Có nên lấy một anh chàng họ “hứa”?
Tính cách anh như vậy, liệu sau này cuộc sống gia đình tôi có được hạnh phúc?
Anh là anh trai của cô bạn học cùng lớp đại học với tôi. Chúng tôi quen nhau khi lớp tôi tổ chức hội trại và cô bạn rủ anh theo để làm cố vấn cho lớp tổ chức các chương trình văn nghệ.
Anh cao lớn, hoạt ngôn, thân thiện, đặc biệt là chơi đàn ghi ta và hát rất hay nên chiếm được cảm tình của cánh con gái lớp tôi ngay lập tức.
Anh khá tâm lý nhưng rất hay thất hứa (Ảnh minh họa)
Thế nhưng anh lại chú ý đến tôi bởi “em rụt rè, nhẹ nhàng chứ không bạo dạn, hổ vồ như mấy cô bạn cùng lớp”.
Kết thúc ba ngày hội trại là lúc anh xin điện thoại của tôi và sau đó thường xuyên đến chơi tại nhà trọ của tôi, đưa đón tôi đi học và đi dạy kèm ngoại ngữ cho mấy đứa nhỏ mỗi khi tôi có lịch dạy kèm.
Anh khá tâm lý, biết đoán ý để chiều người yêu nên tình yêu của chúng tôi trôi qua khá nhẹ nhàng, chẳng mấy khi giận dỗi nhau quá lâu.
Anh ra trường trước tôi một năm và có việc làm ngay tại một công ty xây lắp điện. Thu nhập ổn định, trai thành phố, chẳng nghiện ngập bia rượu, thuốc lá gì, nhà có mỗi đứa em gái lại là bạn thân của tôi nên con đường về làm dâu nhà anh của tôi xem ra khá thuận lợi.
Điều duy nhất mà tôi băn khoăn ở anh là sự thất hứa quá nhiều, lặp đi lặp lại mà anh không hề rút kinh nghiệm, cũng không hề thấy có lỗi khi không thực hiện được những lời hứa ấy của mình.
Gần như chuyện gì ai nhờ anh cũng nhận lời, cũng hứa, nhưng thực hiện được thì chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Chuyện anh thất hứa với tôi xảy ra như cơm bữa, nhưng sống lâu với nhau quen tính, vả lại tôi cũng tốt nhịn nên một vài lần tôi trách anh rồi cũng cho qua.
Video đang HOT
Nhưng những lần anh hứa với người lớn, đặc biệt là những chuyện quan trọng thì khiến tôi rất khó chịu và yêu cầu anh phải thay đổi. Anh chỉ cười hì hì rồi bảo “cũng chẳng chết ai”.
Như chuyện bố anh cuối tuần phải đi bệnh viện để bác sỹ kiểm tra lại huyết áp và van tim nhân tạo phẫu thuật cấy cho ông được gần một tháng.
Ông còn yếu, chưa thể đi một mình, mẹ anh lại có việc về quê, anh nói chắc đinh đóng cột là để con đưa bố đi. Thế rồi sáng thứ bảy, anh đi uống cà phê với đám bạn rồi đi đá bóng một mạch đến tận chiều mới về.
Điện thoại cho anh thì không liên lạc được vì anh để điện thoại trong túi xách.
Khổ thân ông cụ, chờ con đến 10 giờ sáng rồi tự gọi taxi đến bệnh viện. Đến nơi thì đã quá giờ hẹn, bác sỹ đi mổ, vậy là ông lại phải tự đi về, đợi một tuần sau mới đến khám lại được.
Hôm rồi là đứa cháu, con bà chị họ ở quê ra Hà Nội ở nhờ nhà anh để đi thi đại học.
Bỡ ngỡ đường xá, sợ lạc muộn giờ thi, cháu nhờ anh chở đến điểm trường nơi đăng ký thi, anh cũng hào hứng nhận lời.
Tối hôm ấy, khi anh đi chơi, bà chị còn dặn đi dặn lại anh tối về sớm để mai còn chở cháu đi đăng ký thi, anh phẩy phẩy tay nói chuyện nhỏ, mai cậu cháu anh sẽ có mặt từ khi cổng trường chưa mở.
Vậy mà anh đi chơi rồi uống rượu say tít mù cùng đám bạn, ngủ luôn nhà bạn không về, cũng chẳng có một dòng tin nhắn hay điện thoại.
Sáng hôm sau hai mẹ con bà chị họ lếch thếch gọi xe ôm, hớt hơ hớt hải sợ muộn giờ tập trung…
Giờ tôi cũng đã ra trường, anh bàn với tôi chuyện cưới xin, nhưng thú thật là tôi phân vân quá. Tính cách anh như vậy, liệu sau này cuộc sống gia đình tôi có được hạnh phúc?
Theo 24h
Tháng 10, thương áo bà ba của mẹ
Con sắp theo chồng về Sóc Trăng, xa mẹ, xa quê đâu đành và sao nỡ xa chiếc áo bà ba của mẹ.
"Chiếc áo bà ba trên dòng sông thăm thẳm".... mẹ cất giọng hò nghe ngọt ngào, sâu lắng như gửi tâm tình vào bài hát.
Miền Tây, một vùng đất mênh mang sóng nước gắn liền với chiếc áo bình dị và ý nghĩa hơn là một trang phục đặc trưng của những người con cuối miền tổ quốc.
Áo bà ba đượm tình, chất phác, lại mộc mạc như con người Nam bộ (Ảnh minh họa)
Chiều chiều, thấp thoáng xa xa có bao cô gái thướt tha trong chiếc áo ấy. Ngày trước mẹ cũng là một thiếu nữ mơ mộng với tình yêu say đắm của tuổi trẻ. Mẹ và ba yêu nhau từ thuở mẹ ra đồng khoác trên người chiếc áo bà ba. Ba yêu mẹ bởi cô gái hiền hòa và duyên dáng trong áo bà ba.
Ngày xưa, ông bà ta dạy: "Học ăn, học nói, học gói, học mở", mẹ là người khéo ăn khéo nói nhưng lại bị mấy cô em chồng ghét bỏ vì được lòng ba mẹ chồng.
Mùa thu của 20 năm trước, mẹ theo ba về làm vợ ở thị xã Bạc Liêu, một cô gái ở nông thôn về thành thị với nhiều bỡ ngỡ. Người ta nói: "Ăn cơm chúa múa tối ngày", quả không sai. Mẹ ngậm đắng cay vì thương chồng thương con nên chỉ biết im lặng.
Một cô gái quê vẫn chung thuỷ với chiếc áo bà ba. Có hôm mẹ bị người em chồng mỉa mai: "Người gì quê một cục, thời buổi này mà mặc áo bà ba", mẹ chỉ cười: "Gái miền Tây mà em". Rồi chẳng may ba bị tai nạn trong một lần đi chở gỗ rồi ba nằm liệt giường, gia đình ông bà nội suy sụp, một mình mẹ bươn trải tất cả, nào là nợ nần và thuốc thang cho ba hàng ngày.
Mẹ vất vả hơn bao giờ hết, sáng dậy sớm, tối thức khuya và kiếm từng đồng bằng nghề khâu vá đồ mướn. Rồi một mình nuôi con ăn học, đôi vai gầy của một người phụ nữ tảo tần sớm hôm.
Năm con lên 5 tuổi thì ba mất, mẹ đau lòng, ứa nước mắt khi những buổi cơm chỉ có hai mẹ con bên cạnh. Bữa cơm lạnh lẽo vô cùng, mẹ lại tuổi thân khóc cho chính mình.
25 tuổi mẹ phải nuôi con một thân một mình, rồi giờ đây con sắp lấy chồng, mẹ lại phải sắp xa người thân một lần nữa.
Cũng tháng 10 của 20 năm trước, một đám cưới ở chốn miệt vườn với sự chúc tụng của họ hàng dành cho ba và mẹ, mẹ mặc áo cưới là chiếc bà ba màu cánh sen và giờ đây mẹ trao lại cho con gái mẹ. Mẹ cất cẩn thận trong cái tủ khóa: "Áo này ngày xưa mẹ mặc, mẹ cho con để xem như món quà và hơn hết chính chiếc áo bà ba đã giúp ba mẹ nên duyên vợ chồng".
Con hạnh phúc vô cùng: "Tháng 10 năm nay con cũng theo chồng, chỉ còn vài ngày nữa thôi mẹ à. Chồng con là một người kinh doanh, anh cũng yêu cái dân dã, bình dị trong con người con, con gái mẹ lớn rồi. Cảm ơn tình thương yêu của mẹ".
Chúng con sắp thành vợ chồng, anh về đất Bạc Liêu mua lúa gạo nên vô tình gặp, cũng trên chiếc xuồng ba lá với chiếc áo bà ba khi con về quê ngoại. Anh hỏi đường: "Em ơi, ở đây nhà ai dựa lúa định bán, em chỉ giúp". Rồi lần đầu gặp như thế, con nhiệt tình hướng dẫn anh, anh cũng cảm ơn bằng cách biếu con một gói bánh bía Sóc Trăng quê anh. Ấy vậy mà lần thứ hai gặp anh tại địa đạo Củ Chi khi đi tham quan và chúng con thân nhau từ đấy.
Bây giờ trong con ùa về bao kỉ niệm, nhớ thương người cha đã mất, thương mẹ hi sinh quá nhiều vì gia đình. Giờ lại sắp theo chồng về Sóc Trăng, xa mẹ, xa quê đâu đành và sao nỡ xa chiếc áo bà ba của mẹ. Chắc sẽ thu xếp ở cùng mẹ, trả được phần nào chữ hiếu cũng an lòng và hi vọng ông chồng tương lai sẽ vui mừng chấp nhận.
Trời chợp tối, con bắc nồi cơm lên bếp, mẹ dứt câu: "Em xinh tươi trong chiếc áo bà ba". Áo bà ba đượm tình, chất phác, lại mộc mạc như con người Nam bộ và là món quà quý giá hơn bất thứ giá trị nào khác. Anh chồng tương lai đã từng tặng con bốn câu thơ:
"Em không áo lụa quần là
Chỉ yêu chiếc áo bà ba bên mình
Anh ơi có thấu chân tình
Đơn sơ, mộc mạc làm tin anh à
Em đây chung thuỷ sắc son
Còn anh có liệu vẫn tròn như em?".
Theo 24h
Vợ xấu có tiền vẫn hơn vợ đẹp mà nghèo?! Hay là tôi cứ nhắm mắt chiều theo số phận để lấy người vợ xấu nhưng có tiền? Thật sự là tôi đang đứng trước ngã ba đường. Ba mẹ Quế Chi nói rằng tuổi chúng tôi năm nay cưới mới hạp, nếu để sang năm thì không tốt. Tôi hết sức lúng túng khi nghe được yêu cầu này bởi thật lòng,...