Có nên thi thêm để “cầu may”?
Mặc dù chưa đến hạn nộp hồ sơ nhưng nhiều thí sinh vẫn lựa chọn cách nộp nhiều hồ sơ và thi thêm để “ cầu may”.
Thi thêm để cầu may
Đó là tình trạng của nhiều học sinh khi nộp hồ sơ tuyển sinh vào đại học. Nhiều học sinh đã lựa chọn nộp thêm hồ sơ vào khối thi khác, trường khác, không trùng ngày thi với khối thi chính của mình để lấy kinh nghiệm và “cầu may”, “biết đâu lại đậu”.
Phương Thu (học sinh trường THPT Trần Hưng Đạo) cho biết, bạn ôn thi khối D nhưng vẫn đăng ký thêm 1 trường khối A1 để thi và thử sức: “Mình không ôn thi khối A1 nhiều lắm nhưng vẫn sẽ kinh nghiệm trước khi bước vào kỳ thi đại học đợt 2 của mình.”
Nhiều bạn học sinh còn chọn thi những khối thi thi có môn trắc nghiệm để dễ dàng “khoanh bừa”. Thúy Vi (học sinh THPT Quang Trung) chia sẻ: “Mình ôn thi khối C. Tuy nhiên mình vẫn chọn thi thêm 1 trường khối A. Mình học không giỏi khối A nên chỉ đăng ký thi một trường có điểm chuẩn bằng với điểm sàn.”
Tâm lý thi thêm, cầu may, lấy kinh nghiệm đã khiến rất nhiều học sinh đều nộp ít nhất 2 bộ hồ sơ trở lên. Cá biệt có một số bạn học sinh còn nộp từ 8-10 bộ hồ sơ.
Video đang HOT
Và những hệ lụy
Việc cùng lúc ôn thi hai khối là khá khó khăn với nhiều bạn học sinh. Vì các môn học đòi hỏi phương pháp và kỹ năng khác nhau để có thể học tốt và đạt điểm cao trong kỳ thi đại học. Nếu chọn thi hai khối, các bạn sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức về việc chia nhỏ thời gian và phân tán tư tưởng khi ôn luyện. Chưa kể, để thi một môn thi trong kỳ thi đại học cần phải nắm chắc kiến thức trong cả 3 năm học THPT, nếu chỉ “đọc qua” “xem qua” thì chắc chắn bạn đó không thể dành điểm cao trong môn mình dự thi.
Hoài Thu (sinh viên năm 3 ĐH KDCN) đã thi đỗ đại học khối D, bùi ngùi kể về kỷ niệm của mình khi chọn thi thêm khối A để “lấy kinh nghiệm”: “Khi đi thi, mình cũng mong được biết không khí phòng thi, thủ tục dự thi cũng như cách làm bài để làm bài thi khối D tốt hơn. Kết quả là do không ôn thi kỹ về khối này nên mình đã trượt. Mình khuyên các bạn học sinh không nên thi thêm, vì nếu không có kiến thức chắn chắn thì chẳng bao giờ đỗ được nhờ vận may cả.”
Không những thế, đi thi thêm một khối, bạn phải mất thêm thời gian, công sức và tiền bạc của bạn và của người thân. Nhất là vào những đợt thi đại học, chi phí ăn ở tại thủ đô và các thành phố lớn có nhiều trường đại học đều được đội lên cao ngất ngưởng. Nhiều bạn học sinh ngán ngẩm vì đi thi thêm, mất công sức, tiền của mà kết quả vẫn trượt!
Trung Nghĩa (sinh viên năm 2 ĐH Công Nghiệp) chia sẻ quan điểm: “Rất nhiều bạn có tâm lý thi thêm một khối nữa để lấy kinh nghiệm, hoặc là sợ trượt khối này còn có khối kia. Mình cũng gặp một vài trường hợp không đỗ khối chính mình dự thi mà lại đỗ khối thi thêm. Tuy nhiên, trường hợp đó không phải là nhiều, và dù có đỗ thì cũng không phải là trường học, ngành học mà bạn ấy yêu thích và muốn theo đuổi.”
Thi thêm khi không ôn thi, cũng như không chắc đậu, dẫn đến lãng phí rất nhiều tiền bạc, công sức và của cải của xã hội. Rất nhiều nhà trường đã phải chuẩn bị cơ sở vật chất để đón những thí sinh dự thi hụt hoặc những thí sinh dự thi không đạt chất lượng!
Theo Datviet
Đăng ký dự thi Đại học, Cao đẳng 2014: Sóng gió cho một lựa chọn
Ngày 17-4 là hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi ĐH, CĐ tại các trường THPT và thí sinh tự do nộp theo hệ thống các sở GD&ĐT, nhưng hạn nộp hồ sơ đăng kí dự thi trực tiếp tại trường ĐH đến hết ngày 29-4. Năm nay có khá nhiều thông tin mới liên quan tới kì thi đòi hỏi thí sinh cần tỉnh táo để khỏi lạc đường.
Tuyển sinh ĐH, CĐ 2014 nhiều thông tin mới Ám ảnh thất nghiệp Nhiều buổi tư vấn hướng nghiệp cung cấp thông tin về nghề nghiệp và việc làm cho học sinh chuẩn bị tốt nghiệp THPT đã diễn ra ở mọi miền, mong giúp các em tránh những lựa chọn sai gây lãng phí thời gian và công sức khi chọn ngành học và trường học. Tuy nhiên con số 72.000 cử nhân, thạc sĩ đang thất nghiệp tạo áp lực lớn vì không phải số người thất nghiệp này chưa từng được tư vấn hướng nghiệp trước đó. Cho rằng hiện tượng thất nghiệp lớn và quá lãng phí này là "lỗi do đào tạo" không sai nhưng căn bản, lỗi do hướng nghiệp, khi nhu cầu thị trường lao động hiện nay không Bộ ngành nào chịu trách nhiệm thống kê, quy hoạch các bậc đào tạo, dự báo cụ thể nguồn nhân lực ngắn hạn và dài hạn. Quy hoạch nhân lực quốc gia cho thấy tới năm 2015 Việt Nam cần khoảng 3,5 triệu lao động trình độ đại học trở lên, nhưng thực tế cuối năm 2013 đã có hơn 3,7 triệu lao động có trình độ này, không thất nghiệp mới lạ.
Theo TS.Nguyễn Đức Nghĩa - Phó Giám đốc ĐH Quốc gia TPHCM, một khi quy chế thi ĐH, CĐ ban hành trước quy chế thi tốt nghiệp THPT, học sinh phải làm hồ sơ dự thi ĐH xong rồi mới làm thủ tục thi tốt nghiệp thì học sinh lớp 12 chưa kịp tốt nghiệp đã chuẩn bị sẵn tâm lý lao vào các kỳ thi ĐH, CĐ. Đây là một lý do để hầu hết bị "lùa vào ĐH". TS Nguyễn Văn Thuật, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội Quốc gia cho rằng cần chú trọng phát triển, giải quyết và tạo ra việc làm công ăn lương ngày càng nhiều. "Ở các nước phát triển, giới làm công ăn lương dao động từ 85 đến 90% dân số trong độ tuổi lao động, trong khi nước ta là một quốc gia phát triển thì số đó chỉ chiếm 35%". Biết mình biết đời Theo ông Trần Anh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo nguồn nhân lực TP.HCM, hiện nay "hầu hết các em học sinh, khi chọn ngành học cho mình đều hết sức cảm tính. Để tránh sự định hướng sai trong việc chọn nghề, theo các chuyên gia hướng nghiệp, học sinh phải xác định được sở thích và thế mạnh của mình, hãy tự đặt và trả lời hai câu hỏi là công việc nào khiến bạn thích làm nhất trong cuộc sống? Bạn thường làm những công việc nào tốt hơn người khác? Chọn ra đáp án chung cho cả hai câu hỏi là đã xác định được mình thích và làm tốt được việc gì. Song để không lúng túng và có sự đầu tư tốt cho nghề nghiệp trong tương lai, còn cần tìm hiểu để có những hiểu biết nhất định về thị trường lao động, về nhu cầu, điều kiện việc làm, ngành nghề đào tạo, tuyển dụng....
Theo nghiên cứu của Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội Quốc gia công bố tại hội thảo đầu tháng 4.2014, sự gia tăng lực lượng lao động nước ta nhanh hơn tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm khiến áp lực tạo việc làm mới khá cao. Tốc độ tăng dân số trung bình hàng năm giai đoạn 2002-2012 là 1,05%, trong khi tốc độ tăng lực lượng lao động 2,64% - cao hơn 2 lần. Tuy vậy vẫn thiếu lao động chất lượng cao ở mọi bậc đào tạo, từ trung cấp tới cao đẳng. Không dễ mắc lừa Kỳ tuyển sinh ĐH năm nay Trường ĐH Kinh tế (ĐH Quốc gia HN) công bố mức thưởng 30 triệu đồng/ thí sinh thi vào trường đạt điểm tuyệt đối 30/30. Nếu đạt 29,5/30 điểm được thưởng 10 triệu đồng, 29/30 điểm được thưởng 5 triệu đồng. Đây là chính sách ưu đãi của nhà trường để thu hút nhân tài và nâng cao thương hiệu trường. Các trường ĐH Giáo dục, ĐH Công nghệ, chương trình chất lượng cao của ĐH Quốc gia HN cũng có nhiều ưu tiên tuyển sinh và thưởng nóng cho thí sinh điểm thi cao. Ngoài những học bổng kiểu truyền thống dành cho những thủ khoa, á khoa, học sinh giỏi... năm nay, nhiều hình thức học bổng bị biến tướng thành các chiêu đánh bóng tên tuổi, quảng bá và thu hút thí sinh, cần tỉnh táo cân nhắc, nhất là học bổng dành cho thí sinh... nhập học sớm nhất.
Sở GD&ĐT Hải Phòng cũng vừa cảnh báo tình trạng thu nhận hồ sơ thi ĐH, CĐ "chui" khi thời gian qua, một số trường ĐH, CĐ đã đến các đơn vị đăng ký dự thi như trường THPT, Trung tâm GDTX ở thành phố để "tư vấn, hướng nghiệp" cho học sinh lớp 12 rồi cung cấp hồ sơ miễn phí cho thí sinh và đề nghị lãnh đạo và cán bộ tuyển sinh của các đơn vị thu hồ sơ đăng ký dự thi của thí sinh và bàn giao trực tiếp cho các tổ chức cá nhân này không thông qua hệ thống tuyển sinh của thành phố.
Việc làm trên là trái với quy định của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Hải Phòng không chịu trách nhiệm với các hồ sơ đăng ký dự thi của thí sinh không nộp qua hệ thống tuyển sinh của thành phố. Cân nhắc chọn trường, ngành xét tuyển, ngành thi
Kỳ tuyển sinh 2014 có nhiều thay đổi. Ngoài đợt thi 3chung thí sinh có thêm cơ hội thử sức ở hơn 60 trường tuyển sinh riêng, dù thông tin ban đầu cho thấy thí sinh chưa mặn mà với các trường thi riêng này.
Các trường ĐH vùng như ĐH Đà Nẵng, ĐH Thái Nguyên, ĐH Đồng Tháp, ĐH Vinh... đăng ký tuyển sinh theo phương án "3 chung", nhưng có một số ngành tuyển sinh riêng. "Những trường khác đã đăng ký tuyển sinh riêng với Bộ hoặc có trường tới 75% chỉ tiêu tuyển sinh "3 chung", còn lại là xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT hay xét kết quả thi tốt nghiệp", ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GD&ĐT lưu ý. "Các em không nên vội vàng nộp hồ sơ đăng ký dự thi bởi ngoài việc nộp trực tiếp tại các trường THPT theo tuyến các Sở GD&ĐT, vẫn còn thời gian để nộp tại các trường ĐH, CĐ có tổ chức thi tuyển đến hết ngày 24-4", ông Trần Văn Nghĩa - Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng (Bộ GD&ĐT) nói. Hôm nay 15-4 là hạn cuối đăng ký sơ tuyển vào khối trường Quân đội. Đối với hệ dân sự của các trường quân đội thì thí sinh đăng ký dự thi (ĐKDT) giống như các trường ngoài quân đội tham gia kì thi "3 chung" của Bộ GD&ĐT. Thí sinh không phải tham gia sơ tuyển khi đăng ký theo học các ngành hệ dân sự.
Theo VNE
Phân nhóm, lớp học sinh theo môn tự chọn Phòng Giáo dục trung học - Sở GD&ĐT Kon Tum đã tổ chức kiểm tra tình hình triển khai ôn thi tốt nghiệp THPT tại 7 trường THPT và trường phổ thông dân tộc nội trú trên địa bàn. Nhận định sau kiểm tra, nhìn chung, các trường đều đã xây dựng kế hoạch ôn thi tốt nghiệp đầy đủ và tương đối...