Cô Nguyễn Thị Hồng Hoa có nhiều đóng góp cho ngành giáo dục và đào tạo
Cô Nguyễn Thị Hồng Hoa (sinh năm 1964), Tổ trưởng chuyên môn, Trường THCS Tân An (TX. Tân Châu, An Giang) với thâm niên 34 năm công tác và trực tiếp giảng dạy, cô đã có nhiều đóng góp cho ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) của tỉnh.
Cô có nhiều phương pháp tốt để bồi dưỡng học sinh (HS) giỏi, đổi mới phương pháp dạy học mang lại hiệu quả thiết thực cho trường và ngành GD&ĐT tỉnh, là điển hình tiêu biểu được Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng nhì.
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình tặng hoa cho cô Nguyễn Thị Hồng Hoa và các cá nhân điển hình tại Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh An Giang lần thứ VI
Với nhiều phương pháp hay trong công tác bồi dưỡng HS giỏi, cô Hoa đã bồi dưỡng 29 HS đạt giải HS giỏi cấp tỉnh và 49 HS đạt giải HS giỏi cấp thị xã. Song song đó, cô còn quản lý tốt tổ bộ môn, hoàn thành xuất sắc các mục tiêu giáo dục và yêu cầu của ngành.
Với quan niệm ngoài vững vàng về chuyên môn, thì “sáng kiến phương pháp dạy học” cũng được ưu tiên hàng đầu để đổi mới giáo dục phù hợp với tình hình mới. Do đó, cô Hoa luôn tích lũy kinh nghiệm, trau dồi kiến thức, ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, nghiên cứu những giải pháp mới đạt hiệu quả cao để áp dụng vào giảng dạy và giúp giáo viên linh hoạt áp dụng nhiều phương pháp khác nhau phù hợp với từng hoàn cảnh và HS.
Vì thế, trong suốt quá trình công tác, cô đã sáng kiến ra rất nhiều phương pháp giảng dạy. Trong đó có 12 sáng kiến được Hội đồng các cấp nghiệm thu (9 sáng kiến đạt giải cấp tỉnh và 3 sáng kiến đạt giải cấp thị xã), nổi bật như: “Công tác duy trì sỉ số, hạn chế HS bỏ học”, “Đổi mới phương pháp kiểm tra miệng nhằm giúp HS nâng dần chất lượng học tập ở môn Lịch sử trong tiết dạy chính khóa”, “Công tác phát hiện và bồi dưỡng HS giỏi đạt hiệu quả”, “Sử dụng phương pháp phác họa bản đồ, sơ đồ trong bộ môn Lịch sử”, “Hướng dẫn phương pháp tự học cho HS”, “Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy”, “Công tác chủ nhiệm lớp về giáo dục đạo đức HS”…
Tất cả những sáng kiến trên mang đến những đổi mới, sáng tạo trong dạy và học, giúp giáo viên vượt qua tâm lý sức ỳ trong giảng dạy; biết cách khắc phục những điều kiện khó khăn về cơ sở vật chất để tự hoàn chỉnh phương pháp dạy học; phát huy được tính sáng tạo, nhạy bén, thông minh, tính chủ động, tự học, tự nghiên cứu để có thể phát triển và hoàn thiện những kỹ năng nổi trội của HS.
“Để đạt được những sáng kiến trên, tôi đã đúc kết từ những sự việc thật sự phong phú, những hoạt động giảng dạy cụ thể; các phương pháp mới mẻ, độc đáo và có sự dẫn chứng các tư liệu, số liệu chính xác nhằm làm nổi bật tác dụng và hiệu quả của sáng kiến so với cách làm cũ. Đặc biệt, luôn quan niệm rằng, người giáo viên phải tâm huyết với nghề, có một tấm lòng yêu thương HS, luôn tìm tòi, sáng tạo ra những cái hay để nâng cao kết quả học tập của HS”- cô Hoa chia sẻ.
Trong quá trình giảng dạy, cô luôn tìm tòi và cải tiến phương pháp dạy học; đảm bảo chất lượng chuyên môn và hiệu quả giáo dục đạo đức HS; hàng năm duy trì sỉ số và không có HS yếu, kém; chủ động giúp đỡ HS có hoàn cảnh khó khăn, chia sẻ, hỗ trợ, giúp đỡ đồng nghiệp và đúc kết kinh nghiệm trong công tác, nâng cao chất lượng giảng dạy. Cô đã hướng dẫn, giúp đỡ 3 đồng nghiệp nâng cao tay nghề, đạt danh hiệu “Giáo viên dạy giỏi cấp thị xã”. Cô thật sự là một tấm gương tiêu biểu, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm và giàu lòng nhân ái.
Cô Hồng Hoa chia sẻ: “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, vận dụng vào công tác chuyên môn, tôi không ngừng học tập nghiệp vụ về chuyên môn và lý luận chính trị để nâng cao năng lực công tác. Dù ở thời đại nào, giáo dục luôn là nền tảng, tiền đề góp phần thành công trong mọi lĩnh vực. Ý thức được điều đó, nên ngay từ những năm 1985, khi chính thức trở thành giáo viên, tôi luôn đặt cho mình mục tiêu phấn đấu học tập tu dưỡng, rèn luyện trở thành giáo viên giỏi để cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”".
Với thâm niên 34 năm công tác và giảng dạy, cô nhận được rất nhiều danh hiệu thi đua và khen thưởng: được Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng 3 năm 2013, Huân chương lao động hạng nhì năm 2018, bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, 2 lần được bằng khen của Bộ GD&ĐT, 5 lần được bằng khen của UBND tỉnh, 3 lần được công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, Chiến sĩ thi đua cơ sở 15 năm liền, 3 lần đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh; bằng khen của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và nhiều bằng khen, giấy khen khác, đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nhiều năm liền.
Video đang HOT
Hiện cô đang hoàn thành các thủ tục đề nghị xét tặng danh diệu “Nhà giáo ưu tú”. Tại Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh An Giang lần thứ VI, giai đoạn 2020-2025, cô Hồng Hoa được vinh danh gương điển hình và nhận bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh, là một trong những đại biểu ưu tú của tỉnh tham dự Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X.
Với tất cả những gì đã cống hiến và được các cấp có thẩm quyền ghi nhận, cô luôn tự hứa với mình, đó là một trách nhiệm mà bản thân phải cố gắng, phải nỗ lực hơn nữa để cống hiến hết mình vì sự nghiệp giáo dục của nước nhà.
20 năm một mái trường
Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam, cô giáo Nguyễn Thị Nghĩa - GV dạy Văn trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong - Nam Định đã có những chia sẻ về ngôi trường nơi cô đã trưởng thành và công tác.
Từ ký ức học sinh...
Năm học lớp 9, tôi và các bạn được lên thành phố tham dự kì thi chọn Học sinh giỏi cấp Tỉnh. Sau buổi thi cô giáo chủ nhiệm đưa chúng tôi đến ngôi trường mà tất cả những học trò trường Năng khiếu huyện chúng tôi ngày ấy đều mơ ước được học tập nối gót những anh chị khóa trước.
Hình ảnh cánh cổng màu xanh nổi bật lên hàng chữ "Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong - Nam Định" đã in sâu trong tâm trí tôi từ ngày đó và trở thành động lực thôi thúc tôi học tập.
Cô Nguyễn Thị Nghĩa - Giáo viên dạy văn trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định.
Thế rồi tôi đỗ vào trường chuyên Lê Hồng Phong. Đó là cảm giác hồi hộp bâng khuâng, trằn trọc khiến tôi phải một đêm thức trắng trước ngày nhập trường.
Rồi cảm giác mới mẻ cũng dần qua đi thay vào đó là những kỷ niệm của 3 năm THPT cùng hành trang cho tôi tự tin bước vào cánh cổng trường đại học.
Hơn 20 năm, cô Nghĩa vẫn nguyên vẹn một tình yêu với mái trường nơi lớn lên và trưởng thành
Tôi may mắn hơn nhiều bạn cùng lớp khi nhà tôi ở cách trường chỉ hơn 30 cây số nên tôi ở trong khu Nội trú. Đây không phải lần đầu tiên tôi sống xa nhà khi mấy năm học trước đó tôi đã ở khu Nội trú của trường Năng khiếu huyện.
Tưởng rằng đã quen với cuộc sống xa gia đình, vậy mà vẫn không tránh được cảm giác nhớ nhà, nhớ bố mẹ. Có những đêm, khi các bạn trong phòng đã ngủ, tôi vùi mặt vào tấm chăn nức nở. Về sau, tôi và cô bạn thân cùng phòng đã có một "sáng kiến" rất thú vị và bổ ích. Vì phương tiện đi lại ngày ấy hạn chế, thông thường cả tháng chúng tôi mới về thăm gia đình, nếu sát kì thi, chúng tôi còn ít về hơn nữa.
Tối thứ Bảy, khi các bạn ở gần hơn về đã quê, khu Nội trú trở nên yên tĩnh, vắng vẻ, hai đứa chúng tôi lại làm thơ và đọc cho nhau nghe.
Con đi trọ học xa nhà
Chẳng gần bố mẹ, ông bà sớm hôm
Nhưng bố mẹ chớ có buồn
Con sẽ cố gắng để luôn được mười
Con còn học để làm người
Mai sau có ích cho đời nở hoa...
Những vần thơ câu từ có phần vụng về của tuổi học trò nhưng chứa đựng cảm xúc tự đáy lòng vừa giúp chúng tôi hết buồn tủi vừa là lời tự nhủ để vươn lên.
Thời gian đầu, cũng có những lúc tôi cảm thấy lạ lẫm, khó hòa nhập với xung quanh. Nhưng chúng tôi đã nhanh chóng gắn bó, yêu thương nhau dưới mái nhà chung Nội trú.
Phòng 11 chúng tôi ngày ấy có bốn người, nổi tiếng đoàn kết, ví dụ như ai về sớm sẽ tự giác đi lấy suất ăn cho cả phòng (vừa để bạn về được ăn ngay, vừa giúp các cô nhà bếp thuận tiện trong việc phân chia, dọn dẹp), hay những lúc học khuya đói bụng chia cho nhau từng miếng trứng, tô mì...
Tuy vậy, không phải lúc nào tôi cũng biết suy nghĩ một cách tích cực. Nhiều khi tôi cũng tủi thân lắm, rồi kêu ca, than vãn khi thấy cuộc sống thiếu thốn đủ điều, thấy mình thiệt thòi khi không được như các bạn ở thành phố... Nhưng sau này, khi đã trưởng thành, tôi lại thấy biết ơn những năm tháng ấy. Có biết bao nhiêu điều tuyệt vời mà cuộc sống ở nội trú đã mang lại. Đó là khi vướng mắc một bài Toán khó đã có ngay "cây Toán" bên cạnh giảng giải. Đó là sinh nhật đặc biệt - cả khu Nội trú hơn chục phòng, gần 100 người, từng phòng một sang chơi, mỗi phòng chuẩn bị một món quà nhỏ và hát tặng một bài...
Quan trọng hơn, chính nhờ quãng thời gian ấy mà tôi có thể sống tự lập hơn, tự biết chăm sóc cho bản thân mình, biết sống đoàn kết, yêu thương người khác, biết cách thích nghi với những thay đổi của hoàn cảnh... Và nghĩ, nếu được sống trong sự bao bọc của gia đình, chưa chắc mình đã nhận ra những giá trị sống và có được những kĩ năng sống quý giá như vậy.
So với thời của chúng tôi, khu Nội trú bây giờ đã thay đổi nhiều lắm. Phòng ở khang trang, tiện nghi hơn rất nhiều, các cấp lãnh đạo, các thầy cô giáo cũng quan tâm, tạo điều kiện nhiều hơn... khiến chúng tôi không khỏi ao ước. Nhưng nghĩ lại mới thấy, đó là giai đoạn đầy ắp kỷ niệm và là môi trường giúp chúng tôi vững vàng đương đầu với sóng gió cuộc đời.
... đến ngày trở về
Là học sinh trường chuyên Lê Hồng Phong, lại được trưởng thành từ ngôi nhà chung nội trú, tôi thật hạnh phúc khi đã được nhận thật nhiều may mắn. Niềm may mắn ấy còn nhân lên gấp bội phần khi tôi được trở về trường công tác ngay sau khi tốt nghiệp Đại học.
Ngày trở về trường với tư cách vừa là cựu học sinh, vừa là giáo viên của trường, trong tôi có biết bao cảm xúc để kể.
Từ khi xa trường, đã bao lần tôi thầm mơ được trở về gặp lại thầy cô, được về lại căn phòng học thân thuộc, được ngồi vào vị trí quen thuộc trong lớp để nhìn lên bảng nghe thầy cô giảng bài, được chạy nhảy vui đùa thỏa thích trong khu Nội trú...
Giờ đây, tôi đã được trở về nơi thân yêu ấy, không phải trong mơ, cũng không phải chỉ về thăm trong chốc lát, mà mỗi ngày những điều ấy đều có thể được thực hiện. Hằng ngày hàng giờ, được sống trong bầu không khí của trường Lê Hồng Phong, tôi không chỉ thấm thía hơn những điều trước đây mình từng suy nghĩ mà còn hiểu thêm thật nhiều điều ý nghĩa khác.
Trong đó, tôi thường nghĩ nhiều về truyền thống của nhà trường với bề dày được xây đắp từ rất nhiều thế hệ thầy trò, về mối quan hệ giữa truyền thống và hiện tại được hội tụ trong những giá trị cốt lõi. Phải chăng đó là tinh thần vượt khó, vững bước đi lên với tài năng và tâm huyết? Là khả năng tự học, tự nghiên cứu để đáp ứng những yêu cầu của thời đại, hội nhập cùng nhân loại? Là khát vọng cháy lên và tỏa sáng? Là sự đoàn kết, thủy chung, truyền thống uống nước nhớ nguồn?
Với mỗi bài giảng tôi không thể đưa ra cho mình một đáp án duy nhất. Bởi Lê Hồng Phong trong tôi là sự kết tinh của rất nhiều giá trị đẹp đẽ, thiêng liêng. Những giá trị ấy đã làm nên danh tiếng, tầm vóc của ngôi trường 100 năm tuổi, kết nối các thế hệ thầy trò trong một mái nhà chung, để bất cứ ai cũng đều cảm thấy vinh dự, tự hào khi được là một thành viên của đại gia đình ấy.
Được trưởng thành từ đây rồi được quay trở lại cống hiến cho đam mê, với tôi Lê Hồng Phong là máu thịt, là tình yêu.
Đó cũng là động lực để tôi luôn nhủ lòng dù ở đâu, làm gì vẫn luôn cố gắng góp một phần sức lực của mình để cuộc đời thêm ý nghĩa, đó là cách để khẳng định giá trị bản thân và đền đáp những gì đã được nhận từ mái trường này.
Nhiều hoạt động kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20- 11 Những ngày qua, các trường học, cơ sở giáo dục trong tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam (20-11), thể hiện sự tri ân, đối với thầy, cô giáo - những người đã tận tình, chăm sóc, giảng dạy các thế hệ học sinh, sinh viên có được nền tảng tri thức tốt nhất để bước...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Đề cử Baeksang 2025 gây tranh cãi, netizen dự đoán 1 điều về Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt
Hậu trường phim
16:03:20 07/04/2025
Bạn gái HURRYKNG có động thái lạ, lộ bức thư tay vỏn vẹn 1 dòng chữ gây xôn xao
Sao việt
15:57:31 07/04/2025
SOOBIN công bố concert cá nhân, thiết kế lightstick "trông như đèn pin" khiến fan chia phe tranh cãi
Nhạc việt
15:53:57 07/04/2025
Về ngôi làng ăn chung, dùng đồ chung, tiền kiếm được cho vào quỹ chung
Lạ vui
15:44:05 07/04/2025
Loét thực quản: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh
Sức khỏe
15:42:59 07/04/2025
"Thiên thần Hàn Quốc" làm điên đảo cõi mạng chỉ với 21 giây: Đẹp đến nao lòng, netizen "lọt hố" ầm ầm
Nhạc quốc tế
15:25:06 07/04/2025
"Ngọc nữ" có chiếc mũi đẹp nhất showbiz lên tiếng đính chính
Sao châu á
14:55:11 07/04/2025
Gãy xương đùi khi chơi pickleball, Kỳ Hân tiếc nuối ngày còn làm người mẫu, thần thái đỉnh cao trên sàn catwalk
Sao thể thao
14:07:59 07/04/2025
Gần 80% người dân Hàn Quốc chấp thuận việc phế truất ông Yoon Suk Yeol
Thế giới
13:45:46 07/04/2025
Cô gái độc thân cải tạo căn hộ cũ kỹ rộng 43m2 thành không gian với trải nghiệm cực đáng sống!
Sáng tạo
12:39:24 07/04/2025