Có nên phân công giáo viên Tiểu học dạy theo môn như các cấp học phổ thông khác?
Chúng tôi cho rằng việc phân công giáo viên dạy 1 hoặc có thể 2 môn ở tiểu học sẽ phát huy được hiệu quả và tránh được những bất cập hiện nay.
Chỉ còn mấy tháng nữa thôi là Chương trình giáo dục phổ thông mới được áp dụng dạy đại trà ở lớp 1 và sẽ thực hiện cuốn chiếu đối với các lớp ở các cấp học còn lại.
Chương trình mới có nhiều thay đổi về số môn, nội dung, phương pháp dạy học, cách tiếp cận nhằm phát huy năng lực cho học sinh, tránh áp đặt và truyền thụ kiến thức một chiều như lâu nay.
Tuy nhiên, nếu ngành giáo dục vẫn áp dụng theo cách phân công giáo viên tiểu học giảng dạy như hiện nay thì có lẽ sẽ tiếp tục gặp nhiều hạn chế.
Bởi, sẽ có những môn học, hoạt động giáo dục ít được dạy, có những lớp mà gặp phải giáo viên yếu chuyên môn sẽ kéo theo hàng mấy chục học trò lơ mơ kiến thức về sau.
Phân công giáo viên dạy theo môn sẽ có nhiều lợi thế (Ảnh minh họa: Báo Giáo dục và Thời đại).
Theo mô hình đào tạo sư phạm của nước ta lâu nay thì giáo viên tiểu học được đào tạo nhiều chuyên ngành khác nhau, giáo viên trung học cơ sở được đào tạo 2 chuyên ngành và giáo viên trung học phổ thông, đại học được đào tạo 1 chuyên ngành chính.
Đến khi ra trường, giáo viên từ cấp trung học cơ sở trở lên chỉ dạy từ 1-2 môn học học. Nhưng, giáo viên tiểu học chỉ trừ có môn Âm nhạc, Mĩ Thuật, tiếng Anh và Thể dục là không dạy còn lại sẽ “ôm hết”.
Chính vì họ dạy cùng lúc các môn: Toán, Tiếng Việt, Khoa học và Xã hội, Đạo đức, Kỹ thuật, Thủ công, Lịch sử và Địa lý, ngoài giờ…nên giáo viên chủ nhiệm ở tiểu học (nhất là lớp 1) thường rất cực vì họ phải soạn rất nhiều giáo án trong tuần.
Tuy nhiên, có một thực tế mà giáo viên, phụ huynh nào cũng biết là giáo viên chủ nhiệm lớp ở tiểu học chủ yếu chỉ dạy môn Toán và môn Tiếng Việt, các môn còn lại cũng tuần dạy, tuần không.
Cho dù trên danh nghĩa thì đó vẫn là các môn học riêng biệt và được nhà trường bố trí số tiết học cụ thể trong mỗi tuần. Giáo viên vẫn phải soạn giáo án và vẫn thể hiện trong kế hoạch dạy học, lịch báo giảng.
Giáo viên tiểu học chỉ dạy 1-2 môn như các cấp học khác có được không?
Thực tế cho thấy, giáo viên từ cấp trung học cơ sở trở lên chỉ dạy 1-2 môn học sẽ tốt hơn rất nhiều so với dạy nhiều môn.
Bởi, khi họ dạy ít môn thì giáo viên chỉ phải đầu tư giáo án 1-2 môn học sẽ sâu hơn.
Video đang HOT
Hàng tuần, họ dạy nhiều lớp và đương nhiên khi dạy nhiều lớp cũng bài đó, cũng khối học đó thì những tiết học sau sẽ tốt hơn rất nhiều vì cùng thời điểm nên họ rút được kinh nghiệm qua từng tiết dạy.
Và, tất nhiên là không có môn học nào bị bỏ tiết vì giáo viên được phân công dạy môn nào thì bắt buộc giờ học đó họ phải dạy môn học của mình, không thể lấy môn của tiết này lấp cho môn của tiết học khác được. Vì vậy, học sinh sẽ được học đều các môn học về kiến thức phổ thông.
Nhưng, giáo viên tiểu học thì không có lợi thế này. Giáo viên chủ nhiệm dạy lớp nào là đảm nhận luôn 5-6 môn học/ tuần.
Áp lực số môn học rất nhiều, trong khi như những thầy cô dạy lớp 1 thì học sinh mới vào chưa biết chữ, phải cầm tay nắn nót từng nét chữ đầu tiên.
Lớp học ít cũng trên 30 em nên họ chỉ có thể tập trung cho một số môn học chính- đó là một sự thật.
Mỗi bài học chỉ dạy có một lần rồi mãi sang năm mới dạy lại nên cũng rất khó rút kinh nghiệm hay chỉnh sửa, bổ sung những hoạt động cần thiết cho mỗi tiết dạy.
Hơn nữa, điều mà ai cũng biết đó là tình trạng đội ngũ giáo viên của chúng ta hiện nay không đồng đều về chất lượng và sự quan tâm, nhiệt tình đến với học sinh cũng có sự chênh lệch.
Vì thế, năm nào ở các nhà trường cũng xảy ra tình trạng phụ huynh xin cho con vào lớp có thầy cô giáo chủ nhiệm giỏi và càng trường lớn, trường điểm thì tình trạng này xảy ra càng nhiều.
Thực tế cho thấy nhiều phụ huynh rất rất ái ngại khi con mình phải học với những thầy cô mà theo kinh nghiệm của các phụ huynh khóa trước truyền lại là giáo viên đó dạy học sinh không hiểu bài.
Và, ai cũng biết nếu con mình được học với thầy cô giáo giỏi, nhất là khi mới vào lớp 1 thì sẽ có nền tảng vững chắc cho các lớp học sau, cấp học sau.
Nhưng, nếu học với những thầy cô giáo yếu chuyên môn thì sẽ ảnh hưởng đến việc học tập cả đời của con mình.
Bởi vì khi học sinh không có nền tảng kiến thức cơ bản từ lớp dưới thì khi lên lớp cao hơn rất khó khăn để lấy lại kiến thức căn bản, thậm chí là không thể.
Cái lợi của việc giáo viên đảm nhận riêng từng môn học
Thực tế, giáo viên các môn ở cấp tiểu học như Âm nhạc, Mĩ thuật, Tiếng Anh, Thể dục thì họ đang phát huy được thế mạnh của mình khi chỉ đảm nhận 1 môn học riêng biệt. Tiến tới đây, khi chương trình giáo dục mới thực hiện thì thêm môn Tin học cũng là một môn học có giáo viên riêng.
Vậy tại sao các môn còn lại thì chúng ta không thể làm được điều này.
Có phải là cái nếp quen hàng mấy chục năm qua như vậy nên bây giờ vẫn phải phân công giảng dạy như thế?
Chúng tôi cho rằng việc phân công giáo viên dạy 1 hoặc có thể 2 môn ở tiểu học sẽ phát huy được hiệu quả và tránh được những bất cập hiện nay.
Thứ nhất: vẫn là đội ngũ giáo viên như lâu nay, nhà trường sẽ lựa chọn những thầy cô nào vững nhất về chuyên môn về môn Tiếng Việt và Toán thì đảm nhận dạy 2 môn học này- vì thực tế đây là 2 môn cơ bản nhất ở tiểu học.
Những thầy cô nào yếu hơn một chút, kém nhiệt tình hơn một chút thì dạy các môn Đạo đức, Kĩ thuật, Thủ công, Hoạt động trải nghiệm, Tự nhiên và Xã hội, Lịch sử và Địa lý. Các môn khác còn lại hiện đã có giáo viên riêng rồi. Làm được như thế này thì giáo viên sẽ có đầu tư hơn và phải chịu trách nhiệm cao hơn về môn học mình được phân công.
Thứ hai: khi mỗi giáo viên giảng dạy 1 môn học sẽ tạo cho học sinh sự thích thú khi hàng ngày được học với nhiều thầy, cô giáo khác nhau.
Môn này đỡ môn kia và qua từng khối luân phiên giáo viên với nhau thì học sinh sẽ không bị lệ thuộc và ảnh hưởng qúa nhiều vào kiến thức và cách truyền đạt của 1 giáo viên.
Bởi, dạy như lâu nay mà học sinh gặp phải thầy cô giáo chủ nhiệm yếu là kéo theo rất nhiều hệ lụy về sau.
Thứ ba: khi giáo viên phân công dạy theo môn thì nếu như có người nghỉ sinh, ốm đau thì nhà trường cũng dễ phân công, bố trí giáo viên khác đảm nhận thay.
Nếu phải trả thêm tiền thừa giờ cũng không đáng kể. Bởi, như hiện nay các trường được phân công đủ giáo viên chủ nhiệm.
Thành thử nếu giáo viên có việc, ốm đau bất chợt thì gần như học sinh lớp học đó phải nghỉ theo…
Khi giáo viên nghỉ sinh thì phải tuyển mới hoặc hợp đồng với giáo viên bên ngoài.
Vì thế, có những trường năm nay tuyển thêm giáo viên để đủ người dạy nhưng sang năm thì giáo viên nghỉ sinh vào dạy lại, dẫn đến tình trạng dư giáo viên.
Vì vậy, chúng tôi tin rằng nếu được phân công dạy theo môn ở tiểu học thì đa phần học sinh sẽ được hưởng lợi và cũng giảm đi những thiệt thòi (nếu có) hơn so với hiện nay.
Giáo viên vào buôn giao bài tập cho học sinh
Gần tháng nay, các giáo viên trường Tiểu học Bùi Thị Xuân cứ một tuần lại vào ba buôn đặc biệt khó khăn để giao, thu bài tập cho học sinh.
19h ngày 21/4, cô Vũ Thị Nhung, giáo viên trường tiểu học Bùi Thị Xuân, xã Ea Mdoh, huyện Cư M'gar, cùng chồng trở về nhà sau khi giao bài tập môn Toán và Tiếng Việt cho 9 học sinh ở buôn Cuôr, Ea Mdroh và thôn Hòa Hợp.
Đối với những cháu theo bố mẹ lên nương rẫy, chưa gặp được, cô cố gắng ngày hôm sau sẽ thức dậy sớm hơn, vào buôn "bắt" học sinh nhận bài mới và thu bài tập đã giao trước đó. "Công việc tuy vất vả nhưng vì thương những các em vùng sâu, không có điều kiện học trực tuyến trong thời gian nghỉ chống dịch", cô nói.
Cô Nhung (áo đỏ) giao và hướng dẫn học sinh ở buôn Cuôr làm bài tập. Ảnh: Ngọc Oanh.
Vào đầu tháng 4, cứ ba ngày đầu tuần, buổi sáng từ 7 đến 9h cô Nhung tranh thủ thời gian photo tài liệu, soạn sẵn bài tập mang lên buôn cho học sinh. Buổi chiều từ 16 đến 19h, đêm hôm nguy hiểm, cô nhờ chồng là thầy giáo Mai Văn Chuyền, trường THCS Ngô Mây, xã Ea Mdoh, đi cùng. Ngày chủ nhật cô lại vào thu bài.
Lớp một cô Nhung dạy có 28 học sinh, trong đó 25 em là người dân tộc. Học sinh ở buôn chưa có điều kiện học trực tuyến như các bạn ở thành phố, ngày nghỉ các em còn phải theo bố mẹ lên nương rẫy, đi chăn bò thuê, đời sống vất vả. Nhiều phụ huynh vẫn không chú trọng việc học hành.
Lo sợ học trò quên mất con chữ, nữ giáo viên 32 tuổi phải vào tận nhà cách trường hơn 3 km, để giao bài tập, hướng dẫn các em và nhờ phụ huynh kèm cặp trong thời gian này. "Tôi sẽ cố gắng duy trì việc này đến khi trường mở cửa trở lại", cô Nhung nói.
Trường tiểu học Bùi Thị Xuân có hơn 842 học sinh, trong đó gần 94% là người đồng bào thiểu số, cuộc sống rất khó khăn nên tất cả giáo viên trong trường đều tham gia bổ trợ kiến thức cho các em bằng nhiều hình thức khác nhau.
Cô Nhung kèm một học sinh tại nhà. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Tương tự như nữ giáo viên Vũ Thị Nhung, thầy Nguyễn Văn Tuấn, Hiệu trưởng trường Tiểu học Trần Quốc Toản, huyện Cư M'gar cũng tranh thủ đến nhà một số học sinh để kiểm tra, nắm tình hình tự học của các em.
Trong thời gian nghỉ dịch, thầy Tuấn phân công giáo viên của trường đến tận nhà giao bài cho học sinh. Để theo dõi việc triển khai, thầy luôn theo dõi số lượng đề bài phát ra, thu về mỗi tuần để có đánh giá chung về các học sinh.
Ông Phạm Đăng Khoa, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Đăk Lăk cho biết, tỉnh có khoảng 400.000 học sinh, số học sinh người đồng bào thiểu số chiếm 30%. Bậc tiểu học số lượng học sinh tham gia học trực tuyến chỉ đạt 15-20% .
Vì vậy, việc triển khai học trực tuyến và học trên truyền hình đối với học sinh ở vùng xa rất khó để tiếp cận. Thời gian qua, các giáo viên tiểu học ở hai huyện Buôn Đôn và Cư M'gai đã rất vất vả, đi đến buôn làng xa xôi, hẻo lánh để hướng dẫn trực tiếp cho các em.
Việc giáo viên tới nhà giao bài, hướng dẫn cho các học sinh vùng sâu là hình thức phù hợp, sáng tạo thể hiện tinh thần trách nhiệm của quý thầy cô. "Sở rất hoan nghênh cách dạy này để giúp học sinh không quên kiến thức", ông Khoa nói.
Trần Hóa
Đánh giá và xếp loại HS tiểu học: Cần thống nhất khi thực hiện Góp ý cho dự thảo thông tư quy định đánh giá và xếp loại HS tiểu học, nhiều giáo viên, nhà quản lý cho rằng, việc ban hành thông tư trong thời gian tới sẽ phù hợp, đồng bộ, thống nhất với việc thực hiện Chương trình GD phổ thông 2018 vào năm học tới. Học sinh tiểu học tại TP.HCM tham gia...