế hoạch, vậy mà chẳng hiểu sao lại vẫn cố đẻ nữa dù có đủ trai gái rồi.
Thương chị, thương cả đứa cháu chưa chào đời, tôi bàn với chồng sau khi chị sinh qua một năm tôi sẽ nhận đứa thứ 4 về nuôi, chăm sóc thay chị. Chồng tôi lúc đầu cũng phản đối, nhưng sau nghe tôi phân tích, nài nỉ anh cũng đồng ý. Vui mừng, tôi vội về quê báo tin này với chị. Thế nhưng vừa nghe xong vợ chồng chị đã giãy nảy từ chối và kiên quyết không để tôi nuôi.
(Ảnh minh họa)
Khó hiểu khi chị đã không có điều kiện lại còn đòi nuôi, trong khi tôi là dì thì khác gì mẹ, nuôi cháu có làm sao đâu. Tôi chỉ có ý tốt, giúp đỡ chị thôi mà. Một tháng nữa chị sinh rồi, đến hộp sữa chị còn phải đi vay tiền mua thì chăm con kiểu gì không biết. Cương quyết đòi đón cháu về nuôi, vậy mà chị gắt lên với tôi, nói không cần tôi quan tâm, thương hại. Giận chị, tôi bỏ về mà lòng buồn và hậm hực vô cùng.
Dắt xe ra đến cổng, anh rể chạy theo nói với tôi rằng vợ chồng anh có nỗi khổ riêng, tôi đừng trách chị gái, chị cũng mệt, chịu đựng nhiều rồi. Gặng hỏi mãi, anh mới tiết lộ: "Thực ra đứa thứ 4 là vợ anh đi đẻ thuê thôi, chứ con là con của người ta em ạ. Đẻ xong 6 tháng họ sẽ đến đón con đi, đổi lại vợ chồng anh được 1 khoản kha khá. Vợ chồng anh giấu tất cả mọi người, xin em đừng nói với ai cả, kể cả chị gái kẻo cô ấy tủi thân" .
Ngớ người với lý do anh rể đưa ra, tôi không biết mình nên giận hay nên mừng cho anh chị đây? Được một số tiền lớn, nhưng chị phải mang thai, đánh cược sinh mạng trong lần sinh đẻ này liệu có đáng không? Sao vợ chồng anh chị lại nghĩ đến cách kiếm tiền đó chứ? Anh chị từ chối sự giúp đỡ, hỗ trợ từ tôi nhưng lại nhận của người ngoài để rồi mang tiếng đi đẻ thuê. Phải chăng chị coi trọng người ngoài hơn đứa em gái này?
(Xin giấu tên)
Không biết chị chồng đang tắm, tôi cứ thế đẩy cửa vào để rồi lặng người trước body của chị sau 3 tháng được chồng chiều hết nấc Cánh cửa mở ra tôi sốc với body của chị. Thấy tôi, chị giật mình, vội vàng lấy khăn tắm che lại rồi đuổi tôi ra ngoài. Ngồi lặng người bên ngoài tôi hoang mang lo sợ thay cho chị. 30 tuổi chị Thư - chị chồng tôi mới lấy chồng, chị hơn tôi 3 tuổi nhưng trẻ đẹp hơn tôi rất nhiều....