Có nên tẩy chay thực phẩm vì tin đồn?

Theo dõi VGT trên

PGS.TS Lê Bạch Mai – nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã trao đổi kỹ hơn về vấn đề này sau chương trình hội thảo.

Có nên tẩy chay thực phẩm vì tin đồn? - Hình 1

- Thưa PGS.TS Lê Bạch Mai giữa những thông tin chưa được kiểm chứng hiện nay, cho rằng thực phẩm này xấu, thực phẩm kia tốt, nhiều chị em nội trợ có xu hướng tin theo và lan truyền nó. Bà nghĩ sao về vấn đề này?

Về giá trị dinh dưỡng của từng thực phẩm đơn lẻ thì không có thực phẩm xấu mà chỉ có bữa ăn xấu (bữa ăn không có sự kết hợp tốt các loại thực phẩm khác nhau), ăn sai cách thì sẽ không tốt cho sức khỏe. Trước mọi tin đồn, chị em đừng vội tin theo mà tự làm khó bản thân và gia đình, thay vào đó hãy tìm hiểu bản chất, cơ sở khoa học của vấn đề.

Có nên tẩy chay thực phẩm vì tin đồn? - Hình 2

- Nếu xét bản chất của vấn đề, bà nhìn nhận, đánh giá như thế nào về những tin đồn kiểu như mì ăn liền không tốt, nóng, khó tiêu, gây ung thư?

Trước hết, với trường hợp của mì ăn liền, đây không phải là thực phẩm xấu gây hại cho sức khỏe như lời đồn đại. Theo phân nhóm thực phẩm, mì ăn liền được xếp vào nhóm lương thực, cung cấp chất bột đường là chủ yếu, ngoài ra còn cung cấp các chất dinh dưỡng khác nữa, tương tự như gạo, bún, nui, phở… có thể kết hợp với nhiều thực phẩm khác để tạo thành bữa ăn hoàn chỉnh, dinh dưỡng. Một gói mì loại thông dụng (75g) thường chứa 40-50g chất bột đường; 13-17g chất béo và không ít hơn 6,8g đạm, do vậy có thể cung cấp cho cơ thể 300-350Kcal (tương đương 15-17% nhu cầu năng lượng mỗi ngày đối với người trưởng thành).

Mì ăn liền được cấp phép an toàn vệ sinh thực phẩm của các cơ quan quản lí có thẩm quyền, được tiêu thụ tại nhiều quốc gia và tồn tại từ hơn 60 năm nay. Hiện nay, mì ăn liền của các nhà sản xuất lớn ở Việt Nam đều phải đảm bảo tuân thủ các quy định về nguồn gốc xuất xứ, thành phần nguyên liệu và phụ gia sử dụng, hàm lượng cho phép… của pháp luật Việt Nam về an toàn thực phẩm. Do vậy, người tiêu dùng có thể tin tưởng, an tâm chọn loại mì ăn liền được cơ quan quản lí có thẩm quyền cấp phép lưu hành và giám sát chất lượng, được sản xuất bởi những công ty uy tín, áp dụng quy trình sản xuất hiện đại.

Với tin đồn mì ăn liền gây ung thư thì hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào khẳng định hai thực phẩm này gây ung thư. Người tiêu dùng hãy lựa chọn các sản phẩm mì ăn liền được cấp phép của các cơ quan quản lí có thẩm quyền để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Còn về vấn đề nóng, khó tiêu, phần lớn là do cách ăn uống không hợp lý, dẫn đến quá trình tiêu hóa, chuyển hóa trong cơ thể diễn ra không bình thường, chứ không phải do 1 thực phẩm nào đó gây nên. Mỗi thực phẩm chỉ chứa 1 số chất dinh dưỡng nhất định nên 1 thực phẩm đơn lẻ không thể tạo được 1 bữa ăn cân bằng. Vì thế một số người cho rằng thực phẩm này, hay thực phẩm khác, chẳng hạn như mì ăn liền gây nóng, khó tiêu là chưa chính xác..

Có nên tẩy chay thực phẩm vì tin đồn? - Hình 3

- Thưa PGS.TS Lê Bạch Mai, ở trên bà có đề cập mì ăn liền thuộc nhóm lương thực có thể kết hợp với nhiều thực phẩm khác để tạo thành bữa ăn hoàn chỉnh, dinh dưỡng. Vậy chúng ta nên kết hợp mì ăn liền với những thực phẩm nào thưa bà?

Người tiêu thụ nên kết hợp hài hòa mì ăn liền cùng những thực phẩm giàu đạm như thêm vào tô mì 3-4 lát thịt bò, thịt heo hoặc 2-3 con tôm, quả trứng, một ít nấm, đậu hũ… để bữa ăn được cân đối hơn giữa đạm động vật và thực vật. Đồng thời, kèm thêm các loại rau củ như cải xanh, giá đỗ, cà chua, cà rốt… để bổ sung đủ lượng chất xơ. Ngoài các vitamin và khoáng chất thì sự hiện diện của chất xơ trong rau làm tinh bột được hấp thu chậm hơn, tăng lượng phân đào thải giúp tránh táo bón, không gây nóng trong người. Trong trường hợp bếp gia đình không dự trữ đủ các loại thực phẩm để có bữa ăn đa dạng, có thể sử dụng mì ăn liền đơn thuần và sau bữa ăn nên bổ sung thêm ít trái cây tráng miệng hoặc đa dạng các loại thực phẩm trong những bữa ăn khác để đảm bảo dinh dưỡng hợp lí.

- Xin cảm ơn bà !

Thúy Ngà

Theo vietnamnet

Sử dụng mì ăn liền thế nào an toàn?

Mì ăn liền thuộc nhóm lương thực, cùng gạo, ngô, bánh phở, nui... cung cấp chất bột đường, người dùng bổ sung thêm đạm, rau xanh... để bữa ăn giàu dinh dưỡng.

Hàng trăm câu hỏi gửi về cho 3 chuyên gia tham gia buổi Tư vấn trực tuyến về mì ăn liền lúc 14h-16h ngày 8/10 trên VnExpress. Vấn đề được độc giả quan tâm nhất là dùng mì ăn liền thế nào để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bữa ăn dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe, ăn liều lượng thế nào mới hợp lý, quy trình chế biến mì ăn liền ra sao, mì ăn liền dùng cho đối tượng nào...

Góp mặt tại buổi Tư vấn trực tuyến có Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh - Giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội; Phó giáo sư, tiến sĩ Lê Bạch Mai - nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia; ông Kajiwara Junichi, Tổng giám đốc Công ty Acecook Việt Nam.

Các chuyên gia cho rằng, không có loại thực phẩm nào xấu, nếu chúng ta biết cách tạo ra các bữa ăn đa dạng, mì ăn liền cũng không ngoại lệ. Nếu mỗi ngày chỉ ăn mì ăn liền hoặc ăn cơm mà không có rau xanh, quả chín, không thêm các thức ăn giàu đạm như thịt, tôm, trứng... thì sẽ gây táo bón, nóng trong người, nhiệt miệng, mệt mỏi do thiếu chất dinh dưỡng. Vậy nên, với mỗi bữa ăn mì ăn liền, người tiêu dùng nên thêm cải xanh, cải cúc, giá đỗ, dưa leo..., nếu có điều kiện thì thêm quả trứng, vài lát thịt để làm cho bữa ăn đa dạng và cân bằng hơn, đặc biệt, không gây nóng trong người.

Mì ăn liền là thực phẩm thuộc nhóm lương thực, cùng nhóm với gạo, ngô, bánh phở, nui... cung cấp chủ yếu là chất bột đường. Vì vậy, việc ăn bao nhiêu tùy thuộc vào sở thích và nhu cầu của mỗi cá nhân.

Dưới đây là phần tư vấn của 3 chuyên gia đến độc giả:

- Làm sao để ăn mì hợp lý và đảm bảo sức khỏe thưa cô Mai? (Minh Nhựt, 24 tuổi, quận 3)

- Phó giáo sư, tiến sĩ Lê Bạch Mai, nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia:

Chào bạn,

Theo phân nhóm thực phẩm, mì ăn liền thuộc nhóm lương thực, cung cấp chủ yếu chất bột đường và một số chất dinh dưỡng khác, vì vậy, để ăn mì hợp lý thì cần kết hợp với các nhóm thực phẩm khác như nhóm cung cấp chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất thì mới có thể đảm bảo có được một bữa ăn đa dạng và cân bằng. Cách ăn như vậy sẽ tốt cho sức khỏe hơn là chỉ ăn mì ăn liền đơn thuần.

Tuy nhiên, không phải lúc nào người tiêu dùng cũng có thể làm được như vậy như khi rất vội, khi đói thì chúng ta có thể sử dụng mì ăn liền để cung cấp năng lượng nhưng không nên để điều này xảy ra thường xuyên. Người dùng nên sử dụng mì ăn liền hợp lý hoặc khi đã ăn một bữa chỉ đơn điệu có một thực phẩm là mì ăn liền thì các bữa khác nên đảm bảo tính đa dạng của bữa ăn để có sức khỏe tốt nhất.

- Mì ăn liền có dùng được cho phụ nữ mang thai hay không? Tôi đang mang thai 6 tháng, rất thèm ăn mì gói, cứ một tuần là 3-4 gói, ăn những thứ khác thì thấy không ngon cứ thèm mì xào. Xin hỏi bác sĩ "nghén mì" như tôi vậy có phụ nữ nào hay gặp phải và ăn như vậy có ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và con không? (Hường Lý, 40 tuổi, Lý Sơn, Quảng Nam)

- Phó giáo sư, tiến sĩ Lê Bạch Mai:

Chào em,

Mì ăn liền có thể dùng được cho phụ nữ mang thai nhằm cung cấp năng lượng và một số chất dinh dưỡng khác. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai có nhu cầu chất đạm cao hơn khi không có thai, vì vậy, khi bạn ăn mì thì cần lưu ý cho thêm vài con tôm, vài lát thịt hoặc quả trứng. Bên cạnh đó, phụ nữ có thai rất hay bị táo bón nên bạn cần chú ý cho thêm giá đỗ, cải cúc, dưa chuột... vào bát mì, vừa cung cấp các vitamin, chất khoáng, vừa thêm chất xơ, giúp phụ nữ có thai bớt táo bón.

Mặt khác, chất xơ còn giúp cho chất bột đường trong mì ăn liền sẽ được hấp thu từ từ, không làm tăng đường huyết quá nhiều sau khi ăn, hỗ trợ phòng tránh đái tháo đường thai kỳ. Để tránh ảnh hưởng đến bé, mẹ không nên ăn những món mì quá cay hoặc cấp độ cay quá cao.

- Bác Kajiwara Junichi ơi, con có một câu hỏi ạ. Nhật phát minh mì gói từ khi nào và vì sao bác lại có ý tưởng mang mì gói sang Việt Nam. Con thích mì gói Hảo Hảo của bác lắm ạ. (Thoại Vi, 20 tuổi, Quận 5, Hồ Chí Minh)

- Ông Kajiwara Junichi - Tổng giám đốc Acecook Việt Nam:

Chào bạn,

Mì ăn liền được phát minh tại Nhật Bản năm 1958. Riêng Acecook mang chất lượng Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam năm 1993 cũng như chính thức sản xuất và kinh doanh năm 1995. Đến nay thương hiệu này đã có mặt tại thị trường Việt Nam 24 năm.

Có hai lý do Acecook mang mì gói đến Việt Nam:

Thứ nhất, Acecook muốn mở rộng nhu cầu về mì ăn liền ở nước ngoài.

Thứ hai, theo khảo sát của Acecook cách đây 25 năm, chất lượng mì ăn liền ở Việt thời điểm đó có nhiều hạn chế. Vì vậy, Acecook mong muốn mang đến Việt Nam một sản phẩm chất lượng cao, tiêu chuẩn Nhật Bản để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Sử dụng mì ăn liền thế nào an toàn? - Hình 1

Từ trái qua: Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh - Giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội; Phó giáo sư, tiến sĩ Lê Bạch Mai - nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia; ông Kajiwara Junichi, Tổng giám đốc Công ty Acecook Việt Nam. Ảnh: Thành Nguyễn.

- Em là sinh viên, mì gói trở thành thức ăn quen thuộc vì vừa nhanh gọn, tiện lại rẻ. Khi ăn em hay bỏ đi gói dầu vì nghe nói gói dầu ăn bị nóng, với có chứa các chất có thể gây ung thư. Thật hư có như vậy không ạ? (Hạnh Hà, 22 tuổi, Thị Trấn Cay Lậy, Tiền Giang)

- Phó giáo sư, tiến sĩ Lê Bạch Mai:

Chào em,

Bạn nên chọn các loại mì được cấp phép bởi các cơ quan quản lý có thẩm quyền.

Mì ăn liền là thực phẩm giàu chất bột đường nên gói dầu ở trong gói mì ăn liền giúp cho bữa ăn cân đối hơn vì có thêm chất béo. Khi sử dụng, em không nên bỏ gói dầu vì ngoài chất béo, gói dầu còn góp phần tạo nên các hương vị khác nhau của từng loại mì. Với những gói mì đã đảm bảo về mặt an toàn vệ sinh thực phẩm thì chất béo có trong gói mì an toàn để sử dụng.

Việc em cảm thấy nóng trong người khi ăn mì là do bữa ăn của em chưa hợp lý. Vậy nên, với mỗi bữa ăn mì ăn liền, em nên thêm cải xanh, cải cúc, giá đỗ, dưa leo..., nếu có điều kiện thì thêm quả trứng, vài lát thịt để làm cho bữa ăn đa dạng và cân bằng hơn, đặc biệt, không gây nóng trong người. Hy vọng với cách ăn như vậy sẽ giúp cho bữa ăn "sinh viên" của em cân đối hơn mà vẫn tiện dụng, nhanh chóng.

- Một tuần ăn bao nhiêu gói mì là đủ và tốt cho sức khỏe? Xin chuyên gia tư vấn. (Thúy Ánh, 29 tuổi, TP HCM)

- Phó giáo sư, tiến sĩ Lê Bạch Mai:

Chào em,

Mì ăn liền là thực phẩm thuộc nhóm lương thực, cùng nhóm với gạo, ngô, bánh phở, nui... cung cấp chủ yếu là chất bột đường. Vì vậy, việc ăn bao nhiêu tùy thuộc vào sở thích và nhu cầu của mỗi cá nhân.

Điều quan trọng nhất là bạn cần hiểu rõ về thành phần dinh dưỡng của mì ăn liền: mỗi gói mì cung cấp khoảng 300-350 kcal (tương đương với 80-100 gam gạo), trong đó có 68,5% do chất bột đường cung cấp, 17,3% đến từ chất béo, 9,2% do chất đạm cung cấp. Vì vậy, khi ăn mì ăn liền, bạn nên ăn đa dạng (thêm thực phẩm nhóm chất đạm, thêm rau xanh...) để bữa ăn hợp lý và cân bằng thì sẽ đảm bảo tốt cho sức khỏe.

- Nhờ các chuyên gia chỉ cho tôi cách đọc các thông tin trên gói mì ăn liền. Những thông tin nào là cần thiết, những thông tin nào cần lưu tâm. Một số nhà sản xuất mì gói đều được tự động hóa hết không ạ? Công đoạn tự động có ngăn cản được chất độc hại không? (Kim Oanh, 52 tuổi, Cao Bằng)

- Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh - Giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội:

Sáng chế ra mì gói là một sự ngẫu nhiên. Người sáng chế ra mì gói, trước đây làm trong lĩnh vực tài chính, sau khi phá sản thì về nhà. Lúc giúp vợ trong bếp thì ông ta thả sợi mì vào chảo dầu đang sôi, sợi mì chín, đưa ra ăn rất ngon.

Ông mới nghĩ ra ý tưởng làm công nghiệp để bán, mở ra nơi sản xuất nhưng không hoàn chỉnh như bây giờ. Dần dần nhu cầu ăn nhiều thì mới sản xuất hàng loạt, hoàn chỉnh công nghệ cao hơn để chất lượng ổn định, an toàn hơn cho người tiêu dùng, giải quyết các vấn đề: dầu, phụ gia, mùi vị... với sự tham gia của các nhà khoa học, giúp người tiêu dùng yên tâm.

Bây giờ mì ăn liền là sản phẩm thương mại, đóng gói có nhãn mác theo luật các nước. Việt Nam cũng có tiêu chuẩn ghi nhãn hàng hóa. Trên nhãn có những điều bắt buộc và không bắt buộc.

Bắt buộc gồm những điều ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng như khối lượng một gói mì, thành phần dinh dưỡng (hàm lượng tinh bột, chất đạm, chất béo), chất cho vào có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe (phụ gia) - để người tiêu dùng kiểm soát những thành phần trong đó. Một yếu tố nữa là thời hạn sử dụng để họ nắm được bao lâu sản phẩm sẽ hỏng.

Từ những yêu cầu này, các nhà sản xuất buộc phải sản xuất ổn định và thay đổi, cải tiến công nghệ. Những nhược điểm trước kia đã có thể khắc phục được.

Trước kia, dầu chiên ở nhiệt độ cao, dùng lại nhiều lần sẽ gây ra phản ứng tạo nên chất gây ung thư. Nhưng nếu dầu chỉ dùng một lần, nhiệt độ 165 độ C trở xuống thì sẽ không gây ra hiện tượng đó. Từ đó đưa ra công nghệ hiện đại tự động hóa khống chế nhiệt độ, đảm bảo an toàn.

Dầu là axit béo không no, khi chiên rồi sẽ bị ôi, tạo thành gốc tự do vào cơ thể gây nhiều bệnh như tim mạch, tắc nghẽn động mạch hoặc độc tố gây nhiều bệnh khác. Để khắc phục hiện tượng đó, các nhà sản xuất chuyển sang công nghệ hydrogen hóa, tạo dầu đặc no - không bị ôi, khét, không tạo nên gốc tự do.

Nhưng khi hydrogen hóa lại tạo ra trans fat lớn, gây nhiều bệnh tim mạch, bệnh về não. Nên các nhà khoa học đã tìm ra giải pháp khắc phục hoàn toàn là chất béo rắn lấy trong tự nhiên, không qua quá trình chuyển hóa nào cả. Chất béo này lấy từ cây cọ dầu với tỷ lệ chất béo no rất nhiều, chất béo không no ít và các nhà khoa học đã tách 2 loại này ra. Để làm được, các nhà khoa học làm lạnh dầu lấy từ cọ dầu, cho vào máy ly tâm để tách chất béo rắn ra. Nguyên liệu thu được không tạo thành trans fat (tỷ lệ chiếm 0,35% - an toàn cho sức khỏe). Như vậy nỗi lo của người dùng về trans fat không còn nữa.

Vấn đề tiếp theo, để hướng tới sức khỏe cộng đồng, các chất phụ gia cho vào an toàn. Không dùng nitrat (muối có khả năng gây ung thư) mà dùng sobat natri dưới mức thấp nhất (nhà nước cho phép dùng ở nồng độ 0,1% nhưng các nhà sản xuất đều dùng dưới mức này). Mì chính có thể cho vào để tạo độ ngọt nhưng đây không phải chất độc, nó có sẵn trong các thực phẩm bình thường.

Nhiều người nói rằng mì ăn liền mặn quá vì họ thấy gói gia vị nhiều muối. Thực tế, một gói gia vị luôn được nhà sản xuất chuẩn bị dư ra một chút so với yêu cầu nên người dùng, nên việc sử dụng gói gia vị này với liều lượng bao nhiêu phụ thuộc vào khẩu vị của riêng mình.

Video đang HOT

- Xin hỏi đại diện Acecook, nhà tôi hay có thói quen trụng mì trước khi ăn cho bớt mặn và vệ sinh hơn. Theo ông thì có nên không ạ? (Nguyen Hoai Nam, 30 tuổi, Hồ Chí Minh)

- Ông Kajiwara Junichi:

Chào bạn,

Trụng mì trước khi ăn là việc không cần thiết. Mì ăn liền của Acecook là một sản phẩm có nguyên liệu đầu vào được kiểm tra, kiểm soát nghiêm ngặt về chất lượng, được sản xuất bằng dây chuyền hiện đại, trong một nhà máy đảm bảo vệ sinh thực phẩm. Vì vậy bạn có thể an tâm sử dụng các sản phẩm của Acecook theo hướng dẫn trên bao bì.

Sử dụng mì ăn liền thế nào an toàn? - Hình 2

Ông Kajiwara Junichi, Tổng giám đốc Công ty Acecook Việt Nam. Ảnh: Thành Nguyễn.

- Cháu hiện là sinh viên, vì điều kiện nấu nướng hạn chế nên thường chọn mì để làm bữa ăn chính, tiện lợi mà vẫn thơm ngon. Cháu cũng làm theo các lời khuyên là ăn thêm rau, thịt để đầy đủ nhóm chất. Tuy nhiên cháu không biết nên lựa chọn mì ăn liền thế nào để biết chính xác các lượng chất dinh dưỡng đưa vào cơ thể. Xin chuyên gia hướng dẫn cháu ạ. (Trần Thị Ngọc Trinh, 19 tuổi, Hoàn Kiếm, Hà Nội)

- Phó giáo sư, tiến sĩ Lê Bạch Mai:

Chào em,

Trước hết, rất cảm ơn bạn đã biết tạo ra một bữa ăn tiện lợi với mì ăn liền mà vẫn đảm bảo tính đa dạng. Để lựa chọn mì ăn liền nên chú ý: chọn mì ăn liền được cấp phép của các cơ quan có thẩm quyền để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chọn các nhà sản xuất uy tín, đọc nhãn mác trên mỗi gói mì để biết được hàm lượng chất dinh dưỡng.

Tổng năng lượng của một gói mì, thường gói mì 75 gam cho khoảng 300-350kcal, lượng chất bột đường khoảng 50-52 gam, chất béo 13 gam và chất đạm thực vật 6-7 gam. Như vậy, khi ăn một gói mì ăn liền tương đương với bạn ăn một bát cơm (100 gam gạo). Nếu một bữa ăn chỉ có cơm và mì không thôi thì không thể đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể, vì vậy, bạn hãy coi mì ăn liền là một loại lương thực và hãy thêm thức ăn (thịt hoặc trứng hoặc tôm...) và rau (cải xanh, cải cúc, giá đỗ, dưa leo...) sẽ tạo nên bữa ăn đa dạng, cân đối giữa đạm thực vật và đạm động vật.

Ngoài ra khi đọc nhãn mác, bạn cần lưu tâm đến hàm lượng muối (natri) và lượng trans fat.

- Tôi hay sử dụng mì gói để chế biến các món ăn, tôi muốn hỏi là liệu như vậy có ảnh hưởng gì đến chất lượng hay gây biến chất trong sợi mì không ạ? (Nguyễn Tiến Minh, 25 tuổi, 37 tân kì tân quý)

- Ông Kajiwara Junichi:

Chào bạn,

Sử dụng mì gói để chế biến các món ăn không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, mà ngược lại nhà sản xuất còn khuyến khích người tiêu dùng nên chế biến mì gói với các loại thịt, cá, rau, củ, quả... để món ăn thêm thơm ngon và cân bằng dinh dưỡng.

Trên trang web của công ty có giới thiệu rất nhiều cách chế biến mì ăn liền. Bạn có thể tham khảo thêm để có bữa ăn ngon nhé.

Chúc bạn có những bữa ăn thật ngon và thú vị cùng mì ăn liền!

- Tôi nghe nói mì ăn liền có nhiều trans fat gây ung thư, bệnh tim mạch. Tôi khá lo lắng nhưng vẫn thấy mì ăn liền bán ngày càng nhiều hơn, nhiều đơn vị sản xuất hơn. Thực hư các thông tin này? Mức trans fat ăn bao nhiêu một ngày thì gây bệnh? (Thanh Vũ, 40 tuổi, Lạng Sơn)

- Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh:

Mì ăn liền hiện nay không sản xuất thủ công mà bằng công nghệ hiện đại, dây chuyền liên tục, quy mô lớn. Vậy nên các nhà sản xuất dùng chất béo rắn (dầu rắn) để chiên mì ăn liền, nên hàm lượng trans fat thấp (0,35%).

Đơn cử như tại Acecook, kết quả kiểm tra từ Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn chất lượng 3 (QUATEST 3), một sản phẩm mì ăn liền (75 gram) có hàm lượng trans fat dao động 0,01-0,04 gram.

Theo FDA (Mỹ), một sản phẩm có hàm lượng 0,5 gram trans fat (75 gram) thì được coi là non trans fat (0 gram trans fat).

- Tôi có con trai 6 tuổi và rất thích ăn mì tôm sống bóp vụn trộn với các gói gia vị trong gói mì. Nếu ăn như vậy thì có tốt cho sức khỏe không ạ? (Vũ Nam, 38 tuổi, 100/2 Trần Hưng Đạo, quận 1, TP HCM)

- Phó giáo sư, tiến sĩ Lê Bạch Mai:

Chào em,

Đối với từng loại sản phẩm, nhà sản xuất đều có hướng dẫn cách sử dụng trên bao bì. Hiện nay, một số dòng sản phẩm có thể ăn ở dạng sống, chế nước sôi vào đều dùng được. Loại sản phẩm này thường dành cho trẻ em nên có thể được bổ sung thêm canxi và một số vi chất khác. Bạn có thể tham khảo và lựa chọn sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của bé.

Tuy nhiên, quý phụ huynh nên lưu ý cách sử dụng bóp vụn như đã đề cập như trên có thể ảnh hưởng đến vệ sinh khi ăn. Mặt khác, cách chỉ ăn mì tôm sống thì không thể coi là một bữa ăn hoàn chỉnh, chỉ nên dùng để ăn vặt. Vì vậy, điều này không nên diễn ra thường xuyên, nếu kéo dài dễ ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của bé và không nên dùng để thay thế bữa ăn chính.

- Mì chiên và mì không chiên khác nhau thế nào? So với mì không chiên, quy trình sản xuất có khác nhau hay không? Làm sao để khi chiên không sản sinh chất độc hại. (Nguyễn Hoài Thương, 25 tuổi, Bến Lức, Long An)

- Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh:

Mì không chiên dùng bột mì, nhào nước, cán ra thành sợi, hấp chín rồi sấy. Mì này sản xuất nhiều ở châu Âu và cả Việt Nam ngày nay, khi ăn phải nấu lên. Tương tự như bánh đa, miến.

Mì chiên cũng từ bột làm thành sợi nhưng làm chín và khô bằng cách cho vào dầu. Ở nhiệt độ của dầu (160-165 độ C), sợi mì sẽ chín, nước bay hơi đi nên độ ẩm thấp và bảo quản lâu, tạo nên độ giòn, mùi thơm, diệt khuẩn.

Công nghệ hiện đại cho phép điều chỉnh nhiệt độ ổn định trong suốt thời gian chiên là 160-165 độ C trong 2,5 phút. Ở nhiệt độ dưới 165 độ C sẽ không sinh ra chất độc gây ung thư. Trong quá trình chiên, dầu được bổ sung tự động, không có hiện tượng dầu chiên lại.

Sử dụng mì ăn liền thế nào an toàn? - Hình 3

Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh. Ảnh: Thành Nguyễn

- Thưa ông Kajiwara Junichi, tôi thấy mì của thương hiệu bán rất chạy, ra nhiều loại mì, vậy thì làm sao để có thể khác biệt chỉ với một công thức là vắt mì, gói gia vị. Phải mất bao lâu thì một công thức như vậy mới được cho ra đời. Làm sao để mì Nhật Bản có thể mang đậm chất Việt, được nhiều người Việt yêu thích suốt gần 30 năm qua? (Duy Thịnh Nguyễn, 30 tuổi, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội)

- Ông Kajiwara Junichi:

Chào bạn,

Cảm ơn câu hỏi thật thú vị của bạn.

Một cách cơ bản, mì ăn liền được tạo thành từ các nhóm sợi, bột súp, gói dầu, gói rau... Mỗi thành phần trong này lại có nhiều loại khác nhau. Ví dụ, sợi thì có to, nhỏ, dai, mềm... Còn súp thì có súp gà, bò, tôm... Vì vậy, chỉ cần kết hợp các loại này với nhau sẽ cho những hương vị khác nhau. Vì nhu cầu của người tiêu dùng rất đa dạng nên nhà sản xuất cố gắng đáp ứng những nhu cầu đa dạng này. Vì vậy, Acecook có rất nhiều sản phẩm.

Phải mất từ 6 tháng đến một năm mới ra một sản phẩm mới. Lý do, nhà sản xuất phải lên ý tưởng sản phẩm, tìm nguyên liệu phù hợp, nghiên cứu cách nấu, sản xuất thử trên dây chuyền, khảo sát khẩu vị người tiêu dùng, điều chỉnh theo khẩu vị người dùng, sau đó mới chính thức sản xuất. Vì vậy, để cho ra đời một sản phẩm, nhà sản xuất phải tốn rất nhiều công sức và thời gian.

"Công nghệ Nhât Bản - hương vị Việt Nam" là slogan của Acecook. Người nhật chỉ hướng dẫn về kỹ thuật trong sản xuất, nghiên cứu, quản lý chất lượng... chứ tuyệt đối không can thiệp vào hương vị, mà việc này phải để các chuyên gia người Việt nam nghiên cứu. Vì tôi hiểu chỉ có người địa phương mới có thể hiểu rõ khẩu vị người địa phương.

Cũng giống như việc gần đây, khi chúng tôi nghiên cứu những sản phẩm mang khẩu vị Nhật Bản như mì Udon hay mì rong biển thì người Nhật sẽ có ý kiến trong vấn đề về khẩu vị.

- Mẹ tôi năm nay gần 70 tuổi, bị chứng rối loạn tiền đình. Tôi thường hay đi làm xa, người giúp việc ở nhà cũng thường cho bà ăn mì gói vì không có thời gian nhiều. Tôi cũng thông cảm cho người giúp việc vì mẹ tôi cũng hay đãng trí nếu không túc trực bên cạnh thì hay đi lạc.

Bác sĩ cho tôi hỏi là loại mì nào thì phù hợp với người già, có bệnh đãng trí, rối loạn tiền đình. Nếu ăn mì thì nên chế biến các món thế nào để nhanh gọn, đa dạng, đủ dinh dưỡng cho mẹ. Tôi cảm ơn lắm. (Tăng Ngọc Mỹ, 40 tuổi, Đống Đa, Hà Nội)

- Phó giáo sư, tiến sĩ Lê Bạch Mai:

Chào bạn,

Vì người già thường gặp một số rối loạn về chuyển hóa, vì vậy, bạn có thể lựa chọn loại mì không chiên cho bà. Trên thị trường cũng có những loại mì không chiên với các gia vị bằng các bài thuốc cổ truyền như quế, gừng, tía tô, vỏ quýt, đại hồi hỗ trợ làm tăng khả năng miễn dịch và giải cảm.

Bà cũng hơi đãng trí, hay quên thì khi chế biến mì, bạn nên cho thêm các loại rau có lá màu xanh thẫm như rau cải cúc, rau ngót, cải xanh để tăng lượng glutein vừa hỗ trợ cho trí nhớ và thị lực. Với cách chế biến trên, bạn vẫn có thể chuẩn bị món mì vừa tiết kiệm thời gian vừa tốt cho sức khỏe của bà.

Sử dụng mì ăn liền thế nào an toàn? - Hình 4

Phó giáo sư, tiến sĩ Lê Bạch Mai. Ảnh: Thành Nguyễn.

- Mì ăn liền được chiên như thế nào? Chiên mì trong công nghiệp có gì đặc biệt để đáp ứng các chỉ số an toàn? Mì Hảo Hảo đã đáp ứng các chỉ số an toàn nào để đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng? Xin ông Kajiwara Junichi, Tổng giám đốc Công ty Acecook Việt Nam tư vấn giúp tôi. (Thạch Thảo, 52 tuổi, Tháp Chàm, Ninh Thuận)

- Ông Kajiwara Junichi:

Chào bạn,

Rất cảm ơn bạn quan tâm đến sản phẩm mì ăn liền của Acecook, đặc biệt là mì Hảo Hảo.

Tôi có vài ý cho các câu hỏi của bạn như sau:

Mì ăn liền được chiên với mục đích là để sấy khô (làm giảm hàm lượng nước, còn khoảng 1-3% mà thôi). Mì được chiên bằng dầu thực vật, chất lượng dầu chiên phải đảm bảo, ổn định. Dầu chiên được làm nóng bằng hơi nước, trong quá trình chiên dầu mất đi liên tục và luôn được cung cấp thêm dầu mới.

Mì Hảo Hảo được đáp ứng các chỉ số đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng theo tiêu chuẩn Việt Nam (kiểm soát để đáp ứng các chỉ số về chỉ tiêu hóa lý, vi sinh, cảm quan...).

- Tôi nay 31 tuổi, tôi hay ăn mì vào ban đêm, trước khi đi ngủ ăn mì thì có gây ra ảnh hưởng gì không? Tôi thấy ban đêm gan cần thời gian để lọc những chất độc, vậy ăn thêm mì vào có gây quá tải cho gan không? Nếu ăn mì vào ban đêm thì nên ăn thế nào để đúng cách? (Hồ Nhựt Minh, 31 tuổi, quận 9, TP HCM)

- Phó giáo sư, tiến sĩ Lê Bạch Mai:

Chào bạn,

Nhìn chung, bạn không nên ăn thêm bữa vào ban đêm, nhất là trước khi đi ngủ bởi năng lượng đến từ bữa ăn này sẽ không được sử dụng ngay thì cơ thể sẽ cất giữ năng lượng dưới dạng mỡ dự trữ, rất dễ gây nên đọng mỡ ở vùng eo, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Ban đêm, khi bạn ngủ, đó là khoảng thời gian cần thiết để các cơ quan trong cơ thể được phục hồi sức khỏe và thải các chất độc ra ngoài. Vì vậy, nếu bạn làm tăng thêm gánh nặng cho các cơ quan này bằng bữa ăn đêm thì về lâu dài có thể ảnh hưởng không tốt đến chức năng của các cơ quan.

Nếu bạn muốn ăn mì vào ban đêm thì bữa ăn đó nên với một lượng ít (1/3 đến 1/2 vắt mì), thêm rau và phải ăn trước khi đi ngủ ít nhất 2 tiếng.

- Tôi đọc thấy nhà sản xuất mì chỉ chiên mì 2,5 phút, rồi dầu chiên thay mới, làm sao để thay mới bằng công nghiệp khi mới chiên xong một lô mì như vậy? Một số nhà sản xuất đều đảm bảo mì chiên đều thay mới hay chỉ một số nhà sản xuất cam kết như vậy thôi? Dầu chiên mì là dầu thế nào, có khác với dầu thường sử dụng ở gia đình không? Nhờ Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh trả lời giúp ạ. (Hàn Hoa Tran, 42 tuổi, Hà Nội)

- Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh:

Dầu chiên mì không phải dầu dùng hàng ngày. Dầu hàng ngày ở trạng thái lỏng còn dầu chiên mì là dầu rắn. Dầu chiên mì chủ yếu là axit béo no còn dầu ăn hàm lượng axit béo no rất ít, chủ yếu là axit béo không no nên nó ở trạng thái lỏng.

Dầu rắn là dầu không có trans fat và không ôi khét trong quá chiên, bảo quản. Vì vậy khi chiên không tạo ra chất độc hại. Còn dầu ăn hàng ngày dùng chiên rán nhiều ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra chất độc.

Thời gian chiên để chín, tính từ lúc mì nhúng vào trong dầu đến lúc ra khỏi là 2,5 phút. Không phải cứ 2,5 phút là thay dầu. Đây là một quá trình liên tục và không gián đoạn. Dầu đốt nóng bằng hơi đến nhiệt độ 165 độ C và cạn đi theo mì vì mì đi ra sẽ mang theo một lượng dầu. Dầu cạn bao nhiêu sẽ được bổ sung bấy nhiêu, liên tục.

Ngoài ra trong quá trình chiên mì, các nhà sản xuất kiểm soát chỉ số axit và peroxyt - những chỉ số thể hiện mức hư hỏng của dầu. Nếu vượt ngưỡng là thay toàn bộ dầu mới ngay.

- Mình thấy xu hướng gần đây là các sản phẩm đều đi theo hướng tốt cho sức khỏe (ví dụ như không đường, giảm chất bảo quản và các chất điều vị, low carb...). Mì gói là một món khoái khẩu của mình, tuy nhiên gần đây không dám ăn vì sợ tăng cân không kiểm soát được. Không biết là Acecook đã có sản phẩm mì nào, hoặc dự định nào cho ra sản phẩm mì mà có thể ăn mà không ảnh hưởng đến chế độ tập luyện hay low carb không? (Lê Minh, tp.HCM)

- Ông Kajiwara Junichi:

Chào bạn,

Hai chữ "Sức khỏe" tùy người mà nó khác nhau. Có người cần ăn nhiều mới đủ, trong khi có người cần ít calory. Hiện nay, Acecook đã những sản phẩm theo hướng có lợi cho sức khỏe. Ví dụ, bổ sung canxi (mì Doraemon), bổ sung các thảo dược (mì Samurai), ít năng lượng (miến Phú Hương, phở Đệ Nhất, hủ tiếu Nhịp Sống, bún Hằng Nga)... và vẫn tiếp tục nghiên cứu các sản phẩm khác để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.

Sử dụng mì ăn liền thế nào an toàn? - Hình 5

Ông Kajiwara Junichi, Tổng giám đốc Công ty Acecook Việt Nam. Ảnh: Thành Nguyễn.

- Thưa Phó giáo sư Duy Thịnh, tôi thường ăn mì nhưng rất lo ngại về dầu chiên đi chiên lại, tôi nghe nói có mì không chiên ít ảnh hưởng đến sức khỏe hơn. Vậy quy trình chế biến hai loại mì này thế nào, có khác nhau nhiều không? Mì không chiên có tốt hơn mì chiên hay không? (Hồng Hoa, 32 tuổi, Tỉnh lộ 10, Phường Tân Tạo, Quận Bình Tân, Hồ Chí Minh)

- Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh:

Về quy trình chế biến, tôi đã giải thích ở bên trên, bạn có thể tham khảo.

Mì không chiên hay chiên về mặt giá trị dinh dưỡng như nhau. Tuy nhiên cách làm khác nhau nên mì chiên sẽ thơm hơn, ví dụ như cá rán và cá luộc, phụ thuộc vào khẩu vị của mỗi người.

- Vì sao ăn mì gói nhiều dễ nổi mụn, nóng trong người, tích tụ mỡ thừa? (Trang Nguyễn, 35 tuổi, 30 Lâm Văn Bền, Q7)

- Phó giáo sư, tiến sĩ Lê Bạch Mai:

Chào bạn,

Trước hết, nói về vấn đề nóng trong người, phần lớn là do cách ăn uống không hợp lý dẫn đến rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, chứ thường không phải do thực phẩm tạo nên:

Ví dụ như khi bạn ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất đạm hoặc nhiều chất bột đường, chất béo, bạn có thể dễ dàng nhận thấy bị nóng trong người nhưng nguyên nhân không phải chỉ là do các thực phẩm này chứa nhiều năng lượng mà còn do cơ thể phải sử dụng năng lượng để chuyển hóa các thức ăn này thành chất dinh dưỡng. Ngoài ra, để chuyển hóa thức ăn, cơ thể rất cần nước, vì vậy, bạn dễ dàng cảm thấy mình bị rơi vào tình trạng khát nước, nóng trong người.

Mặt khác, nếu bất kỳ một loại thực phẩm đơn lẻ nào được sử dụng thường xuyên, mà không kết hợp với các thực phẩm khác thì sẽ không đảm bảo tính đa dạng của bữa ăn, dễ dẫn đến thiếu hụt các chất dinh dưỡng làm cơ thể mệt mỏi, táo bón, thiếu nước gây cảm giác nóng trong người và dễ nổi mụn. Thêm vào đó, cảm giác nóng và nổi mụn có liên quan đến tính đặc thù của từng cá thể, nghĩa là tùy thuộc vào cơ địa, thể trạng của mỗi người.

Không có loại thực phẩm nào là thực phẩm "nóng" nếu chúng ta biết cách tạo ra các bữa ăn đa dạng, mì ăn liền cũng không ngoại lệ. Nếu bạn mỗi ngày chỉ ăn mì ăn liền hoặc ăn cơm mà không có rau xanh, quả chín, không thêm các thức ăn giàu đạm như thịt, tôm, trứng... thì sẽ gây táo bón, nóng trong người, nhiệt miệng, mệt mỏi do thiếu chất dinh dưỡng.

Mì ăn liền thuộc nhóm lương thực cung cấp chất bột đường nên rất dễ dàng chuyển thành mỡ dự trữ nếu bữa ăn không cân đối. Nên nếu bạn chỉ ăn chất bột đường không thôi thì việc tích mỡ là điều sớm muộn cũng xảy ra. Như vậy, không có thực phẩm xấu mà chỉ có bữa ăn xấu nếu chúng ta không biết kết hợp các loại thực phẩm trong một bữa ăn.

Chúc bạn thành công và nhanh chóng hết nổi mụn, nóng trong người.

- Có người nói mì gói càng có nhiều gói gia vị càng độc hại. Điều này có đúng không? (Trần Thị Lam, 37 tuổi, TPHCM)

- Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh:

Gói gia vị trong mì ăn liền giúp tạo gia vị riêng biệt cho sản phẩm. Ví dụ mì chua cay, mì bò... thì cần những gói gia vị riêng. Các gói gia vị phải đảm bảo an toàn, nguyên liệu đảm bảo mới được sản xuất.

Nhiều gói là vì có nhiều loại khác nhau, để tạo nên tính chất đặc trưng cho sản phẩm mà nhà sản xuất định ra về màu, mùi, vị. Ví dụ chua thì cho cà chua, mặn thì cho bột tôm...

- Bác Kajiwara Junichi ơi, công ty của bác có mì Hảo Hảo đúng không ạ. Con rất thích ăn mì Hảo Hảo của công ty bác ạ. Đi công tác hay lâu ngày không ăn mì gói con đều nhớ vị của Hảo Hảo chua cay. Bác cho con hỏi sao nó lại có tên là Hảo Hảo. Và cho con hỏi vì sao mì gói lại ra đời vậy bác? (Bảo Duy, 20 tuổi, Thủ Đức)

- Ông Kajiwara Junichi:

Chào bạn,

Rất cảm ơn bạn đã dành nhiều cảm tình với mì Hảo Hảo của công ty chúng tôi.

Hảo Hảo ra đời năm 2000 tại Acecook Việt Nam. Trước khi ra đời sản phẩm này, công ty đã có nghiên cứu và đưa ra rất nhiều tên gọi khác nhau. Cuối cùng tên Hảo Hảo đã được chọn vì đáp ứng các tiêu chí dễ nhớ, dễ gọi tên và ngay cả với người Nhật cũng rất dễ phát âm.

- Mì ăn liền có thể bảo quản được 5-6 tháng được hay không? Tôi cần bảo quản mì thế nào để mì có thể dùng được lâu, tránh ẩm mốc? (Kim Lý, 52 tuổi, Tháp Chàm, Ninh Thuận)

- Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh:

Mì ăn liền nên sử dụng theo thời gian ghi trên bao bì, không được vượt quá thời gian đó để đảm bảo an toàn, ngon. Không nên bảo quản thời gian dài.

Bản thân gói mì ăn liền đã được bao gói rất tốt. Nhà sản xuất có chú thích bảo quản nơi khô ráo nên chỉ cần đặt trong điều kiện bình thường, tránh ẩm ướt là đủ.

Sử dụng mì ăn liền thế nào an toàn? - Hình 6

Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh trao đổi với Phó giáo sư, tiến sĩ Lê Bạch Mai khi nhận câu hỏi từ độc giả. Ảnh: Thành Nguyễn.

- Nên ăn mì gói vào thời điểm nào trong ngày để không bị mập và mắc các bệnh tim mạch? (Trân Nguyễn, 25 tuổi, 9 Nguyễn Trãi, quận 1)

- Phó giáo sư, tiến sĩ Lê Bạch Mai:

Chào em,

Mì gói có thể ăn vào các thời điểm trong ngày như một loại thực phẩm cung cấp chất bột đường, miễn là đảm bảo một bữa ăn đa dạng và cân bằng. Để không bị mập và mắc các bệnh tim mạch thì không nên ăn dư thừa năng lượng, quá nhiều một loại thực phẩm, nhất là các thực phẩm giàu chất béo (có năng lượng cao: 9 kcal trong một gam), không ăn quá nhiều chất bột đường (dễ làm tăng đường máu sau ăn và tạo mỡ) gây nên rối loạn chuyển hóa lipid máu, rối loạn chuyển hóa glucose máu là yếu tố nguy cơ của các bệnh tim mạch.

Vì vậy, dù ăn mì, bạn cũng nên ăn đủ nhu cầu, tạo ra bữa ăn đa dạng, cân bằng để không bị tăng cân và phòng ngừa các bệnh tim mạch.

- Các chuyên gia ơi, cho tôi hỏi gói dầu gia vị của mì ăn liền được sản xuất như thế nào? có nên sử dụng nó như bột nêm để nấu đồ ăn không? Thành phần của các loại mì trên thị trường đều như nhau hay khác nhau? (Phan Thị Tuý Hồng, 54 tuổi, Đà Lạt, Lâm Đồng)

- Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh:

Một số người sẽ không dùng hết các gói gia vị thì có thể dùng để nêm, chấm thực phẩm khác.

Thành phần của các loại mì trên thị trường về cơ bản giống nhau nhưng mỗi nhà sản xuất có một đặc trưng riêng. Như với cùng một nguyên liệu nhưng các nhà hàng sẽ chế biến cho hương vị khác nhau.

- Tôi có nghe thông tin mì ăn liền chứa chất gây sỏi thận. Không biết thông tin này có đúng không chuyên gia? (thao le, 73 tam binh thu duc, ho chi minh)

- Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh:

Thông tin này không có cơ sở và chưa được kiểm định.

- Mùi vị của mì tôm rất hấp dẫn tôi có thể ăn hàng ngày, nhưng ăn vào tôi lại thấy cơ thể mình không mạnh khỏe. Vậy thực sự mì tôm có tốt cho sức khỏe? (Vũ Thị Phương, Unit4 - lô N-1 - khu công nghiệp Thăng Long- Đông Anh- Hà nội)

- Phó giáo sư, tiến sĩ Lê Bạch Mai:

Chào bạn,

Trước hết, mì không phải là thực phẩm xấu với sức khỏe mà những cảm nhận không khỏe của bạn thường là do cách ăn chưa hợp lý. Mì là thực phẩm thuộc nhóm lương thực, cung cấp chất bột đường là chủ yếu và một số chất dinh dưỡng khác nữa. Vì vậy, một bữa ăn nếu chỉ có một thực phẩm đơn lẻ là mì ăn liền thì không thể đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể, làm cho bạn có thể cảm thấy trong người không được khỏe (do thiếu các chất dinh dưỡng). Mặt khác, bạn thấy người không khỏe thì cũng nên tìm thêm các nguyên nhân khác nữa.

Bạn nên thay đổi cách ăn mì ăn liền, tạo ra một bữa ăn đa dạng mà trong đó mì ăn liền chỉ là một thực phẩm để cung cấp chất bột đường thì chắc chắn bạn sẽ có một bữa ăn cân bằng hơn, các chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể sẽ đầy đủ hơn. Bạn sẽ cảm thấy khỏe hơn.

- Tôi hay ăn mì ly Acecook nhưng lo ngại những loại mì ly nếu đổ nước nóng có sinh ra chất độc hại không. Nhựa làm từ mì ly là loại nhựa gì, có tái sử dụng được không? Công việc tôi cũng hay đi sớm về muộn, nếu một ngày ăn 2 gói mì thì có nhiều không ạ? (Thanh Hoàng, 22 tuổi, Sóc Trăng)

- Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh:

Có 2 loại ly, một loại là 100% chất dẻo; loại thứ 2 - bên ngoài màng giấy và bên trong chất dẻo. Chất dẻo này đều phải được phép sử dụng trong ngành thực phẩm, được kiểm định và đảm bảo an toàn.

Loại 100% chất dẻo có thể tái sử dụng đựng nước, đựng gia vị nhưng hầu hết thì không nên tái sử dụng vì khó khăn trong việc rửa, dễ bẩn.

- Em rất thích ăn mì tôm, cực kỳ thích, và thường là mỗi ngày em đều ăn 1 gói mì, mỗi lần ăn em sẽ trụng mì trước hoặc ăn sống. Chuyên gia cho em hỏi là nếu ăn như vậy thì có tốt cho sức khỏe không ạ? (Trúc Phương, 25 tuổi, Quận 3)

- Phó giáo sư, tiến sĩ Lê Bạch Mai:

Chào em,

Nhiều người cũng có thói quen trụng mì trước khi ăn như em nhưng điều đó là không nên vì sẽ giảm độ ngon của bát mì. Các sản phẩm mì ăn liền đã được các cơ quan có thẩm quyền cấp phép đều đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, phù hợp với quy định của Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế.

Thêm vào đó, tùy theo hương vị của từng sản phẩm mà nhà sản xuất đã sử dụng các gia vị tẩm ướp phù hợp, cũng như sử dụng chiết xuất từ củ nghệ để tẩm vào sợi mì tạo màu vàng, vị thơm ngon, cung cấp thêm dinh dưỡng cho người sử dụng. Vì thế, trụng mì khi ăn sẽ làm mất đi thành phần dinh dưỡng, hương vị đặc trưng hấp dẫn của mì ăn liền. Nếu không thích thì em có thể bỏ nước lại nhưng em vẫn được thưởng thức một bát mì với hương vị đặc trưng.

- Thưa ông Tổng giám đốc của Acecook, tôi thấy mì ăn liền có màu vàng có phải do phẩm màu không thưa ông? (Tuyết Trinh, 30 tuổi, Hà Nội)

- Ông Kajiwara Junichi:

Chào bạn,

Những sản phẩm mì ăn liền qua chiên của Acecook đều có màu vàng vì hai lý do:

- Bổ sung dung dịch nghệ để tạo màu bắt mắt cho vắt mì.

- Mì được tẩm ướp gia vị để tạo độ ngon cho sản phẩm nên khi qua chiên thì có màu vàng đặc trưng của sản phẩm.

Tùy sản phẩm mà nhiệt độ chiên có khác nhau vì vậy màu của từng sản phẩm cũng khác nhau.

Sử dụng mì ăn liền thế nào an toàn? - Hình 7

Ông Kajiwara Junichi tư vấn dùng mì ăn liền đúng cách đến độc giả. Ảnh: Thành Nguyễn.

- Tôi ăn mì có thấy màu vàng, đây có phải là do mì chiên lại nhiều lần, màu dầu chiên lẫn vào trong mì nên gây ra màu sắc như vậy hay không? (Mỹ Hòa Hương, 26 tuổi, Lâm Đồng)

- Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh:

Màu vàng không phải do chiên đi chiên lại mà là kết quả của quá trình caramen hóa của bột trong quá trình chiên, như khi rán bánh, phồng tôm... Hiện nay, để rút ngắn thời gian chiên và tạo màu đẹp như quá trình chiên bình thường, nhà sản xuất có thể cho thêm chất màu, các chất màu này phải đảm bảo an toàn và hiện nay chất màu thường dùng nhất là bột nghệ (curcumin).

Cho bột nghệ vào ngoài tạo màu còn có thể làm tăng giá trị dinh dưỡng cho sản phẩm.

- Chuyên gia cho hỏi ăn mì sao để không ảnh hưởng đến tiêu hóa vì thật sự món ăn này quá tiện lợi. (Phạm Phương Thảo, 35 tuổi)

- Phó giáo sư, tiến sĩ Lê Bạch Mai:

Chào em,

Quá trình tiêu hóa thức ăn và hấp thu các dinh dưỡng trong cơ thể trải qua một chặng đường dài từ khoang miệng đến thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già với sự tham gia của ống tiêu hóa và các tuyến tiêu hóa.

Thời gian tiêu hóa cho mỗi bữa ăn tùy thuộc vào số lượng và loại thức ăn, thời gian dành cho bữa ăn và thói quen sinh hoạt của mỗi người. Mì ăn liền có thành phần chính là chất bột đường nên quá trình tiêu hóa được bắt đầu từ khoang miệng tương tự như việc tiêu hóa cơm, bún, phở... Vì vậy, mì ăn liền không gây khó tiêu.

Em nên kết hợp nhiều loại thực phẩm để tạo nên bữa ăn đa dạng và cân bằng với mì ăn liền. Em cũng cần có chế độ sinh hoạt hợp lý để sống vui, sống khỏe.

- Tôi thấy trong mì có nhiều chất phụ gia, đọc trên gói mì thì thấy có hơn 20 chất, nhiều chất tôi không hiểu hết có ảnh hưởng đến sức khỏe không, nhưng thấy chất phụ gia thì đều là không tốt rồi. Làm cách nào để mì chiên là mì tốt nếu có chất phụ gia đến như vậy? Sản xuất mì nếu không bỏ chất phụ gia có được không ạ? Tôi nghe nói nhiều nhà sản xuất bỏ nhiều chất phụ gia để kéo dài tuổi thọ của gói mì, giúp mì dai, ngon hơn có đúng vậy không? Nhờ ông Kajiwara Junichi giải thích giúp tôi. Tôi cảm ơn. (Thanh Nga, 28 tuổi, 141/1A Tôn Thất Thuyết, Phường 15, Quận 4, TP HCM)

- Ông Kajiwara Junichi:

Chào bạn,

Cứ cho rằng hễ chất phụ gia không tốt cho sức khỏe là không đúng. Chất phụ gia có nghĩa là gia vị phụ giúp cho chế biến thực phẩm. Hiện nay có 135 chất phụ gia trong danh mục chất phụ gia dùng cho thực phẩm do Bộ Y tế ban hành. Acecook chỉ sử dụng những chất phụ gia trong danh mục Bộ Y tế cho phép.

Vì sao mì ăn liền để được lâu (5-6 tháng) ở nhiệt độ thường mà không bị nấm mốc: vì qua quá trình chiên, mì đã được sấy khô với ẩm độ chỉ từ 1 đến 3% (vi khuẩn sống được nhờ 3 yếu tố: nhiệt độ, không khí, nước. Nếu cắt một trong 3 yếu tố này thì vi khuẩn sẽ không sống được và nước là yếu tố dễ cắt nhất bằng hình thức sấy khô nói trên).

- Dạo này tôi đọc nhiều bài báo nói về ăn mì phải mất 32 ngày để gan thải độc khiến tôi hơi hoang mang. Nhờ Phó giáo sư Lê Bạch Mai giải thích giúp tôi không biết như vậy là đúng hay sai? (Hoang Hieu, 34 tuổi, 330 Bình Lợi, Bình Thạnh)

- Phó giáo sư, tiến sĩ Lê Bạch Mai:

Chào bạn,

Thực phẩm đi vào cơ thể thông qua bữa ăn. Đó là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, quá trình chuyển hóa thức ăn trong cơ thể thành các dinh dưỡng thì cũng sinh ra các chất cặn bã, chất độc hại cần đào thải ra ngoài qua các con đường như mồ hôi, hơi thở, nước tiểu, phân và khử độc tại gan.

Một chế độ dinh dưỡng không hợp lý (không đa dạng, không đảm bảo tính cân bằng giữa các chất dinh dưỡng và trong từng chất dinh dưỡng) thì sẽ sinh ra nhiều chất cặn bã và đòi hỏi các cơ quan khử độc trong cơ thể phải làm việc nhiều hơn. Một số thông tin nói về ăn mì phải mất 32 ngày để gan thải độc là chưa chính xác bởi vì:

- Thứ nhất, nguồn nguyên liệu làm nên vắt mì và thành phần các chất dinh dưỡng của vắt mì hoàn toàn không gây độc. Mì ăn liền cung cấp chất bột đường là chủ yếu, trong nhóm lương thực cùng gạo, bún, phở nên quá trình tiêu hóa và hấp thu tương tự nhau.

- Thứ hai, các thông tin này có thể liên quan đến các chất phụ gia, chất bảo quản ở trong gói mì. Tuy nhiên, nếu một gói mì đã được cấp phép về mặt an toàn thực phẩm thì các chất phụ gia, các chất bảo quản phải là các chất được phép sử dụng với hàm lượng quy định, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.

Như vậy, nếu người dùng lựa chọn gói mì đã được cấp phép của cơ quan quản lý có thẩm quyền thì hoàn toàn yên tâm. Rất mong người tiêu dùng sử dụng mì ăn liền đúng cách để làm tăng giá trị dinh dưỡng của bữa ăn.

Sử dụng mì ăn liền thế nào an toàn? - Hình 8

Phó giáo sư, tiến sĩ Lê Bạch Mai. Ảnh: Thành Nguyễn.

- Thật hư có chuyện mì ăn liền bị dòi nếu để quá hạn sử dụng? Nhờ các chuyên gia giải đáp giúp thắc mắc này. (Lê Hoàng, 30 tuổi, 423 Minh Khai, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội)

- Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh:

Mì ăn liền có độ ẩm rất thấp (1-3%) và được đóng kín. Muốn có dòi thì con ruồi phải có chỗ đẻ và môi trường độ ẩm cao thì trứng mới nở được. Vậy nên không thể có chuyện mì ăn liền có dòi.

- Mì 2 con tôm để lại ấn tượng khó quên trong ký ức của tôi rồi sau này là mì Hảo Hảo, loại đầu tiên chỉ có 1.000 đồng, giờ là 3.500 đồng. Sau bao nhiêu năm mì Hảo Hảo vẫn không thay đổi hương vị, tôi rất thích. Nhưng tôi băn khoăn với giá thị trường hiện nay, gói mì chỉ mấy nghìn đồng như vậy liệu có đảm bảo đủ dinh dưỡng cho người dùng. Làm cách nào để mì có thể đảm bảo năng lượng trong một bữa ăn. Tôi cảm ơn. (Kiều Giang, 40 tuổi, ngõ 63, đường Xuân Thủy, phường Dịch Vọng Hậu)

- Ông Kajiwara Junichi:

Chào bạn,

Cảm ơn bạn đã yêu thích sản phẩm mì Hảo Hảo. Do có nhiều người tiêu dùng như bạn yêu thích Hảo Hảo nên hiện nay sản phẩm này được bán ra với số lượng lớn. Vì sản xuất cũng với số lượng lớn nên nhờ đó chúng tôi mua được nguyên vật liệu số lượng lớn với giá cạnh tranh; cùng sự quản trị sản xuất chặt chẽ và thiết bị dây chuyền hiện đại, tốc độ cao, nên chi phí sản xuất thấp. Do đó, chúng tôi có thể sản xuất sản phẩm ngon với giá thành thấp. Có được điều này là nhờ vào sự yêu thích của người tiêu dùng.

Hôm nay tôi cảm ơn mọi người vì đã có rất nhiều câu hỏi chứng tỏ các bạn rất quan tâm tới mì ăn liền. Bản thân công ty sẽ cung cấp những thông tin chính xác, khách quan để mọi người hiểu rõ và không còn lo lắng và có thể yên tâm khi sử dụng sản phẩm công ty. Chúng tôi rất cảm ơn những câu hỏi bằng tiếng Nhật gửi đến.

Không chỉ là những câu hỏi, nếu có những kỳ vọng gì về sản phẩm mới hoặc ý kiến đóng góp, cứ mạnh dạn gửi về trang web hoặc fanpage của công ty, chúng tôi sẽ nỗ lực để đáp ứng nhu cầu của các bạn.

Xin cảm ơn các bạn rất nhiều!

- Quy trình sản xuất làm sao để ngăn cản các chất độc hại phát sinh, quy trình đó được đáp ứng các tiêu chí nhà nước, quốc tế nào? (Thanh Lam, 38 tuổi, quân 2)

- Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh:

Quy trình này gồm một chuỗi quá trình sản xuất được kiểm soát rất chặt chẽ, đầy đủ. Bao gồm:

1. Kiểm soát nguyên liệu:

- Bột mì và những nguyên liệu khác để sản xuất mì ăn liền.

- Nước dùng cho sản xuất theo tiêu chuẩn nhà nước về an toàn thực phẩm.

2. Trộn bột và các loại nguyên liệu để tạo thành bột nhão trước khi cán: tránh để bụi, thiết bị kém vệ sinh, nước bẩn.

3. Cán và định hình: kiểm soát vệ sinh thiết bị dùng để cán và định hình.

4. Hấp chín: kiểm soát thời gian hấp, nhiệt độ hấp để đảm bảo vắt mì chín, diệt được tất cả vi sinh vật.

5. Chiên: kiểm soát dầu để chiên, nhiệt độ chiên (dưới 165 độ C), thời gian chiên (dưới 2,5 phút), chỉ số axit và peroxyt để thay dầu, bổ sung dầu thường xuyên, tự động. Thay hoàn toàn dầu mới khi chỉ số axit và peroxyt vượt ngưỡng cho phép.

6. Đóng gói: có thể đóng gói chân không hoặc đóng gói thường. Bao bì đóng gói phải được kiểm soát về chất lượng, vệ sinh trong khi đóng gói để tránh quá trình nhiễm chéo, làm bẩn; mức độ đóng kín bao bì.

Toàn bộ chuỗi quá trình sản xuất từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc phải kiểm soát được những tiêu chí trên mới cho ra thành phẩm là vắt mì an toàn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Cô Mai ơi, hiện tại tỷ lệ béo phì ngày càng nhiều, cô cho con hỏi liệu chúng ta có thể sử dụng mì ăn liền mà không bị béo phì không cô? Các thành phần trong mì gói hiện tại có tỷ lệ chất béo nhiều không cô? Làm thế nào để khi con đọc được các chỉ số này trên gói mì ạ, cô có thể hướng dẫn con không cô? Chứ con không biết đọc thành phần ra sao? (Trương Thanh Thư, 34 tuổi, Quận 2, Hồ Chí Minh)

- Phó giáo sư, tiến sĩ Lê Bạch Mai:

Chào bạn,

Hiện nay, tỷ lệ thừa cân béo phì đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng, đặc biệt là khu vực thành phố, các cháu học sinh tiểu học. Béo phì do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có nguyên nhân liên quan đến ăn uống. Sử dụng mì ăn liền đúng cách (phối hợp nhiều loại thực phẩm khác) và hợp lý sẽ không gây thừa cân, béo phì, tim mạch, đái tháo đường. Vì vậy, người tiêu dùng khi chọn mì ăn liền cần chú ý đọc nhãn mác để biết về thành phần dinh dưỡng, năng lượng, lượng muối (natri), hàm lượng trans fat của mỗi gói mì.

Bữa ăn hàng ngày cần đủ đáp ứng đủ nhu cầu, đa dạng và cân đối, đủ lượng rau (400 gam/một người/một ngày), không quá lạm dụng các thực phẩm chế biến sẵn, giảm ăn mặn, uống đủ nước (400 ml nước/10 kg cân nặng), duy trì hoạt động thể lực hợp lý (30-45 phút mỗi ngày) để có sức khỏe tốt trong thời đại công nghệ 4.0.

Phát Đạt

Theo VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Nữ sinh 19 tuổi tử vong sau khi ăn 2 miếng bánh
14:08:05 18/11/2024
Uống nước táo đỏ khô mỗi ngày có tốt?
11:05:16 18/11/2024
Chụp MRI, phát hiện điều không ngờ nhờ uống trà xanh
11:11:44 18/11/2024
Bị chó nhà cắn không đi tiêm phòng dại, người phụ nữ tử vong
07:57:37 19/11/2024
Loại củ là đặc sản mùa đông, 'thần dược' bổ thận, giúp lọc máu, giá rẻ đến không ngờ
09:29:52 19/11/2024
Những hệ lụy khôn lường sức khỏe khi ngồi quá lâu
11:07:15 18/11/2024
Những triệu chứng khi trẻ sơ sinh bị viêm phổi
11:03:26 18/11/2024
Những loại tỏi không nên mua
11:09:16 18/11/2024

Tin đang nóng

Tài xế trần tình vụ bé gái 5 tuổi tử vong khi vừa xuống xe đưa đón
22:03:17 19/11/2024
Lớp học vắng 5 học sinh sau buổi chiều tắm sông định mệnh
17:52:15 19/11/2024
Cưới 15 ngày, vợ nhất quyết không thay quần áo khi ngủ, bắt tắt đèn lúc lại gần: Chồng bí mật tìm hiểu, run lên với điều nhìn thấy
19:38:45 19/11/2024
Băng qua đường khi vừa xuống xe đưa đón, bé 5 tuổi bị xe tải tông tử vong
20:59:09 19/11/2024
Lương Bằng Quang rao bán nhà vì kẹt tiền
19:42:30 19/11/2024
Màn khoá môi của Lê Dương Bảo Lâm và Lê Giang khiến MXH chấn động
22:46:33 19/11/2024
Nghi vấn chồng sát hại vợ rồi tự sát
18:54:26 19/11/2024
"Nối gót" Thanh Bạch, "thợ hát" Duy Mạnh cũng tân trang nhan sắc
19:55:10 19/11/2024

Tin mới nhất

Hà Nội tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

08:02:55 19/11/2024
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội nhận định số mắc sởi đang có xu hướng gia tăng. Bệnh nhân ghi nhận rải rác trên địa bàn, chủ yếu ở người chưa tiêm chủng vắc xin, hoặc chưa được tiêm đầy đủ.

Sức khỏe răng miệng kém có thể dẫn đến các bệnh lý mạn tính

07:59:57 19/11/2024
Bên cạnh đó, thói quen văn hóa, chế độ ăn uống, không kiểm tra nha khoa thường xuyên khiến tình trạng răng miệng nặng hơn khi phát hiện và điều trị.

5 thực phẩm ăn trước khi ngủ giúp giảm cân, say giấc

06:00:25 19/11/2024
Phô mai tươi là một lựa chọn tuyệt vời để tiêu thụ trước khi ngủ do hàm lượng protein cao và hàm lượng carbohydrate thấp. Nó giúp tăng cảm giác no, hỗ trợ phục hồi cơ bắp và thúc đẩy quá trình đốt cháy chất béo.

Cụ ông mất một nửa lượng máu vì sốt xuất huyết

05:38:56 19/11/2024
Phương pháp điều trị tập trung vào việc truyền các chế phẩm máu nhằm duy trì các yếu tố đông máu và ổn định chỉ số huyết sắc tố, đảm bảo cung cấp đủ oxy cho các cơ quan.

Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này

20:01:48 18/11/2024
Đây cũng là một loại thuốc cần tránh uống rượu bởi rượu có thể dẫn đến lượng đường trong máu thấp nguy hiểm. Ngoài ra, còn có nguy cơ mắc các triệu chứng như huyết áp thay đổi đột ngột, nhịp tim nhanh, đau đầu và buồn nôn.

Hà Nội: Số ca mắc sởi có xu hướng gia tăng, số ca sốt xuất huyết vẫn ở mức cao

19:23:08 18/11/2024
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hà Nội nhận định số mắc sởi đang có xu hướng gia tăng. Bệnh nhân ghi nhận rải rác trên địa bàn, chủ yếu ở người chưa tiêm chủng vaccine hoặc chưa được tiêm đầy đủ.

Vấn nạn trẻ hóa bệnh đái tháo đường

13:50:17 17/11/2024
Kiểm soát các yếu tố nguy cơ, như huyết áp cao, rối loạn mỡ máu và béo phì. Đồng thời kiểm tra sức khỏe định kỳ và tuân thủ phác đồ điều trị nếu được chẩn đoán mắc bệnh.

3 mối nguy tiềm ẩn khi ăn tôm

13:46:38 17/11/2024
Tuy nhiên, cholesterol trong tôm có thể ảnh hưởng đến những người bị rối loạn lipid máu, đặc biệt với người mắc bệnh tiểu đường hoặc có nguy cơ suy tim. Do đó, theo Circulation, những nhóm này nên hạn chế thực phẩm có hàm lượng choleste...

Có 1 loại rau giàu canxi hơn sữa, giá rẻ không lo phun hóa chất

07:15:30 17/11/2024
Dân gian thì thường dùng rau càng cua để chữa rắn cắn, nhọt lở, chấn thương sưng đau. Hàm lượng sắt trong rau càng cua giúp bồi bổ khí huyết, phòng thiếu máu thiếu sắt, răn rau càng cua nấu chín giúp bổ máu.

5 dấu hiệu cho thấy cơ thể cần bổ sung chất dinh dưỡng

07:14:17 17/11/2024
Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng thiếu vitamin D3 hoặc canxi. Canxi giúp xây dựng và duy trì xương chắc khỏe, trong khi vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi từ các thực phẩm như sữa, cá mòi và rau lá xanh.

9 loại đậu và cây họ đậu tốt cho sức khỏe

07:10:42 17/11/2024
Đậu và các loại cây họ đậu là quả hoặc hạt của một họ thực vật có tên là Fabaceae. Chúng là nguồn cung cấp chất xơ và protein chay tuyệt vời.

Ăn quá nhiều đồ ăn vặt kém dinh dưỡng, cậu bé 12 tuổi bị mất thị lực vĩnh viễn

15:38:55 16/11/2024
Tuy nhiên, thị lực của cậu bé bắt đầu suy giảm nhanh chóng trong vòng 6 tuần, cậu bé chỉ có thể di chuyển xung quanh nếu bố mẹ giúp cậu vượt qua chướng ngại vật. Sau đó, vào một đêm, cậu bé thức dậy và hét lên rằng mình không nhìn thấy ...

Có thể bạn quan tâm

Nhan sắc bạn gái người mẫu của sao Liverpool Alexander-Arnold

Sao thể thao

22:54:04 19/11/2024
Hơn hai tháng sau khi chia tay nữ diễn viên kiêm người mẫu Iris Law, Trent Alexander-Arnold có bạn gái mới là người mẫu Estelle Behnke.

Mỹ nam cổ trang Việt gây choáng vì "lật mặt" quá đỉnh, thoại đúng 4 chữ mà hút cả triệu view

Phim việt

22:43:19 19/11/2024
Hiện tại, diễn xuất của Bạch Công Khanh trong cả bộ phim nói chung và phân cảnh này nói riêng đang nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả.

Nguồn gốc giấy đăng ký kết hôn có chữ ký của Hoa hậu Thanh Thuỷ

Sao việt

22:38:07 19/11/2024
Theo đó, tờ giấy đăng ký kết hôn này đã được fan mang đến sân bay cho Thanh Thuỷ ký trong ngày tiễn cô lên đường chinh chiến.

Thảm đỏ hot nhất hôm nay: Quang Linh Vlogs tới ủng hộ Thuỳ Tiên, Quế Anh - Tiểu Vy khoe sắc sáng bừng khung hình

Hậu trường phim

22:17:19 19/11/2024
Tối nay ngày 19/11, buổi công chiếu Linh Miêu: Quỷ Nhập Tràng đã chính thức diễn ra, chứng kiến màn đổ bộ của hàng loạt gương mặt hot nhất làng giải trí Việt

Lũ trên 4m nhấn chìm hàng nghìn ngôi nhà tại Philippines

Thế giới

22:09:57 19/11/2024
Nhà chức trách tỉnh Ian, ông Valdepenas xác nhận nước lũ cao hơn 4m tại một số điểm ở địa phương này với nhiều nhà cửa, đèn đường và cây cối chìm trong biển nước mênh mông ở thành phố Tuguegarao thuộc tỉnh Cagayan.

5 lý do nên gội đầu bằng nước lá ổi

Làm đẹp

21:04:17 19/11/2024
Là một kho chứa phong phú các flavonoid bao gồm quercetin và các chất chống oxy hóa như vitamin C được biết đến với tác dụng tích cực đối với sức khỏe của tóc. Flavonoid có trong nước lá ổi sẽ bảo tồn và hồi phục độ bóng cho tóc.

Những thông điệp đắt giá từ 'Đôi bạn học yêu': Bộ phim chữa lành nhất tháng 11

Phim châu á

20:57:47 19/11/2024
Đôi bạn học yêu được mệnh danh là một liều thuốc chữa lành cho khán giả tại rạp chiếu tháng 11 bởi câu chuyện tình yêu, tình bạn, tuổi trẻ đầy những hoài niệm và thông điệp ý nghĩa.

Bị đuổi việc vì ngủ gật trong giờ làm, một giám đốc khởi kiện công ty: Tòa án ra phán quyết bất ngờ, tiền bồi thường lên đến 1 tỷ

Netizen

20:55:12 19/11/2024
Sau quyết định bị sa thải đầy chóng vánh, người đàn ông Trung Quốc quyết định khởi kiện công ty mà mình đã cống hiến suốt 20 năm.

Chuyển Công an điều tra dấu hiệu trốn thuế tại một tập đoàn năng lượng mặt trời

Pháp luật

20:54:48 19/11/2024
Ngày 19/11, ông Bùi Văn Chuẩn, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị vừa chuyển thông tin Công ty CP Ea Súp 3 sang Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Lắk để điều tra làm rõ dấu hiệu trốn thuế.

Thanh Hằng mặc váy nặng 20kg, Khả Ngân diện đồ đen huyền bí ở sự kiện

Phong cách sao

20:41:08 19/11/2024
Siêu mẫu Thanh Hằng diện đầm nặng 20kg, diễn viên Khả Ngân, Hồng Diễm, Lương Thanh cùng mặc đồ đen... trong show thời trang tối 17/11.

Loạt bằng chứng cho thấy em út BTS chính là "bạn trai độc hại" bị Rosé đề cập trong album mới?

Nhạc quốc tế

20:36:03 19/11/2024
Dù phải đến 6/12 album đầu tay Rosie của giọng ca chính BLACKPINK mới chính thức trình làng , nhưng những ngày gần đây các bài hát trong album đã ngập tràn các nền tảng.