Có nên dùng chứng chỉ ngoại ngữ tuyển sinh?
Hội đồng Anh, IDP đã được Bộ GDĐT cấp phép tổ chức thi và cấp chứng chỉ IELTS trở lại.
Tuy nhiên việc quản lý chất lượng các kỳ thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ quốc tế vẫn đang nhận sự quan tâm của dư luận bởi thời gian qua hoạt động này chưa được quản lý chặt chẽ.
Tiềm ẩn nhiều nguy cơ
Dành phần lớn chỉ tiêu xét tuyển bằng chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế là xu hướng tuyển sinh của hầu hết các trường đại học trong những năm gần đây.
Qua thống kê đến năm 2021, cả nước đã có khoảng hơn 60 cơ sở đào tạo sử dụng các chứng chỉ quốc tế như IELTS, TOEFL, SAT,… là tiêu chí để ưu tiên xét tuyển, xét tuyển thẳng. Do đó, nhiều thí sinh chạy đua học và thi nhằm có trong tay chứng chỉ ngoại ngữ này.
Thí sinh làm thủ tục nhập học tại trường đại học.
Từ thực tế trên, ở Việt Nam thời gian qua, hoạt động liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ nói chung, chứng chỉ năng lực ngoại ngữ nói riêng của nước ngoài có xu hướng phát triển nóng cả về quy mô, hình thức, ngôn ngữ, thế nên cũng đã xuất hiện nhiều bất cập.
Ông Nguyễn Hữu Độ, Thứ trưởng Bộ GDĐT nhìn nhận, hoạt động liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ ở Việt Nam thời gian qua được triển khai tràn lan với rất nhiều loại chứng chỉ, nhiều ngôn ngữ khác nhau mà không được kiểm soát về chất lượng.
Theo ông Độ, việc liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ ở Việt Nam chủ yếu tuân thủ theo quy định của đối tác nước ngoài, chưa tuân thủ đầy đủ các quy định về điều kiện, tiêu chí liên kết tổ chức thi của Việt Nam dẫn đến một số tiêu cực mà báo chí trong và ngoài nước đã phản ánh như: thi hộ, gian lận trong hồ sơ, giả mạo giấy tờ….
Những tiêu cực này gây dư luận xấu, ảnh hưởng đến quyền lợi của người được cấp chứng chỉ, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các tổ chức triển khai thi, cấp chứng chỉ nghiêm túc; người dân lúng túng trong việc lựa chọn chứng chỉ, đơn vị tổ chức thi để được cấp chứng chỉ; gây thất thu thuế nhà nước và giảm sức hút, sự minh bạch của môi trường đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam.
Video đang HOT
Đồng tình với việc Bộ GDĐT cho tạm dừng tổ chức thi và cấp chỉ ngoại ngữ nước ngoài vừa qua, bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm Ngoại ngữ IVES cũng chỉ ra thực tế, ở một số đơn vị có tình trạng gian lận, lộ đề, thi hộ… Việc chưa được quản lý chặt chẽ hoạt động này khiến tiểm ẩn nhiều nguy cơ.
Giám sát chất lượng thế nào?
Tới thời điểm này, Hội đồng Anh, IDP đã được Bộ GDĐT cấp phép tổ chức thi và cấp chứng chỉ IELTS trở lại. Tuy nhiên việc quản lý chất lượng các kỳ thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ quốc tế vẫn đang nhận sự quan tâm của dư luận.
Nhiều ý kiến cho rằng, việc Bộ GDĐT chấn chỉnh, thanh kiểm tra các kỳ thi ngoại ngữ nhằm đem lại công bằng, minh bạch cho người học nhưng việc làm này liệu có giám sát được chất lượng?
Trao đổi với phóng viên, TS Lê Viết Khuyến, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GDĐT), Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho hay, với các tổ chức quốc tế có uy tín được tổ chức kỳ thi IELTS tại Việt Nam thì có thể khẳn định độ tin cậy. Tuy nhiên, với một số tổ chức, đơn vị liên kết với các cơ sở giáo dục trong nước thì độ tin cậy có khả năng không cao.
Ủng hộ động thái của Bộ GDĐT, TS Lê Viết Khuyến cho rằng, cơ quan quản lý cần có những biện pháp kiểm tra, giám sát để đảm bảo hoạt động này diễn ra an toàn, lành mạnh, đảm bảo sự công bằng và bảo vệ quyền lợi chính đáng cho mọi thí sinh, đặc biệt là siết chặt với các đơn vị liên kết tổ chức.
Về việc các trường đại học hiện nay dành phần lớn chỉ tiêu xét tuyển bằng chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, TS Lê Viết Khuyến nêu quan điểm, xu hướng này sẽ dần tới tình trạng tiêu cực, thí sinh học lệch.
Ngoài ra, phương thức tuyển sinh này không tạo ra sự công bằng giữa các thí sinh thành phố có điều kiện với các thí sinh vùng miền khác.
“Các trường nên lấy kết quả thi IELTS là một tiêu chí để xét tuyển đại học chứ không phải là kết quả đại diện cho một phương thức tuyển sinh. Về lâu dài như cách làm hiện nay sẽ không ổn, dù kết quả chứng chỉ ngoại ngữ này là chính xác”, TS Lê Viết Khuyến nhấn mạnh.
Về vấn đề này, Bộ GDĐT đã có công văn đề nghị các sở GDĐT tham mưu với UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan liên quan của địa phương tăng cường công tác quản lý các tổ chức, cá nhân đang thực hiện hoạt động liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài trên địa bàn theo quy định.
Bộ GDĐT lưu ý chỉ cho phép các tổ chức, cá nhân thực hiện việc tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài tại địa bàn khi có quyết định phê duyệt, quyết định gia hạn liên kết tổ chức thi của Bộ GDĐT.
Đặc biệt, thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát các tổ chức, cá nhân liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài tại địa bàn theo đúng các quy định hiện hành.
Để đảm bảo quyền lợi cho thí sinh, Bộ GDĐT yêu cầu xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định trong thực hiện liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ tại địa bàn.
Các địa điểm tổ chức thi chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tại Hà Nội
Kinhtedothi -Mới đây, Bộ GD&ĐT đã phê duyệt và công bố danh sách các công ty liên kết kèm địa điểm tổ chức thi các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế gồm: Aptis, IELTS (của IDP và Hội đồng Anh) và Linguaskill để thí sinh được biết.
Dưới đây là các địa điểm tổ chức thi tại Hà Nội.
Địa điểm thi các chứng chỉ tiếng Anh, trong đó có chứng chỉ IELTS được nhiều thí sinh quan tâm (Ảnh: britishcouncil.vn)
3 địa điểm thi chứng chỉ tiếng Anh Aptis tại Hà Nội gồm:
VTED English, Lô B3/D7 ngõ 66 Khúc Thừa Dụ, quận Cầu Giấy
Căn 36, Galaxy 6, số 69 Tố Hữu, phường Vạn Phúc, quận Hà Đông
Số BT U05-L51, Khu đô thị mới Đô Nghĩa, quận Hà Đông
2 địa điểm thi chứng chỉ tiếng Anh IELTS của IDP gồm:
Số 30 Triệu Việt Vương, Phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng
Số 15-17 Ngọc Khánh, phường Giảng Võ, quận Ba Đình
4 địa điểm thi chứng chỉ tiếng Anh ELTS của Hội đồng Anh gồm:
Tòa nhà B3/D7 ngõ 25 Thọ Tháp, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy
Số BTU 05-L51 Khu đô thị mới Đô Nghĩa, quận Hà Đông
Số 345 Đội Cấn, quận Ba Đình
Số 1 Đông Tác, quận Đống Đa
1 địa điểm thi chứng chỉ tiếng Anh Linguaskill:
Số 187 B Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa
Trong các quyết định phê duyệt, Bộ GD&ĐT yêu cầu các bên (phía Việt Nam và đối tác) có trách nhiệm tuân thủ pháp luật Việt Nam, những cam kết, kế hoạch bảo đảm các điều kiện về liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài quy định tại Nghị định số 86/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục và Thông tư số 11/2022/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định về liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài.
Về đề thi, quy trình đăng ký dự thi, quy trình tổ chức thi; cơ sở vật chất, trang thiết bị để tổ chức thi; việc bảo đảm an ninh, an toàn, bảo mật trước, trong và sau khi thi; đội ngũ cán bộ, kỹ thuật viên, nhân viên của các Bên khi tham gia tổ chức thi thực hiện theo quy định của đối tác và pháp luật của Việt Nam.
Các công ty phía Việt Nam được phê duyệt tổ chức các kỳ thi trên có trách nhiệm thông báo bằng văn bản lịch tổ chức thi với cơ quan chuyên môn về giáo dục thuộc UBND tỉnh, TP trực thuộc TƯ nơi tổ chức thi trước 5 ngày tính đến ngày tổ chức thi; gửi báo cáo về các hoạt động liên quan đến việc tổ chức thi cấp chứng chỉ theo định kỳ 6 tháng một lần và khi có sự thay đổi khác tới Bộ GD&ĐT (qua Cục Quản lý chất lượng); chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của Bộ GD&ĐT cùng cơ quan chuyên môn về giáo dục thuộc UBND tỉnh, TP trực thuộc TƯ nơi có địa điểm thi. Cục Quản lý chất lượng chịu trách nhiệm kiểm tra, phối hợp với các đơn vị có liên quan thanh tra việc liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ và hồ sơ liên kết của các bên.
Chuyên gia giáo dục: 'Đừng thần thánh hóa chứng chỉ IELTS, điểm 8.0 hay 9.0 chưa có gì để tự hào' Theo chuyên gia giáo dục Ngô Huy Tâm, mỗi người nên xây dựng cho mình một lộ trình học tập riêng để thể hiện năng lực của bản thân qua hồ sơ trong bối cảnh 'tiến thoái lưỡng nan' như hiện nay. Những ngày gần đây, thông tin hàng loạt kỳ thi lấy các chứng chỉ ngoại ngữ buộc phải tạm hoãn do...