Có nên tiếp tục chính sách cử tuyển hay không?
Bộ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo cho rằng, chính sách cử tuyển đối với đồng bào dân tộc, miền núi thời gian qua chưa hiệu quả. Đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương đặt câu hỏi: Liệu có nên tiếp tục chính sách này?
Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương, Phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại – ẢNH GIA HÂN
Tại phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 13.8, giải đáp vấn đề chính sách cử tuyển trong giáo dục đối với đồng bào dân tộc thiểu số do Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nêu ra, Bộ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho hay, trong thời gian đầu từ 2006-2014 thì chính sách này phát huy hiệu quả rất cao. Tuy nhiên, gần đây, việc cử tuyển xem ra không hiệu quả do khi học sinh học xong về địa phương không bố trí được việc làm.
Theo Bộ trưởng Giáo dục, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do việc cử học sinh đi học chưa trúng. Chất lượng học của các cán bộ cử tuyển cũng chưa cao. Đặc biệt là việc cử đi và khi sử dụng không khớp nên học về không có việc.
Bên cạnh đó, nhiều học sinh dân tộc miền núi học rất giỏi, nhưng không nằm trong hệ cử tuyển khi trở về cũng không được bình đẳng trong vấn đề việc làm.
Theo ông Nhạ, sắp tới Bộ Giáo dục – Đào tạo sẽ làm việc với Ủy ban Dân tộc để tham mưu cho Chính phủ, địa phương cử những người thực sự gắn với đầu ra, đảm bảo những người được đào tạo ra thực sự trở thành những “hạt giống” cho địa phương.
Chưa thỏa mãn với phần giải đáp của Bộ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương, Phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội cho rằng, hiện nay, nhiều học sinh người dân tộc do điều kiện hạn chế nên không phải cái gì cũng học được.
“Ví dụ các cháu muốn học nghề sư phạm thì các môn học cơ bản như toán, lý, hoá không học được, lại học thể dục và các môn phụ khác thì về địa phương không bố trí được do thừa giáo viên”, ông Cương nêu.
Bên cạnh đó, địa phương có chỉ tiêu nào thì con cán bộ chiếm hết, con đồng bào dân tộc không đến lượt.
Tiếp tục giải trình vấn đề này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến khẳng định, chính sách cử tuyển là chính sách dân tộc lớn của Đảng, Nhà nước, trong giai đoạn vừa qua đã đào tạo một thế hệ cán bộ của nhiều ngành, lĩnh vực cho dân tộc, miền núi.
Tuy nhiên, ông Chiến cũng thừa nhận, trong hoạt động vừa qua, chính sách này đã phát sinh một số bất cạp và cần được điều chỉnh cho phù hợp.
Video đang HOT
Ông Chiến cho hay, hiện nay, trong 53 dân tộc thiểu số anh em có 32 dân tộc tỷ lệ tốt nghiệp ĐH dưới 1%, còn 3 dân tộc chưa có người học đại học. Đây là những đối tượng cần ưu tiên. Bên cạnh đó, cần tránh ưu tiên con cán bộ, hay người có lợi thế.
Bên cạnh đó, ông Chiến đề nghị thay đổi chính sách cử tuyển qua đơn vị chứ không cử tuyển như hiện nay đồng thời không châm chước về mặt trình độ, nếu cần phải cho học dự bị để đảm bảo mặt bằng văn hóa mới học đại học được.
“Chúng tôi thấy cần có ưu tiên, cử tuyển nhưng không châm chước về trình độ. Ít nhất phải một tám một mười, đuối quá không học được đâu, học xong ra trường cũng không làm được việc”, ông Chiến nói.
Theo thanhnien.vn
Phản ứng bất ngờ của Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội trước chất vấn "nóng"
Trước nhiều câu hỏi "nóng" của các đại biểu liên quan đến giáo dục, Chủ tịch HĐND TP.Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc đã nhanh chóng đề nghị lãnh đạo Sở "trả lời bằng văn bản".
Chủ tịch HĐND TP.Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc
Chiều 6.7, HĐND TP.Hà Nội tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn với nhóm vấn đề quản lý các cơ sở giáo dục ngoài công lập, chủ yếu các nhóm trẻ và trường mầm non.
Trước khi vào phiên chất vấn, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý báo cáo tình hình quản lý các cơ sở giáo dục tư thục trên địa bàn TP.Hà Nội.
Chiều 6.7, HĐND TP.Hà Nội tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn với nhóm vấn đề quản lý các cơ sở giáo dục ngoài công lập, chủ yếu các nhóm trẻ và trường mầm non. Ảnh: T.An
Trong đợt 1 có 5 đại biểu đặt câu hỏi tới lãnh đạo Sở GD&ĐT; Sở LĐTB&XH. Sau khi ông Chử Xuân Dũng - Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội trả lời chất vấn, ĐB Đỗ Thùy Dương (Cầu Giấy) đã bấm nút xin phản biện liên quan đến việc học sinh cấp 2 thì vào công lập. Theo ĐB Dương: Đây là vấn đề lớn, nhất thiết phải lấy được câu hỏi trong kỳ họp này.
"Chúng ta cần phải có một năm nữa để suy nghĩ thật sự xem có nhiết thiết phải đặt áp lực thi cử lớn lên vai các bạn học sinh cấp hai hay không khi chúng ta đưa ra lựa chọn rất khó khăn, các con phải thi để học công lập. Có rất nhiều phụ huynh, kể cả trong khán phòng này cũng căng thẳng không kém các con thi trong năm nay. Tôi mong nhận được những hành động để chúng ta tìm câu trả lời và giải pháp tốt hơn" - ĐB Dương nói.
Trước câu hỏi của ĐB Đỗ Thùy Dương, Chủ tịch HĐND TP.Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc đáp nhanh: "Câu hỏi này đề nghị Giám đốc Sở GD&ĐT trả lời bằng văn bản".
Xuất hiện nhóm trẻ tư thục không khai báo với chính quyền
Trước đó, đặt câu hỏi tới Giám đốc Sở GD&ĐT, ĐB Vũ Mạnh Hải nêu: Gần đây thường xảy ra những vụ việc, một số nhóm trẻ tư thục được chuyển nhượng nhưng không có sự khai báo với chính quyền, vậy biện pháp xử lý vấn đề này như thế nào?
ĐB Hoàng Tú Oanh đặt vấn đề, theo báo cáo, đội ngũ giáo viên tại một số trường học trên địa bàn TP Hà Nội đạt chuẩn 100%. Tuy nhiên, thông qua quá trình giám sát của Ban văn hóa xã hội, trong một số trường đội ngũ giáo viên không định, chất lượng chưa cao, có nơi sử dụng giáo viên chưa qua đào tạo, tại hầu hết các cơ sở giáo dục mầm non tư thục, tỷ lệ tham gia bảo hiểm cho các giáo viên, nhân viên đạt thấp, đề nghị Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết nguyên nhân, trách nhiệm cũng như giải pháp để giải quyết những vấn đề trên?
ĐB HĐND TP Hà Nội Đỗ Thùy Dương (Cầu Giấy)
Cũng dựa theo kết quả giám sát của Ban văn hóa xã hội, đại biểu Đỗ Thùy Dương chất vấn, hiện nay cán bộ quản lý các trung gian, cụ thể là phòng giáo dục quận, huyện, thị xã thiếu năng lực quản lý giáo dục, đặc biệt với việc thẩm tra và đánh giá giáo dục có yếu tố nước ngoài. Từ việc yếu kém về năng lực dẫn tới việc sử dụng sai mục đích. Năm 2018, Hà Nội tập trung nâng cao hiệu quả hệ thống chính trị, thúc đẩy hóa giáo dục, vậy với tư cách là Sở chuyên ngành, Sở GD&ĐT đã tham mưu cho TP trong vấn đề này như thế nào?
Giáo viên nước ngoài hoạt động "chui"
Trong khi đó đại biểu Nguyễn Thị Lan Hương nêu thực trạng, gần đây địa bàn Thủ đô có nhiều trung tâm đào tạo ngoại ngữ, cơ sở giáo dục liên kết với nước ngoài, phát triển nhiều loại hình đào tạo. Trong đó có một số cơ sở sử dụng nhiều giáo viên nước ngoài không có trình độ sư phạm, không có hợp đồng lao động đúng quy định pháp luật, ảnh hưởng chất lượng giảng dạy. Đại biểu nêu câu hỏi: Vậy nguyên nhân, trách nhiệm, giải pháp cho tình trạng này?
Đại biểu Nguyễn Minh Tuân đặt câu hỏi tới lãnh đạo Sở GD&ĐT, về việc kiểm định chất lượng 71 trường ngoài công lập được công khai và xử lý như thế nào?
Ông Chử Xuân Dũng - Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội trả lời chất vấn chiều 6.7
Trả lời chất vấn của các đại biểu, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Chử Xuân Dũng cho biết: Về vấn đề, một số nhóm trẻ mầm non tư thục bị chuyển nhượng sang tên mà không có khai báo. Theo phân cấp quản lý, UBND cấp quận huyện, thị xã sẽ tăng cường công tác kiểm tra, nắm bắt tình hình, ngăn chặn tình trạng nêu trên.
"Sở cũng đề nghị các đơn vị theo phân cấp quản lý cần công khai tên các nhóm trẻ, công tác quản lý, chủ các nhóm trẻ và danh tính nhóm trưởng trên website, phương tiện thông tin đại chúng để người dân tham gia giám sát. Đặc biệt, hiện đã có chế tài xử phạt nghiêm minh, chặt chẽ, quyết liệt với những trường hợp sai phạm" - ông Dũng nói.
Sở chịu trách nhiệm
Trả lời phần chất vấn của đại biểu Hoàng Tú Oanh, Giám đốc Sở GD&ĐT thừa nhận, hiện tại trên một số địa bàn, một số nhóm mầm non, nhóm trẻ, có xảy ra việc không đóng bảo hiểm xã hội - y tế và sử dụng đội ngũ giáo viên trẻ chưa ổn định. Song, số lượng rất hạn hữu.
Chử Xuân Dũng - Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội
Ông Dũng cho rằng: Hiện 100% các trường, nhóm lớp mầm non tư thục được cấp phép khi có đầy đủ cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên theo quy định. Về cơ bản, các trường mầm non có đội ngũ giáo viên ổn định, được đóng bảo hiểm y tế. "Tuy nhiên, tại một số khu đông dân cư, các trường công lập chưa đáp ứng hết nhu cầu học tập của trẻ em. Các chủ đầu tư, các khu xây dựng cao tầng chưa xây dựng các trường như cam kết ban đầu. Do đó các nhóm lớp tư thục phát triển để đáp ứng nhu cầu của phụ huynh với phần nhiều là con em công nhân, điều này ảnh hưởng đến việc duy trì đội ngũ giáo viên" - ông Dũng bày tỏ.
Về nội dung giảng dạy liên kết ngoại ngữ mà đại biểu Đỗ Thùy Dương nêu, lãnh đạo Sở GD&ĐT cho biết, đơn vị đã có văn bản số 6083 về hướng dẫn qui trình thẩm định chương trình làm quen ngoại ngữ và dạy bổ trợ ngoại ngữ trong các trường phổ thông tại Hà Nội, qua đó Sở chịu trách nhiệm về thẩm định chương trình, căn cứ về tài liệu Bộ GD&ĐT ban hành sách giáo khoa.
"Bổ trợ ngoại ngữ là nâng cao năng lực nghe và nói cho học sinh với giáo viên là người nước ngoài. Sở GD&ĐT Hà Nội chịu trách nhiệm thẩm định, căn cứ vào đó, nhà trường lựa chọn bộ giáo trình và các đơn vị cung ứng dịch vụ, theo quy trình của văn bản 6083 mà Sở đã đưa ra" - ông Dũng nhấn mạnh.
Liên quan về việc công khai kiểm định chất lượng 71 trường ngoài công lập đang được triển khai, Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết: Hiện đã đánh giá ngoài đánh giá được 35 trường ở mức độ 1,2,3. Theo đó đã đạt được một số tiêu chí cứng. Sở GD&ĐT xin tiếp thu và triển khai tốt hơn công tác kiểm định và công khai nội dung này trên website của Sở.
Theo Dân Việt
Bộ trưởng giáo dục nói gì khi người Việt chi 3,4 tỉ USD đi du học? Nhiều gia đình hiện nay sẵn sàng chi bạc tỉ cho con du học thay vì học trong nước. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Phùng Xuân Nhạ nói gì về việc này? Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trả lời chất vấn tại Quốc hội sáng 6-6 - Ảnh chụp màn hình TV Câu chuyện du học được đại biểu Nguyễn...