Có nên uống bổ sung collagen?
Collagen là “gia đình protein”, thành tố cấu trúc ban đầu của các mô liên kết, như da và sụn – theo Đại học Yale.
Collagen cấu thành 1/3 các protein trong cơ thể người, nhiều hơn bất kỳ loại protein nào trong cơ thể, tính theo khối. Có khoảng 28 loại collagen, mỗi loại được phân nhóm dựa trên thành phần amino acid bên trong. Khoảng 90% collagen trong cơ thể là loại 1, được tìm thấy trong da, gân, nội quan và các phần hữu cơ của xương, theo Healthline.
Collagen được phối hợp với các protein cấu trúc và kháng sinh, thúc đẩy làm lành và ngăn chặn viêm nhiễm
Collagen có từ đâu?
Cơ thể tự tạo ra collage bằng cách phân giải protein trong chế độ ăn thành các amini acid. Các amino acid tạo thành nhiều loại protein khác nhau trong cơ thể, trong đó có collagen – theo trường Y tế Công cộng, Đại học Texas (Houston).
Chúng ta có thể tạo ra collagen bằng cách duy trì chế độ ăn cân bằng các thực phẩm giàu protein (trứng gà, bơ sữa, cây họ đậu, các loại hạt, ngũ cốc nguyên cám) và rau củ quả tươi các loại, thông tin từ Bệnh viện Cleveland.
Chế độ ăn giàu rau củ quả tươi chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh, giúp bảo vệ cơ thể khỏi bị stress oxy hóa làm suy yếu collagen. Khả năng sản xuất collagen của cơ thể suy giảm tự nhiên theo tuổi tác nhưng tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng mặt trời, hút thuốc lá và chế độ ăn kém dưỡng chất cũng đều làm giảm khả năng sản xuất collagen của cơ thể.
Collagen có tác dụng gì với cơ thể?
Viêm khớp làm cho collagen trong các khớp bị phân giải nhanh hơn mức được bổ sung, dẫn đến đau khớp và hạn chế khả năng di chuyển. Các nhà khoa học đã thử nghiệm điều chỉnh mức collagen trong điều trị viêm khớp từ thập niên 1980; tuy nhiên phương pháp này không chứng minh được hiệu quả.
Video đang HOT
Một nghiên cứu năm 2017 phát hành trên tạp chí Viêm khớp cho thấy bổ sung các chế phẩm collagen bằng đường uống giúp giảm đau ở bệnh nhân viêm khớp nhưng không hiệu quả bằng các thuốc chuyên điều trị viêm khớp.
Nghiên cứu năm 2016 trên tạp chí Dinh dưỡng gợi ý các chế phẩm bổ sung giúp giảm đau ở bệnh nhân viêm khớp. Collagen cũng giúp điều trị vết thương thành công hơn và đã được sử dụng cách đây hơn 2.000 năm, theo tạp chí Điều chỉnh Y sinh Online.
Collagen được phối hợp với các protein cấu trúc và kháng sinh để thúc đẩy làm lành và ngăn chặn viêm nhiễm.
Collagen có tác dụng duy trì môi trường ẩm ướt để để vệ vết bỏng khỏi nhiễm trùng, hỗ trợ sự sinh sôi trở lại của tế bào và sản xuất ra collagen mới.
Có nên uống các chế phẩm collagen bổ sung?
Collagen là nguyên liệu được yêu thích trong các chế phẩm bổ sung qua đường uống và các loại kem bôi trên da nhưng không có nhiều bằng chứng khoa học về hiệu quả điều trị.
Một số chế phẩm collagen tự tiếp thị khả năng cải thiện sức khỏe của da, giảm đau khớp, ngăn tình trạng mất xương, thúc đẩy các khối cơ, thúc đẩy sức khỏe tim mạch, tăng mọc tóc và sức khỏe móng, cải thiện đường ruột và sức khỏe trí não, hỗ trợ giảm cân – theo Healthline.
Dù collagen có tác dụng trị lành vết thương nhưng chưa có nhiều căn cứ khoa học về tác dụng của các chế phẩm bổ sung này cũng như tác dụng y khoa với tóc, móng hay da – theo Trung tâm Khoa học Y khoa Đại học Texas. Sử dụng kem chống nắng và kem dưỡng ẩm hàng ngày có chứa các retinoid, retinol, ceramide và salicylic acid hiệu quả hơn với sức khỏe da.
Các collagen trong nhiều chế phẩm bổ sung (có nguồn gốc từ động vật làm từ xương bò và da cá) được chế biến công nghiệp, phá hủy cấu trúc của collagen tạo ra một loại collagen mới – gọi là collagen thủy phân, dễ hòa vào các loại kem hoặc dễ khô hơn.
Theo các chuyên gia, trước khi uống bổ sung collagen, yếu tố đầu tiên cần xem xét là chế độ ăn và lối sống của bạn có đang ảnh hưởng thế nào đến việc sản xuất collagen của cơ thể. Bổ sung collagen vào chế độ ăn kém dinh dưỡng và lối sống thiếu khoa học không mang lại lợi ích sức khỏe gì cả. Điều quan trọng là duy trì chế độ ăn cân bằng và không cần uống bổ sung gì cả.
Trần Trọng Hiếu
3 lưu ý ăn uống để khỏe hơn trong mùa COVID-19
Những người có chế độ ăn uống cân bằng thường khỏe hơn nhờ hệ miễn dịch tốt hơn và giảm các yếu tố nguy cơ mắc bệnh mạn tính cũng như các bệnh lý nhiễm trùng.
Chế độ ăn cân bằng, lành mạnh sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng sức đề kháng - Ảnh: DUYÊN PHAN
Ăn đa dạng các loại thực phẩm tươi, sống, uống đủ nước, ăn ít chất đường, chất béo và muối.. . sẽ giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, nhất là trong bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp.
Ăn thực phẩm tươi sống mỗi ngày
Ăn trái cây, rau xanh, các thực phẩm thuộc họ đậu (đậu lăng, đậu đen...), các loại hạt và ngũ cốc nguyên cám (các loại chưa qua chế biến như bắp, hạt kê, lúa mì, yến mạch, gạo lứt hoặc những loại tinh bột từ các loại củ như khoai tây, khoai lang, khoai sọ, sắn) và nguồn thực phẩm từ động vật (thịt, cá, trứng và sữa).
Mỗi ngày ăn 2 ly trái cây (4 khẩu phần), 2,5 chén rau xanh (5 khẩu phần), 180g ngũ cốc, 160g thịt và đậu (thịt đỏ có thể ăn 1-2 lần/tuần, thịt gia cầm có thể ăn 2-3 lần/tuần).
Đối với bữa ăn nhẹ, nên chọn rau xanh và trái cây tươi hơn là những thức ăn chứa nhiều đường, chất béo hoặc nhiều muối. Tránh nấu rau xanh và trái cây quá kỹ sẽ làm mất đi những vitamin quan trọng.
Khi sử dụng các loại rau quả đóng hộp hoặc sấy khô, nên chọn đa dạng nhiều loại khác nhau mà không thêm muối hoặc đường.
Uống đủ nước mỗi ngày
Nước rất cần thiết cho sự sống. Nước giúp vận chuyển chất dinh dưỡng và chất chuyển hóa trong máu, điều hoà nhiệt độ cơ thể, loại bỏ chất thải, tạo chất nhờn và chất đệm cho khớp.
Nên uống 8-10 ly nước mỗi ngày. Bên cạnh nước lọc, có thể sử dụng những loại thức uống khác như nước ép từ rau củ và trái cây (ví dụ nước chanh pha loãng với nước và không ngọt), trà và cà phê... Song lưu ý không uống quá nhiều thức uống chứa caffein và thức uống chứa nhiều đường như nước ép trái cây ngọt, nước ngọt có ga, si rô, nước ép trái cây cô đặc.
Hạn chế sử dụng các thức uống chứa hàm lượng đường cao (nước ép trái cây, si rô hoặc nước ép trái cây cô đặc, sữa tổng hợp có đường, sữa chua).
Ăn lượng vừa phải chất béo và dầu
Nên ăn thực phẩm chứa chất béo không bão hòa (cá, bơ, các loại hạt, dầu olive, dầu nành, dầu hạt cải, dầu hạt hướng dương, dầu bắp) hơn là thực phẩm chứa chất béo bão hòa (thịt mỡ, bơ, dầu cọ hoặc dầu dừa, phô mai, kem, bơ tinh, mỡ động vật).
Lựa chọn loại thịt trắng (như thịt gia cầm) và cá vì ít chất béo hơn là thịt đỏ. Tránh các loại thịt chế biến sẵn vì nhiều mỡ và muối.
Đối với sữa, nếu có thể, hãy chọn những loại sữa hoặc thực phẩm từ sữa chứa ít béo hoặc giảm béo.
Tránh các loại thực phẩm công nghiệp chứa chất béo chuyển - thường có trong thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, đồ ăn vặt, đồ chiên, pizza đông lạnh, bánh quy, bánh nướng, bơ thực vật và các loại bơ phết bánh mì.
Ngoài ra khi nấu hoặc chuẩn bị thức ăn, nên hạn chế dùng muối và gia vị chứa nhiều muối như nước mắm, nước tương. Hạn chế lượng muối nhập vào mỗi ngày dưới 5g (xấp xỉ 1 muỗng cà phê) và sử dụng muối iot. Tránh thức ăn chứa nhiều muối và đường như snack.
BS NGUYỄN THI HOÀNG YẾN (Bệnh viện đa khoa khu vực Thủ Đức)
Dậy sớm có lợi cho sức khỏe, tốt hơn uống cả nghìn viên thuốc bổ Những người kiên trì dậy sớm trong thời gian dài, cơ thể sẽ nhận được 7 lợi ích bất ngờ, còn tốt hơn uống cả nghìn viên thuốc bổ. Đi ngủ sớm và dậy sớm chiếm 70% sức khỏe của con người. Tâm lý, chế độ ăn uống và dưỡng sinh, mỗi thứ chiếm 10%, do đó chúng ta có thể biết được...