Có nên giáo dục hướng nghiệp cho học sinh từ tiểu học?
Mặc dù ủng hộ quan điểm hướng nghiệp cho học sinh cần thực hiện sớm nhưng nhiều ý kiến cho rằng, ở cấp tiểu học chỉ cần giúp các em làm quen với các loại nghề nghiệp chứ chưa thể đặt mục tiêu to tát là hướng nghiệp.
Theo dự thảo Thông tư quy định công tác hướng nghiệp, tư vấn việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), công tác hướng nghiệp sẽ được thực hiện sớm, liên tục và liền mạch từ lớp 1 đến đại học. Mặc dù ủng hộ quan điểm hướng nghiệp cho học sinh cần thực hiện sớm nhưng nhiều ý kiến cho rằng, ở cấp tiểu học chỉ cần giúp các em làm quen với các loại nghề nghiệp chứ chưa thể đặt mục tiêu to tát là hướng nghiệp.
TS Lê Đông Phương, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Đại học và Nghề nghiệp, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cho rằng, việc hướng nghiệp sớm cho học sinh- sinh viên là cần thiết. Đây là câu chuyện cần được chuẩn bị từ sớm, nhất là trong bối cảnh hiện nay.
Dẫn câu chuyện về một gia đình có cả bố mẹ và anh trai làm trong ngành Y, nhưng một sinh viên ngành Y năm thứ 3 đã bày tỏ mong muốn chuyển hướng vì chỉ thích vẽ và nhìn thấy máu là ngất xỉu. Từ câu chuyện này, TS Lê Đông Phương cho rằng, hiện có rất nhiều học sinh đã tốt nghiệp lớp 12 nhưng vẫn chưa biết mình muốn làm nghề gì, việc chọn lựa ngành chủ yếu vì “nghe nói” có thu nhập cao hoặc định hướng của gia đình, trào lưu của giới trẻ.
Cũng theo kết quả khảo sát trực tuyến 1.700 học sinh ở 63 tỉnh do TS Lê Đông Phương tiến hành cho thấy, hầu hết các em ưa thích ngành nghề công an, quân đội, sau đó là bác sĩ, giáo viên. Đáng chú ý, có tới 2% học sinh Việt Nam bày tỏ mong muốn làm nghề ca sĩ. Đây là một tỷ lệ khá lớn, trong khi danh mục nghề Việt Nam có tới 900 nghề. Với 900 nghề, để có thể giới thiệu tới học sinh, trong 1-2 năm khó có thể hoàn thành.
Trải nghiệm “tập làm lính cứu hỏa” của học sinh tiểu học. Ảnh Khánh Đăng
Video đang HOT
“Do không được giới thiệu đầy đủ, nên có tới 90% học sinh chỉ nghĩ tới một số nghề. Có những nghề các em không hề nghĩ đến, thậm chí không biết đó là nghề. Một trong những nguyên do là từ nhỏ, các con chỉ làm quen một vài nghề mà người trong gia đình đang làm, dẫn tới ấn tượng về mặt tâm lý. Thậm chí, hiện còn có những nhầm lẫn khi đồng nhất ngành và nghề, học gì làm nấy trong khi đó trên thực tế học một ngành có thể làm nhiều nghề và muốn làm một nghề có thể học từ nhiều ngành”-TS Lê Đông Phương chia sẻ.
TS. Lê Viết Khuyến- Trưởng ban hỗ trợ tuyển sinh, Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cũng ủng hộ chủ trương cần hướng nghiệp sớm cho học sinh. Tuy nhiên, để sát thực hơn, ông Khuyến cho rằng, không nên gọi là giáo dục hướng nghiệp cho học sinh tiểu học mà gọi là cho học sinh học những kiến thức gắn với thực tế thay vì học những gì quá uyên bác, cao siêu. Ở mỗi bài học, học sinh có thể liên hệ được với nghề nghiệp của bố mẹ mình, họ hàng nhà mình, như vậy cũng đã có thể xem là thành công bước đầu.
TS. Hoàng Ngọc Vinh-nguyên Vụ trưởng Vụ giáo dục Chuyên nghiệp (Bộ GD&ĐT) cũng cho rằng, việc giáo dục hướng nghiệp cho học sinh từ bậc tiểu học là cần thiết và không nên nghĩ đó là điều gì to tát.
Tuy nhiên, theo ông Vinh, không nên tách hướng nghiệp thành một môn học cho đến khi học sinh học hết THCS mà cần dạy lồng ghép tích hợp vào các môn học khác thì hiệu quả hướng nghiệp mới cao. Điều này đòi hỏi giáo viên cần sáng tạo trong phương pháp và nội dung để giúp cho học sinh có những nhận thức ban đầu về nghề nghiệp, rồi sau đó sẽ khám phá ra nhiều vấn đề khác ở mỗi nghề nghiệp.
“Hiện nay không chỉ tiểu học mà ngay bậc mẫu giáo cũng đã có những trường tư thục mạnh dạn thực hiện mô hình dạy tích hợp nghề nghiệp cho các bé. Đơn giản chỉ là tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động thực tế như làm đầu bếp, làm bác sĩ khám bệnh… để học sinh tưởng tượng ra nghề nghiệp tương lai. Chúng ta phải thực hiện dần dần và cho trẻ hình thành sự yêu thích đối với nghề nghiệp trong tương lai chứ không phải học hết lớp 1 mà định hướng được nghề nghiệp ngay”- ông Vinh chia sẻ.
Ông Bùi Văn Linh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh sinh viên, Bộ GD&ĐT cho biết: Hai mảng cong tac chính được quy định trong dự thảo Thông tư là huơng nghiẹp, tu vân viẹc lam và hồ trơ khơi nghiẹp trong cac co sơ giao duc sẽ được áp dụng xuyên suốt từ tiểu học đến đại học. Thông tư cũng quy định cụ thể về nhiệm vụ, các hình thức triển khai, điều kiện đảm bảo triển khai đối với mỗi cấp học. Nhìn vào đó, các cơ sở đào tạo có thể hoạch định kế hoạch, chương trình hoạt động của mình.
Đơn cử như ở bậc tiểu học, sẽ thực hiện 4 hoạt động chính ở mức độ sơ khai, đơn giản. Trước tiên là giao duc hoc sinh nhạn biêt mọt sô cong viẹc, nghê nghiẹp cua cha me, nguơi than, cac nghê truyên thông ơ đia phuong va mọt sô viẹc lam co ban trong xa họi. Tiếp đến, học sinh tiểu học được huơng dân tham gia cac cong viẹc thuơng ngay tai gia đinh va nha truơng. Các em ren luyẹn, bôi duơng cac ky nang co ban như tìm hiêu vê gia đinh, cọng đông, quản lý bản thân. Từ đây, năng khiếu của học sinh sẽ được chú trọng phát hiện, từ đó có kế hoạch bồi dưỡng, phát triển cho các em.
Ngoài ra, học sinh tiểu học còn được giao duc để sơm nhạn biêt vai tro cua đôi mơi sang tao trong hoc tạp, ren luyẹn. Các em cũng được cung câp cac kiên thưc, ky nang co ban vê đôi mơi sang tao, liên quan đến cong dan tich cưc, đôi mơi sang tao, cong nghẹ, tư duy tai chinh. Riêng hoạt động dạy kỹ năng quản lý tài chính, sẽ dạy học sinh biết trân trọng đồng tiền và thành quả lao động có ý nghĩa rất quan trọng, giúp học sinh biết quản lý, biết tiêu pha hợp lý.
Học sinh được "học nghề" ngay từ tiểu học?
Theo đề xuất của Bộ GD&ĐT, sắp tới ở cấp tiểu học, nhà trường, giáo viên có nhiệm vụ giáo dục học sinh nhận biết một số công việc, nghề nghiệp của cha mẹ, người thân và một số việc làm cơ bản trong xã hội.
Hướng nghiệp từ cấp tiểu học
Theo Dự thảo Thông tư quy định công tác hướng nghiệp, tư vấn việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục của Bộ GD&ĐT, học sinh tiểu học sẽ được hướng nghiệp, giới thiệu về vấn đề việc làm trong trường học. Theo Dự thảo, ở cấp tiểu học, nhà trường, giáo viên có nhiệm vụ giáo dục học sinh nhận biết một số công việc, nghề nghiệp của cha mẹ, người thân, nghề truyền thống ở địa phương và một số việc làm cơ bản trong xã hội.
Cùng đó, hướng dẫn học sinh tham gia công việc thường ngày tại gia đình và nhà trường. Rèn luyện, bồi dưỡng cho học sinh các kỹ năng cơ bản như: Quản lý bản thân; xã hội; tìm hiểu về gia đình, cộng đồng. Từ đó, phát hiện năng khiếu của học sinh và lập kế hoạch bồi dưỡng, phát triển. Hình thức triển khai hướng nghiệp ở cấp tiểu học có thể tích hợp, lồng ghép vào các môn học và hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục cấp tiểu học. Hoặc tổ chức cho học sinh tìm hiểu nghề nghiệp, việc làm hiện có ở Việt Nam và trên thế giới thông qua các tài liệu giáo dục hướng nghiệp...
Học sinh tiểu học sẽ được giáo dục, định hướng nghề nghiệp từ nhỏ nghe có vẻ là mông lung, nhưng thông tin này lại rất được nhiều phụ huynh quan tâm, đón nhận. Có con đang học lớp 2 có những sở thích, ước mơ thay đổi theo ngày tháng, chị Vũ Thị Ngọc (ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết: "Tôi nghĩ, nếu ngay từ nhỏ con được làm quen với đa dạng nghề nghiệp cũng là một cái hay. Tuy nhiên, chưa biết sẽ định hướng như thế nào, tổ chức trải nghiệm ra sao... Bởi nếu như chỉ định hướng chung chung qua giới thiệu, tranh ảnh và lời kể của giáo viên thì rất khô cứng. Bản thân bé nhà tôi hồi nhỏ muốn làm bác sỹ, lính cứu hỏa, nhưng giờ lại thích làm cầu thủ bóng đá... Những điều này hoàn toàn theo cảm tính chứ chưa phải là sở thích, sở trường của con".
Từ những chuyến tham quan, thực tế tại các địa điểm hướng nghiệp của con, phụ huynh Trần Văn Nghĩa (ở Minh Khai, Hà Nội) cho biết: "Mỗi lần con được bố mẹ, hay nhà trường đưa đi tham quan thành phố hướng nghiệp, nông trại... là con rất vui vì được trải nghiệm công việc và đó cũng là hình thành công việc. Tuy nhiên, con đi với mục đích giải trí là chủ yếu, làm quen với các công việc của người lớn chứ chưa thực sự có những chiều sâu của các công việc đó. Ví dụ, nhiệm vụ của bác sỹ không phải chỉ tiêm, băng bó mà cao hơn đó là mổ, cắt các bộ phận trong cơ thể. Người nông dân thì trồng cây, nuôi con vật mang lại đồ ăn, thức uống phục vụ cuộc sống con người... Nên tôi nghĩ, nếu đã hướng nghiệp hãy chỉ rõ cho các em thấy được ý nghĩa của từng công việc và kích thích say mê, năng lực, sở trường của trẻ".
Học sinh tiểu học sắp tới sẽ được tăng cường hướng nghiệp. Ảnh minh họa: Q.Anh
Chọn đúng nghề để tránh... thất nghiệp
Theo ghi nhận, hiện nay chương trình học của học sinh tiểu học cũng được lồng ghép nhiều các tiết học kỹ năng sống, giới thiệu về các ngành nghề... Trên lớp, học sinh được xem nhiều hơn các đoạn video về các ngành, nghề khác nhau. Bên cạnh đó, học sinh đều có hoạt động tham quan, trải nghiệm ở thành phố hướng nghiệp, nông trại... Nếu như trước đây, mơ ước thường "đóng khung" là lớn lên sẽ trở thành phi công, chú bộ đội, bác sỹ, lính cứu hỏa... Nay các em đã mở rộng ước mơ của mình trở thành ca sỹ, nhạc sỹ, cầu thủ bóng đá, diễn viên hoặc những ngành nghề mà các em ấn tượng.
Chỉ ra một thực tế học sinh hiện nay còn "hổng" về định hướng nghề nghiệp, TS Lê Viết Khuyến - Trưởng ban Hỗ trợ Nghiệp vụ (Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam) cho biết, ngay cả học sinh THPT còn lúng túng không biết chọn trường nào, ngành nghề nào để đăng ký xét tuyển. Công tác hướng nghiệp tại trường học hiện nay mới chỉ dừng lại ở mỗi tháng có một tiết, lại không có giáo viên riêng. Giáo viên kiến thức chưa đầy đủ về các ngành nghề hiện nay...
Từ thực tế trên, TS Lê Viết Khuyến cũng lý giải hệ quả vì sao nhiều sinh viên chọn sai ngành nghề, mỗi năm hàng nghìn cử nhân thất nghiệp vì đa số các em cứ học, cứ thi chứ không biết mình học xong làm gì. Trong khi đó, một số em chạy theo sở thích, chọn ngành "hot", lương cao cũng chỉ là mang tính tức thời, không mang tính hiệu quả trong chọn nghề. Đến nay, cũng ít tổ chức, chuyên gia định hướng cho các em. Theo đó, cần phát triển ở nhà trường, các hiệp hội nghề tư vấn cho các em chọn nghề phù hợp.
"Tôi ủng hộ giáo dục, định hướng nghề từ sớm cho học sinh tiểu học, thậm chí cấp học mầm non. Từ những hoạt động đơn giản như giới thiệu về các nghề, công việc mang tính gần gũi để các em dần dần nhận biết được ngành nghề trong tương lai. Định hướng nghề nghiệp là qua mỗi bài học, các em có thể thấy được bố mẹ, người thân của mình đang làm nghề gì, công việc đó ra sao. Để hiệu quả, cũng cần trang bị thêm các kiến thức cho giáo viên, tăng cường cơ sở vật chất cũng như thiết kế các bài học sinh động, hình thức trải nghiệm phù hợp với học sinh", TS Lê Viết Khuyến chia sẻ thêm.
Theo Bộ GD&ĐT, mục đích của công tác hướng nghiệp, tư vấn việc làm tại các cơ sở giáo dục là để giúp người học tự nhận thức về khả năng, sở thích và nguyện vọng nghề nghiệp của bản thân. Có kiến thức, kỹ năng, thái độ phù hợp để phát huy được năng lực định hướng nghề nghiệp, việc làm phù hợp. Am hiểu về các ngành, nghề, việc làm trong xã hội. Nâng cao khả năng nhận thức của người học về việc làm, nắm bắt thông tin, xu hướng dịch chuyển của thị trường lao động và lựa chọn việc làm cho phù hợp.
Hướng nghiệp cho học sinh tiểu học: Cần thiết và nên làm Không chỉ tiểu học mà ngay bậc mẫu giáo cũng đã có những trường tư thục mạnh dạn thực hiện mô hình dạy tích hợp nghề nghiệp cho các bé. Ảnh minh họa Theo dự thảo Thông tư quy định công tác hướng nghiệp, tư vấn việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục của Bộ GD&ĐT đang...