Có nên miễn học phí cho sinh viên sư phạm nữa không?
Phó giáo sư Trần Xuân Nhĩ cho rằng, hiện nay ở nhiều nơi cha mẹ nuôi con đi học đại học rất khó khăn do đó Nhà nước nên đặt hàng cơ sở đào tạo, tránh lãng phí.
Theo số liệu thống kê, Việt Nam đầu tư 20% ngân sách nhà nước cho giáo dục. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia đánh giá việc phân bổ ngân sách còn bất hợp lý, dẫn tới hiệu quả thấp.
Cụ thể, ngân sách được phân bổ cho các cơ sở đào tạo đại học tăng hằng năm 5%-10% tùy khả năng bố trí của ngân sách, phân bổ bình quân giữa các ngành đào tạo.
Nhiều ý kiến cho rằng, cách phân bổ này không tạo động lực cho các trường trong việc đầu tư nâng cao chất lượng.
Được biết, tại hội thảo hoàn thiện chính sách, pháp luật về giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay diễn ra vào ngày 18/10 vừa qua, Phó giáo sư Nguyễn Trường Giang, Phó Vụ trưởng Vụ Hành chính sự nghiệp, Bộ Tài chính thông tin rằng:
Hiện ngân sách đang phân bổ trên số lượng sinh viên mà không quan tâm đến chất lượng đầu ra của các cơ sở đào tạo đại học.
Theo số liệu thống kê, Việt Nam đầu tư 20% ngân sách nhà nước cho giáo dục. (Ảnh minh họa: Vietnam )
Thực tế như Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, ngân sách nhà nước phân bổ cho trường lên gần 50% và hầu như toàn bộ sinh viên sư phạm trên cả nước đều được miễn học phí.
Video đang HOT
Thế nhưng sinh viên sư phạm ra trường thất nghiệp, làm trái ngành rất nhiều, chỉ một phần nhỏ làm công tác giảng dạy.
Trong khi đó có rất nhiều ngành nghề xã hội đang cần thì lại chỉ được phân bổ ngân sách ở mức 12%-15%.
Từ đó, ông Giang đề nghị nên đổi mới mô hình phân bổ ngân sách, nâng mức học phí để bù đắp chi phí đào tạo. Cùng với đó là cân nhắc điều chỉnh chính sách miễn, giảm học phí đối với sinh viên sư phạm phù hợp với yêu cầu phát triển.
Khi nhu cầu giáo viên cơ bản được đáp ứng và chỉ một số ít sinh viên sư phạm được làm đúng nghề thì việc miễn, giảm học phí với sinh viên sư phạm không còn phù hợp. [1]
Về vấn đề có nên miễn học phí cho sinh viên sư phạm làm trái ngành hay không, trao đổi với Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, Phó giáo sư Trần Xuân Nhĩ – nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay, hiện nay có hai luồng ý kiến.
Luồng ý kiến thứ nhất cho rằng, Nhà nước xác định số lượng sinh viên sư phạm cần thiết và đặt hàng cho các cơ sở đào tạo.
Sinh viên được đặt hàng đào tạo không phải trả học phí và có trách nhiệm cam kết và thực hiện theo sự phân công của Nhà nước. Nếu không chấp hành đúng thì sẽ phải trả Nhà nước tiền đã được đầu tư.
Luồng ý kiến thứ hai thì cho rằng, sinh viên học sư phạm phải nộp học phí, khi ra trường, sinh viên nào công tác trong ngành sư phạm một thời gian nhất định sẽ được Nhà nước hoàn trả học phí.
Là người đồng tình với luồng ý kiến thứ nhất, Phó giáo sư Trần Xuân Nhĩ cho rằng, hiện nay ở nhiều nơi cha mẹ nuôi con đi học đại học rất khó khăn do đó Nhà nước nên đặt hàng cơ sở đào tạo, tránh lãng phí thời gian, tiền bạc của người học.
Từ đây, ông Nhĩ khuyến cáo, trong thời gian tới, khi quy hoạch lại mạng lưới các trường sư phạm thì cần phải nêu rõ chiến lược phát triển giáo dục phổ thông, kết cấu hệ thống, quy mô ra sao để từ đó định hướng tới số lượng học sinh, số lớp học, tính toán số giáo viên…
Trong khi đó, Tiến sĩ Lê Viết Khuyến – nguyên Vụ phó Vụ Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) thì cho rằng:
“Thời gian tới cần đổi mới triệt để chính sách miễn học phí. Chúng ta chỉ nên phổ cập đại trà học phí đối với các đối tượng chính sách chứ cứ ưu tiên học phí đối với cả những gia đình có thu nhập trung bình trở lên thì không ổn”.
Nhìn nhận từ thực tế, sinh viên sư phạm được miễn học phí, ra trường không có việc làm, ông Khuyến nhấn mạnh: “Miễn học phí đối với một ngành học là vô lý, là tư duy mang tính cục bộ ngày xưa.
Còn muốn thu hút nhân tài thì cần đến chính sách sử dụng chứ không phải thu hút bằng chính sách đi học”.
Theo Tinnhac
Bí mật về cô gái khiến Lệ Rơi cả đời phải nhớ nhung
Chàng trai vườn ổi từng có mối tình 9 năm "khắc cốt ghi tâm" với cô gái này.
Người ta biết rõ Lệ Rơi nổi tiếng năm nào, nổi vì điều gì, những bước thăng trầm khi dấn thân showbiz, những lần "lột xác" qua một vài bộ ảnh tung ra "bất thình lình"... nhưng ấn tượng về chuyện tình cảm của anh lại rất mờ nhạt.
Thi thoảng, anh được nhắc đến trong tin đồn yêu hot girl này, cặp người đẹp kia khiến người ta tò mò, cuối cùng đó lại chỉ là một cái tin giải trí. Anh từng nói: "28 mùa khoai ngứa, chưa cứa cổ tay ai", khiến người nghe được một tràng cười. Nhưng thì ra, đó chỉ là lời nói dối.
Lệ Rơi từng yêu sâu đậm một cô gái suốt 9 năm, là tình yêu "gà bông" thời học trò nhưng không kém phần lãng mạn và khắc khoải. Hôm nay, chàng trai vườn ổi, lần đầu tiên muốn kể về chuyện tình ấy.
"Trời vào thu, em bên tôi một trời thu kỷ niệm/Nay xa rồi còn lại cây lá vàng rơi/ Em còn nhớ mùa thu này năm ấy/ Mối tình đầu ngây dại lắm em tôi".
Tôi gặp em vào một chiều thu, cũng là ngày nhận giấy đỗ lên cấp ba. Hai đứa nên duyên, tình cảm yêu đương, trong sáng mà cũng lãng mạn. Chúng tôi bảo nhau học tập, vẽ lên tương lai màu hồng cho nhau, mỗi sáng chiều đưa đón nhau đi học. Hồi đó không như giờ, tình yêu là những bức thư tay viết vội, ý tứ, ngượng ngùng. Áo trắng em, nụ cười em làm tôi mê mẩn, đến mức làm đến 300 bài thơ, chỉ nói về em. Ba năm cấp ba trôi qua nhanh, chúng tôi lại bước vào những ngày cuối cùng trên ghế nhà trường. Mỗi đứa một dự định riêng, em nói với tôi em thích theo nghề giáo, trở thành một cô giáo vùng cao, mang chữ đến muôn bản làng, còn tôi lúc ấy thích y dược lắm. Hai đứa quyết tâm đỗ vào đại học, vì không muốn xa nhau nên đều thi vào trường trên Thái Nguyên.
Thời khắc em nhận giấy báo nhập học ngành Sư phạm (Thái Nguyên) là lúc tôi hạnh phúc nhất, cũng là lúc tuyệt vọng nhất vì tôi thiếu 0,5 điểm dược Thái Nguyên. Em động viên tôi lắm, tôi đành nộp hồ sơ vào ngành Tài chính ngân hàng để lấy động lực năm sau thi lại ngành dược. Nhưng một lần nữa, vận may không đến, tôi vẫn thiếu 0,5 điểm để vào trường. Cuối cùng tôi từ bỏ, vẫn theo học ngành Tài chính ngân hàng vì nghe nói nó đang hot lắm. Xa nhau như thế nhưng 4 năm đại học vẫn là khoảng đời tươi đẹp nhất của chúng tôi. Mỗi đứa một chiếc điện thoại đen trắng, tối nào cũng nhắn tin giục nhau học tập rồi chúc ngủ ngon.
Ngay năm đầu tiên, tôi đã kiếm việc làm thêm để có tiền lên thăm em. Tôi và một người anh nữa xin làm chân nhặt bóng tennis vào thứ 7, chủ nhật, mỗi tháng được từ 1,5 đến 2 triệu đồng. Hồi ấy, số tiền đó là lớn lắm, bằng cả tiền tiếp tế hàng tháng của bố mẹ rồi. Tháng nào, tôi cũng bắt xe lên với em một, hai lần. Kỷ niệm tôi nhớ nhất là nắm tay em đi hồ tình yêu và nguyện ước, có lần, tôi ở hồ đợi em suốt một buổi chiều, chờ em tan học chỉ để nhìn một cái rồi lại lặn lội về. 4 năm kết thúc, hai đứa bước vào làm luận án, tôi không có thời gian lên thăm em. Và từ đó, em nghĩ, tôi không còn thương em nhiều nữa, hai đứa dần xa nhau. "Em còn nhớ mùi hương hoa sữa/Những buổi chiều mình đón đưa nhau/ Những buổi chiều chung bước dưới mưa/ Kỷ niệm xưa đâu rồi?".
Ngày ra trường, chúng tôi hẹn nhau có công ăn việc làm thì về chung một nhà. Hai bên gia đình đều biết và đều ủng hộ. Đâu ai ngờ, khi em đã ổn định việc làm, tôi vẫn lênh đênh. Em thì hoàn thành ước mơ thành cô giáo trẻ, còn tôi vẫn là nhân viên của mấy công ty nhỏ. Tôi tự ti về bản thân, sợ không thể gánh vác nổi gia đình. Nhiều lúc, tôi không dám đối diện em. Hai đứa đã xa càng xa thêm và một ngày em nói dừng lại. Ngày mình xa nhau, mưa gió tầm tã, hai đứa ôm nhau khóc nhưng tình yêu thì không nối lại được nữa rồi. Một đêm khác, tôi đày mình dưới cơn mưa lạnh giá, em xót xa, tôi cũng xót xa. 4 năm chia tay, hai đứa luôn nhớ về nhau và theo dõi nhau. Em không yêu ai, tôi cũng vậy, luôn khép mình tự kỷ. Em gái của em nhắn cho tôi: "Sao anh chị không tìm người mới đi? Anh thương chị em thì hãy tìm người mới để chị ấy cũng lấy chồng".
Tôi càng buồn hơn, tìm mọi thú vui để quên đi cảm xúc ấy: chơi cây cảnh, gà chọi... Một lần lang thang trên mạng, tôi thấy người ta hát hò giải tỏa tâm sự và ưu phiền. Rồi tôi cũng hát, cũng quay clip, vì đó mà trở thành Lệ Rơi đầy sóng gió, thị phi như bây giờ. Giờ thì đã 2 năm rồi, kể từ ngày em lên xe hoa. Em không nói, không mời tôi, tôi nghĩ em sợ tôi đau lòng. Em không biết, nhìn ảnh em mặc váy cưới, tôi rất vui vì đã có người chăm sóc cho em. "Cái rét đầu mùa lạnh lắm em ơi/ Đêm cô đơn mình anh ôm gối chiếc/ Mùa đông này lạnh giá cả con tim/ Em lặng im để rồi tình ta chết". Yêu nhau suốt 9 năm mà chia tay vì lý do chẳng đáng gọi là lý do, rất xót xa. Đó giờ, tôi chưa từng nghiêm túc nghĩ đến ai vì sợ những thị phi quanh tôi sẽ đem đến tổn thương cho họ. Tôi quan niệm, tình yêu thật sự là khiến người cạnh mình có cảm giác an toàn, hạnh phúc, mà bản thân tôi thì chưa tốt lắm. Tôi chỉ mong, tương lai có một người có thể gạt qua mọi tai tiếng quanh tôi, yêu tôi thật dạ.
Theo Danviet
'Giáo dục xuống cấp như thế sao lại kêu gọi bình tĩnh?' PGS Văn Như Cương nhận định điểm chuẩn ngành sư phạm báo hiệu cuộc cải cách giáo dục toàn diện sẽ thất bại. Bộ GD&ĐT cần có biện pháp khắc phục kịp thời thay vì kêu gọi bình tĩnh. Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết năm học 2016-2017 với giáo dục đại học diễn ra sáng 11/8, Bộ trưởng GD&ĐT...