Có nên miễn học phí cho sinh viên sư phạm?

Theo dõi VGT trên

Chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm đang bộc lộ những bất cập cần được điều chỉnh để nâng cao chất lượng, thu hút sinh viên giỏi vào ngành.

“Nhất Y, nhì Dược, tạm được Bách khoa, Sư phạm bỏ qua”, đó là những câu ví von mà người ta mô tả về ngành Sư phạm cách đây gần 20 năm.

Để ngành học này thoát cảnh “chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm”, chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm đã ra đời. Thế nhưng, hiện chính sách này đang bộc lộ những bất cập cần được điều chỉnh để vừa nâng cao chất lượng, thu hút sinh viên giỏi vào ngành, vừa cân đối chỉ tiêu đào tạo khớp với nhu cầu thực tế…

Có nên miễn học phí cho sinh viên sư phạm? - Hình 1

Thi sinh xêp hang chơ nôp hô sơ xet tuyên vao ĐH Sư phạm TP HCM mua tuyên sinh 2015 . Ảnh: Tuổi Trẻ.

Hiện tại, ngoài một số trường đa ngành có đào tạo sư phạm, cả nước có 13 trường ĐH sư phạm, 1 trường ĐH giáo dục và 33 trường CĐ sư phạm.

Theo GS Phạm Minh Hạc – Chủ tịch Hội Cựu giáo chức Việt Nam, nguyên Bộ trưởng GD&ĐT, năm học 1995 – 1996, cả nước thiếu gần 120.000 giáo viên phổ thông. Trong khi đó, hầu như không thí sinh nào muốn thi vào ngành này.

Có nên miễn học phí cho sinh viên sư phạm? - Hình 2

Loạt bài “Báo động đỏ từ những “cỗ máy cái” giáo dục” đăng trên Tuổi Trẻ ngày 30-9 và 2-10 năm 1993 của tác giả Bùi Thanh và Hà Thạch Hãn đoạt giải báo chí TP.HCM năm 1993 đã nêu rõ hiện trạng của ngành giáo dục thời điểm này.

Từ thiếu…

GS Phạm Minh Hạc cho biết chính sách miễn học phí cho sinh viên ngành sư phạm được chính thức áp dụng từ năm 1997 nhằm thực hiện tinh thần nghị quyết trung ương 2 khóa VIII về định hướng chiến lược phát triển giáo dục – đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000 mà ông là người được giao nhiệm vụ biên thảo.

Nghị quyết trung ương 2 khóa VIII đã đưa ra chủ trương không thu học phí và thực hiện chế độ học bổng ưu đãi đối với học sinh, sinh viên ngành sư phạm. Chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm, hút người giỏi vào học ngành này xuất phát từ tình trạng đội ngũ giáo viên mà trung ương nhận định là “vừa thiếu vừa yếu”. Theo đó, năm học 1995-1996 cả nước còn thiếu gần 120.000 giáo viên phổ thông.

“Người ta nhìn thấy việc tuyển người vào ngành còn nhiều bất cập, thấy không công bằng, không minh bạch, có tiêu cực thì làm sao dám tha thiết với nghề?”

Video đang HOT

GS Phạm Minh Hạc.

GS Hạc cho biết, chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm thật sự đã tạo ra bước ngoặt trong việc thu hút sinh viên giỏi, tăng số lượng và chất lượng người học sư phạm trong 7-8 năm liền sau đó.

GS Đinh Quang Báo – nguyên Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Hà Nội – nhớ lại thời điểm trước khi có chính sách miễn học phí, giáo viên thiếu, nhiều địa phương – nhất là các tỉnh phía Nam – lại có tình trạng giáo viên bỏ việc càng làm cho lực lượng giáo viên mỏng hơn.

Đến thừa…

Tuy nhiên, từ thời điểm áp dụng chính sách miễn học phí, ngành sư phạm trở nên hấp dẫn hơn, thu hút được nhiều sinh viên giỏi.

“Chúng tôi gọi đó là thế hệ “ba con chín”. Từ năm 1997-2006, điểm chuẩn vào trường tăng cao và duy trì ổn định. Năm 1997, điểm chuẩn ngành sư phạm văn là 25, ngành sư phạm toán lên đến 27 điểm, cao vọt so với chính trường sư phạm các năm trước và so với các trường ĐH khác. Có phụ huynh có con đạt 25 điểm mà không đỗ đã lên gặp ban giám hiệu nói Nhà nước bảo phải thu hút sinh viên giỏi vào ngành sư phạm, con tôi 25 điểm là giỏi rồi, sao không được vào trường?” – GS Báo nhớ lại.

Có nên miễn học phí cho sinh viên sư phạm? - Hình 3

Thí sinh xếp hàng chờ đến lượt nộp hồ sơ xét tuyển nguyện vọng 1 tại ĐH Sư pham TP HCM trưa 3/8. Ảnh: Tuổi Trẻ.

Tuy nhiên, ông Báo thừa nhận thời hoàng kim đó không kéo dài được lâu. ĐH Sư phạm Hà Nội vẫn được xếp “đầu bảng” về điểm chuẩn một thời, đến năm 2009-2010, điểm chuẩn ngành cao nhất là sư phạm toán cũng chỉ 21-22 điểm, sư phạm tin học và sư phạm sinh học chỉ 16-16,5 điểm…

“Bây giờ đã khác trước rất nhiều. Nếu cơ hội việc làm tốt thì không miễn học phí, thí sinh vẫn lao vào học” – GS Đinh Quang Bảo.

Bắt nguồn bởi chủ trương tăng chỉ tiêu đào tạo của các trường sư phạm, từ chỗ thiếu cả trăm nghìn giáo viên phổ thông, đến nay lại xảy ra tình trạng dư thừa giáo viên khá trầm trọng – dù Bộ GD-ĐT chưa từng tiết lộ số lượng dư thừa cụ thể.

Theo ông Nguyễn Hải Thập – Phó cục trưởng Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục – Bộ GD&ĐT, tình trạng dư thừa giáo viên, nguồn cung sinh viên tốt nghiệp ngành sư phạm cao hơn so với nhu cầu thực tế bắt đầu diễn ra vào những năm 2008-2009 và đặc biệt bộc lộ mạnh mẽ từ năm 2010.

Giáo viên dư thừa nhiều nhất ở cấp THPT, ở các tỉnh khó khăn có tình trạng di cư mạnh. Trước tình trạng này, Bộ GD&ĐT đã thừa nhận có tình trạng “dư thừa nguồn cung giáo viên”. Vì vậy, trong xác định chỉ tiêu ngành sư phạm những năm gần đây, Bộ GD-ĐT thường xuyên nhấn mạnh thông điệp cắt giảm chỉ tiêu ngành này.

Theo số liệu thống kê của Bộ GD&ĐT, năm 2012, cả nước có 20.000 chỉ tiêu tuyển mới ĐH sư phạm (đào tạo giáo viên) và 5.000 chỉ tiêu CĐ sư phạm, giảm nhẹ với mức giảm từ 2,5-5% chỉ tiêu so với năm trước đó tùy từng trình độ đào tạo.

Mức độ giảm này được Bộ GD&ĐT đánh giá là phản ánh xu hướng điều chỉnh giảm cơ cấu đào tạo giáo viên của các trường trước thực trạng dư thừa nguồn cung giáo viên trong những năm gần đây.

Cũng trong năm 2013, khi đánh giá thực hiện chỉ tiêu năm 2012, Bộ GD&ĐT đồng thời đặt ra kế hoạch năm 2013 sẽ tiếp tục giảm chỉ tiêu đào tạo sư phạm do tình trạng thừa giáo viên và tiếp tục phải giảm trong những năm tới trên cơ sở đánh giá lại thực trạng đội ngũ giáo viên hiện nay so với nhu cầu. Vì vậy, năm 2013 Bộ GD-ĐT đặt ra mục tiêu giảm chỉ tiêu ĐH sư phạm xuống 20%, còn 16.000 và chỉ tiêu CĐ sư phạm cũng giảm 10%, xuống còn 2.900.

Theo Ngọc Hà/Tuổi Trẻ

Trường đại học công rục rịch tăng học phí

Nhiều trường đại học đang tính toán để tăng học phí trong học kỳ II theo nghị định của Chính phủ. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều lo lắng trước khi áp dụng mức học phí mới.

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành nghị định quy định cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến 2020-2021. Trong đó, học phí được điều chỉnh tăng tùy khối ngành, chuyên ngành đào tạo. Liệu việc tăng học phí có ảnh hưởng đến con đường học đại học (ĐH) của sinh viên và khả năng tuyển sinh của các trường, đặc biệt là các trường tự chủ tài chính?

Khó đòi hỏi tăng chất lượng

Học kỳ I của năm học 2015-2016, các trường ĐH chưa tự bảo đảm chi phí thường xuyên (tạm gọi là chưa tự chủ) vẫn thu học phí bằng mức thu của năm học 2014-2015 nhưng đến học kỳ II sẽ thu học phí mới khi nghị định có hiệu lực từ ngày 1/12.

TS Trần Đình Lý, Trưởng Phòng Đào tạo ĐH Nông Lâm TP HCM, cho biết Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định mức trần học phí năm học 2014-2015 cho 3 nhóm ngành dao động từ 550.000 đồng/tháng đến 800.000 đồng/tháng.

Đây là mức học phí rất thấp, có lợi cho người học. Từ học kỳ II của năm học 2015-2016, các trường ĐH chưa tự chủ được thu mức học phí mới từ 610.000 đồng đến 880.000 đồng/tháng, tùy nhóm ngành.

Mức điều chỉnh tăng khoảng 10% là không nhiều nên sinh viên có thể chấp nhận được. Trong những năm tiếp theo, học phí cũng được điều chỉnh tăng 10% mỗi năm và mức tăng cao nhất đến năm học 2020-2021 là từ 980.000 đồng đến 1.430.000 đồng/tháng.

Trường đại học công rục rịch tăng học phí - Hình 1

Sinh viên đóng học phí tại ĐH Công nghiệp TP HCM.

Không để sinh viên nghỉ học vì không có tiền học phí Với những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, hầu hết các trường đại học khi được hỏi đều khẳng định có phương án để tránh tác động đến việc học của các em.

TS Nguyễn Kim Quang, Phó Hiệu trưởng ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQG TP HCM), cho rằng học phí hiện nay ở các trường chưa thực hiện tự chủ là quá thấp. Việc điều chỉnh tăng 10% nhằm tạo điều kiện cho các trường tăng được nguồn thu để phát triển. Mức tăng này không đáng kể vì nhu cầu của nhà trường là rất lớn. Nhưng ở góc độ của sinh viên, phụ huynh thì mức tăng này cũng tạo thêm gánh nặng bởi họ còn nhiều khoản chi phí khác. Vì vậy, 2 phía cần phải chia sẻ.

Theo PGS-TS Đặng Vũ Ngoạn, Hiệu trưởng ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP HCM, học phí tuy có điều chỉnh nhưng vẫn còn thấp và thấp hơn nhiều so với chi phí ăn ở, sinh hoạt. Trung bình chi phí ăn ở, sinh hoạt đối với 1 sinh viên ở Hà Nội hay TP HCM thường cao hơn 4 lần so với học phí, đây là điều nghịch lý.

Để giảm chi phí, sinh viên có thể chọn trường ở địa phương để học, còn chọn trường thành phố để học thì phải chấp nhận tốn kém ở nhiều khoản. Ông Ngoạn cũng cho rằng với mức tăng 10% là quá ít nên đừng đòi hỏi chất lượng đào tạo có tăng theo.

Sống còn nhờ tuyển sinh

Năm 2015, nhiều trường ĐH được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án thực hiện thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động, trong đó có việc các trường tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên (còn gọi là trường tự chủ tài chính). Thực tế, tuyển sinh năm 2015 cho thấy các trường tự chủ tài chính đã phải thót tim canh tuyển đủ sinh viên.

Hiệu trưởng một trường ĐH tự chủ tài chính tại TP HCM cho biết, đợt tuyển sinh vừa rồi, trường xác định tuyển đúng chỉ tiêu chứ không tuyển vượt để trừ hao như mọi năm vì nghĩ rằng việc tuyển đủ sinh viên từ nguyện vọng 1 là chắc ăn vì năm nay thí sinh chỉ được chọn 1 trường và đã trúng nguyện vọng 1 thì không được rút hồ sơ chuyển sang trường khác.

Tuy nhiên, đến giờ chót có 300 thí sinh không nhập học. Tìm hiểu mới biết số thí sinh này đồng thời đã trúng tuyển bằng xét tuyển học bạ vào trường khác, một số quyết định đi du học và không ít em bỏ cuộc vì mức học phí của trường tự chủ tài chính cao hơn khả năng của họ.

"Thiếu số sinh viên này, chúng tôi mất hàng tỉ đồng nên phải cân đối bằng cách tuyển thêm sinh viên hệ liên thông" - vị này nói.

Đại diện nhiều trường ĐH cho rằng chỉ khi được thu học phí cao mới có thể nâng chất lượng đào tạo một cách tương xứng nhưng nhiều trường vẫn còn e dè trong việc tăng học phí bởi điều đó sẽ ảnh hưởng đến cơ hội tiếp cận ĐH của sinh viên và khả năng tuyển sinh của trường.

PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM cho rằng. nếu trường thu học phí cao đủ trang trải đào tạo thì học phí khối kỹ thuật phải lên đến gần 30 triệu đồng/năm. Đa phần sinh viên của trường đến từ miền Trung rất khó khăn nên thu học phí cao sẽ cản trở con đường học tập của các em. TS Trần Đình Lý cũng cho biết sinh viên của trường có tới 60% ở nông thôn nên thu học phí cao sẽ rất khó cho các em.

Đại diện nhiều trường ĐH khác cho rằng các trường ĐH không thể có chất lượng đào tạo tốt khi chưa được đầu tư đúng mức. Trong điều kiện ngân sách nhà nước không có khả năng đầu tư nhiều thì phải huy động từ người học bằng cách thu học phí cao. Do vậy, về lâu dài, chính sách cho vay vốn học tập phải đẩy mạnh để sinh viên tiếp cận có nhu cầu.

Theo Huy Lân/Người Lao Động

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Hồng Phượng nói gì về kết quả vụ kiện tranh chấp tài sản với Hồng Loan?Hồng Phượng nói gì về kết quả vụ kiện tranh chấp tài sản với Hồng Loan?
22:27:16 08/01/2025
Thùy Tiên đòi báo công an vì mẹ, chuyện gì đây?Thùy Tiên đòi báo công an vì mẹ, chuyện gì đây?
22:01:26 08/01/2025
Từ ngày có bạn gái, NSND Việt Anh không còn ăn cơm hàng cháo chợTừ ngày có bạn gái, NSND Việt Anh không còn ăn cơm hàng cháo chợ
22:58:09 08/01/2025
Cuộc sống kín tiếng của 'nữ hoàng ảnh lịch' Thanh Mai ở tuổi ngoài 50Cuộc sống kín tiếng của 'nữ hoàng ảnh lịch' Thanh Mai ở tuổi ngoài 50
23:28:42 08/01/2025
Kinh Quốc tái xuất sau biến cố, hội ngộ dàn sao 'Vật chứng mong manh'Kinh Quốc tái xuất sau biến cố, hội ngộ dàn sao 'Vật chứng mong manh'
23:06:51 08/01/2025
Thực hư vụ Hoa hậu Quế Anh lộ ngoại hình mũm mĩm, đi hút mỡ bụngThực hư vụ Hoa hậu Quế Anh lộ ngoại hình mũm mĩm, đi hút mỡ bụng
22:49:57 08/01/2025
Mỹ nhân 4 năm không ai mời đóng phim vì nặng 100kg, tiếc cho nhan sắc từng được tung hô là đẹp nhất thiên hạMỹ nhân 4 năm không ai mời đóng phim vì nặng 100kg, tiếc cho nhan sắc từng được tung hô là đẹp nhất thiên hạ
06:15:14 09/01/2025
2025 dừng sản xuất Anh Trai Chông Gai và Chị Đẹp Đạp Gió, 2 "tân binh" sẽ được trình làng!2025 dừng sản xuất Anh Trai Chông Gai và Chị Đẹp Đạp Gió, 2 "tân binh" sẽ được trình làng!
23:35:02 08/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Con trai ông Trump thăm Greenland sau khi cha ngỏ ý muốn mua đảo

Con trai ông Trump thăm Greenland sau khi cha ngỏ ý muốn mua đảo

Thế giới

07:51:38 09/01/2025
Con trai cả của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tới thăm Greenland trong một chuyến đi cá nhân sau khi cha của ông cho rằng Mỹ cần mua đảo lớn nhất thế giới.
Cần mạnh tay xử lý hành vi côn đồ trên đường phố

Cần mạnh tay xử lý hành vi côn đồ trên đường phố

Pháp luật

07:48:38 09/01/2025
Người đàn ông cầm cục gạch hô lớn đường này của tao, mày xuống đây , rồi lấy gạch đập vào xe tải và buông lời đe dọa, thách thức đánh nhau với tài xế xe tải, sau đó ném cục gạch về phía xe tải và bỏ đi.
Xe của bạn thân đang 'đắp chiếu', tôi có nên hỏi mượn để về quê ăn Tết?

Xe của bạn thân đang 'đắp chiếu', tôi có nên hỏi mượn để về quê ăn Tết?

Góc tâm tình

07:46:13 09/01/2025
Cậu bạn thân vừa đổi ô tô và dư ra một chiếc xe cũ. Tôi đang tính ngỏ ý mượn xe của bạn để đưa gia đình về quê dịp Tết Nguyên đán sắp tới nhưng lại sợ bị mang tiếng.
Sao Việt 9/1: Phương Thanh hội ngộ Lý Hùng, Hồ Ngọc Hà khoe lưng gợi cảm

Sao Việt 9/1: Phương Thanh hội ngộ Lý Hùng, Hồ Ngọc Hà khoe lưng gợi cảm

Sao việt

07:37:59 09/01/2025
Phương Thanh hào hứng khi có dịp diễn chung show với Lý Hùng, Hồ Ngọc Hà diện đầm đỏ quyến rũ trong chuyến công tác nước ngoài.
Yến My của "Không thời gian": Bén duyên muộn với phim truyền hình

Yến My của "Không thời gian": Bén duyên muộn với phim truyền hình

Hậu trường phim

07:35:15 09/01/2025
Với gương mặt xinh đẹp và lối diễn tự nhiên khi đảm nhiệm vai Hạnh trong Không thời gian, Yến My đã để lại ấn tượng đẹp trong lòng khán giả.
Không thời gian - Tập 26: Đại quyết tâm giúp bà con giữ lại đàn gia súc

Không thời gian - Tập 26: Đại quyết tâm giúp bà con giữ lại đàn gia súc

Phim việt

07:32:40 09/01/2025
Nhìn đàn gia súc mà đoàn kinh tế 80 đã nỗ lực phát triển sắp thành thịt gác bếp, Đại có ý tưởng sẽ bỏ tiền chuộc lại giúp bà con giữ lại vật nuôi.
Vương Hạc Đệ mặt mày nhăn nhó, "khó ở" khi Ngu Thư Hân - Đinh Vũ Hề "làm nũng" nhau trên sóng trực tiếp?

Vương Hạc Đệ mặt mày nhăn nhó, "khó ở" khi Ngu Thư Hân - Đinh Vũ Hề "làm nũng" nhau trên sóng trực tiếp?

Sao châu á

07:23:54 09/01/2025
Khi Đinh Vũ Hề và Ngu Thư Hân đang giao lưu tình cảm, làm nũng , cổ vũ lẫn nhau ở bên trên và dưới sân khấu, Vương Hạc Đệ lại bày ra vẻ mặt khó ở , không mấy vui vẻ, chán chường.
Doãn Ngọc Tân ghi bàn, Chanathip suýt ôm hận tại Thái Lan: Tuyển thủ Việt Nam nói gì?

Doãn Ngọc Tân ghi bàn, Chanathip suýt ôm hận tại Thái Lan: Tuyển thủ Việt Nam nói gì?

Sao thể thao

07:19:22 09/01/2025
Doãn Ngọc Tân là thành viên duy nhất của đội tuyển Việt Nam nán lại Thái Lan để hội quân cùng CLB Thanh Hóa, cho chuyến làm khách trên sân Pathum Thani của BG Pathum United tối 8.1, tại giải vô địch các CLB Đông Nam Á.
Kinh nghiệm khám phá hồ Xuân Hương ở Đà Lạt

Kinh nghiệm khám phá hồ Xuân Hương ở Đà Lạt

Du lịch

07:14:54 09/01/2025
Hồ Xuân Hương ở Đà Lạt được du khách bình chọn là một trong 10 hồ nước đẹp nhất tại Việt Nam. Hồ Xuân Hương là hồ nước nhân tạo nằm ngay trung tâm Đà Lạt,
CĐV thế giới phản ứng khi Supachok nhận giải thưởng "dở khóc dở cười"

CĐV thế giới phản ứng khi Supachok nhận giải thưởng "dở khóc dở cười"

Netizen

07:14:03 09/01/2025
Trên diễn đàn Reddit, nhiều cổ động viên (CĐV) trên khắp thế giới đã phản ứng về bàn thắng tranh cãi của Supachok vào lưới đội tuyển Việt Nam trong trận chung kết lượt về AFF Cup 2024.
Rộ tin Robert Pattinson đã kết hôn vào đêm giao thừa

Rộ tin Robert Pattinson đã kết hôn vào đêm giao thừa

Sao âu mỹ

07:13:09 09/01/2025
Robert Pattinson và Suki Waterhouse được cho là đã kết hôn trong một buổi lễ thân mật với những người thân yêu nhất của họ, bao gồm cả cô con gái 10 tháng tuổi của cả hai.