Có nên đưa lớp 10 xuống cấp 2?

Theo dõi VGT trên

Dự thảo chương trình giáo dục chưa thật tinh giảm, việc phân luồng không rõ ràng. Lớp 10 vẫn còn học rất nhiều môn.

Liên quan đến dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể Bộ GD&ĐT mới công bố để lấy ý kiến, PV đã có cuộc trao đổi với ông Trần Xuân Nhĩ – nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT.

Ông Nhĩ cho rằng khi có một tư tưởng hay thiết kế một chương trình mới nào phải nghĩ đến việc thực hiện nó như thế nào cho hiệu quả.

Khung chương trình giáo dục hiện hành thể hiện nhiều bất cập, học sinh chỉ nặng về vấn đề học chữ chứ chưa thực sự quan tâm đến vấn đề dạy người, dạy nghề như thế nào. Do đó, cần phải thay đổi.

Có nên đưa lớp 10 xuống cấp 2? - Hình 1

Dự thảo mới cho thấy đến lớp 10 vẫn còn học rất nhiều môn.

Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đã tích hợp được một số môn học ở cấp tiểu học và THCS để tránh sự trùng lặp, tránh được sự nặng nề. Dự thảo mới cũng chú ý vấn đề hội nhập, do vậy ngoại ngữ là một công cụ hết sức quan trọng.

Theo ông Nhĩ, chương trình cũ vẫn bảo thủ từ lớp 3 trở đi mới dạy ngoại ngữ, nhưng dự thảo mới đã đưa được việc dạy và học ngoại ngữ ngay từ lớp 1.

Ngoài ra, trong dự thảo mới có đề cập đến vấn đề tăng cường hướng nghiệp và thực hành. Một số chương trình bắt buộc, lựa chọn bắt buộc, lựa chọn không bắt buộc… cho thấy có sự mềm dẻo và đến lớp 10 cơ bản kiến thức phổ thông kết thúc.

Đến lớp 11, lớp 12 tăng cường việc lựa chọn hướng nghiệp, chuẩn bị cho việc vào đại học.

Tuy nhiên, có một điểm nếu so với Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục nói rằng xong THCS thì phải phân luồng. Nhưng ở đây hết lớp 10 mới bắt đầu một phần nào việc phân hóa mà chưa thấy rõ được việc phân luồng.

Đến lớp 10 vẫn còn học rất nhiều môn. Ông Nhĩ cho rằng dự thảo chưa thật tinh giảm mà còn hơi nặng nề, việc phân luồng chưa rõ ràng.

Video đang HOT

Theo ông Nhĩ, về cấu trúc chương trình có cảm giác như giáo dục của Singapore và ở một số nước khác. Nhưng ở Singapore, cấp 1 của họ là sáu năm, cấp 2 là bốn năm và cấp 3 chỉ có hai năm.

Còn Việt Nam vẫn là năm năm cấp 1, bốn năm cấp 2 và ba năm cấp 3. Do vậy, đặc biệt là cấp 3, rất nhiều lãnh đạo ở các trường rất lúng túng, bởi khi thực hiện sẽ có nhiều khó khăn về đội ngũ giáo viên phải làm sao bố chí cho hợp lý, tiết kiệm…

“Nếu giả dụ theo mô hình này trong điều kiện chúng ta đang thừa giáo viên cấp 1, cấp 2, thì phải chăng nên đưa cấp 1 giống như Singapore (6 năm), đưa lớp 10 xuống cấp 2 xem như hoàn chỉnh cấp 2. Sau đó đến cấp 3 thực hiện việc phân hóa, phân luồng cho rõ ràng” – ông Nhĩ nói.

Ông Nhĩ chia sẻ thêm nếu thêm một năm cho cấp 1 thì vẫn không thiếu giáo viên, cơ sở vật chất, không xảy ra sự căng thăng bởi vẫn sử dụng được đội ngũ giáo viên như hiện tại.

Tiếp theo, nếu đưa lớp 10 xuống cấp hai vẫn học theo các bộ môn, giáo viên cấp 2 vẫn có thể vươn lên dạy được. Vấn đề còn lại là tập trung cho việc phân hóa, phân luồng ở cấp 3 và đào tạo lại đội ngũ cán bộ để đáp ứng yêu cầu mới.

Ông Nhĩ đề xuất: “Theo mô hình của Singapore cũng tốt thôi, ở cấp 1, cấp 2 hoàn chỉnh kiến thức phổ thông, cấp ba phân hóa, phân luồng một cách triệt để. Hiện giờ, dự thảo mới đưa ra ý tưởng nhưng chưa đưa ra cách thực hiện”.

Bên cạnh đó, ông Nhĩ cũng cho hay trên thế giới bất cứ nước nào cũng phải bố trí một kỳ thi THPT vì bằng THPT sẽ đi theo học sinh suốt cả đời, đ.ánh giá một giai đoạn đào tạo. Chương trình mới coi nhẹ việc đó, mà chú trọng nhiều vào việc để học sinh thi vào đại học.

“Có lúc, có người cho rằng nếu thi phổ thông đỗ nhiều như vậy thì cần gì phải thi theo tôi quan điểm đó là không đúng” – ông Nhĩ nói.

Theo Phi Hùng / Pháp Luật TP.HCM

Chương trình giáo dục phổ thông mới thay đổi cách học thế nào?

Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, chương trình giáo dục phổ thông mới quy định các môn học và hoạt động giáo dục trong nhà trường áp dụng phương pháp tích cực hoá hoạt động của học sinh.

Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể(chương trình tổng thể) để xin ý kiến trước khi ban hành.

Xung quanh nội dung này, Zing.vn có cuộc trao đổi với GS Nguyễn Minh Thuyết, tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới.

- Chương trình mới làm thay đổi cách học và dạy như thế nào?

- Để hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh, chương trình mới quy định các môn và hoạt động giáo dục trong nhà trường áp dụng phương pháp tích cực hoá hoạt động của người học.

Giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện, những tình huống có vấn đề để khuyến khích các em tích cực tham gia học tập, tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và khả năng tự học.

Hoạt động học tập được tổ chức trong và ngoài khuôn viên nhà trường thông qua một số hình thức chủ yếu như học lý thuyết, thực hiện bài tập, thí nghiệm, trò chơi, đóng vai, dự án nghiên cứu, tham quan, cắm trại, đọc sách, sinh hoạt tập thể, phục vụ cộng đồng.

Tùy mục tiêu cụ thể và mức độ phức tạp của hoạt động, học sinh được tổ chức làm việc độc lập, theo nhóm hoặc làm việc chung cả lớp.

Dù theo cách nào, mỗi em đều phải được tạo điều kiện để tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập, trải nghiệm thực tế.

Chương trình mới bảo đảm định hướng thống nhất và những nội dung giáo dục cốt lõi, bắt buộc đối với học sinh toàn quốc. Nó đồng thời trao quyền chủ động và trách nhiệm cho địa phương, nhà trường.

Họ sẽ được lựa chọn, bổ sung một số nội dung, triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp đối tượng và điều kiện của địa phương, cơ sở giáo dục. Nó góp phần bảo đảm kết nối hoạt động của nhà trường với gia đình, chính quyền và xã hội.

Chương trình giáo dục phổ thông mới thay đổi cách học thế nào? - Hình 1

GS Nguyễn Minh Thuyết tại buổi công bố dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể chiều 12/4. Ảnh: Bảo Ngọc.

- Theo ông, phụ huynh trông mong chương trình mới sẽ giúp con em họ phát triển năng lực, phẩm chất như thế nào?

- Chương trình đã xác định 6 phẩm chất chủ yếu và 10 năng lực cốt lõi cần hình thành, phát triển cho học sinh. Đó là mục tiêu cụ thể, đồng thời cũng là "chân dung" học sinh mới.

Tuy nhiên, chúng ta cũng hiểu rằng chương trình chỉ là bản thiết kế, để hiện thực hóa cần quan tâm việc biên soạn và lựa chọn sách giáo khoa, đổi mới đào tạo và bồi dưỡng gíáo viên.

Bên cạnh việc bảo đảm cơ sở vật chất trường học, chúng ta phải có phương pháp, phối hợp giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và xã hội; đổi mới cách đ.ánh giá kết quả giáo dục, trong đó có xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng.

Có những việc là của ngành giáo dục, nhưng có việc cần sự chung tay góp sức của cha mẹ học sinh, người dân và chính quyền các cấp.

Nếu không đổi mới nội dung và hình thức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng, giáo viên và học sinh sẽ không thay đổi cách dạy, học.

Nếu không có đủ phòng học bộ môn, sân chơi, chỗ thực hành ngoài trời, giáo viên khó hướng dẫn học sinh nghiên cứu, thực hành.

Nếu mỗi lớp ở đô thị vẫn "nhồi nhét" tới 50-60 học sinh, giáo viên không có cách gì đổi mới phương pháp giáo dục.

Người dân cần quan tâm những vấn đề này và đòi hỏi chính quyền địa phương bảo đảm cho con em họ được học trong điều kiện không kém địa phương khác.

- Theo kế hoạch, năm học 2018 sẽ áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới, vậy làm thế nào để kịp tiến độ, thưa ông?

- Theo kế hoạch, đến tháng 9 này, toàn bộ chương trình giáo dục phổ thông, bao gồm chương trình tổng thể và các chương trình môn học được ban hành.

Chương trình đã được thực nghiệm trong quá trình xây dựng dưới nhiều hình thức, kể cả biên soạn và dạy thực nghiệm một số nội dung mới.

Sắp tới, Bộ GDĐT tổ chức tập huấn cho các tổ chức, cá nhân viết sách giáo khoa và tập huấn giáo viên dạy theo chương trình mới. Như vậy, chúng ta có khả năng thực hiện đúng tiến độ Quốc hội đề ra. Đó là đầu năm học 2018-2019 triển khai chương trình mới và sẽ hoàn thành vào năm học 2022-2023.

Tuy nhiên, yêu cầu bảo đảm chất lượng vẫn phải đặt lên hàng đầu. Nếu chương trình, sách giáo khoa bảo đảm chất lượng, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục cấp cơ sở được chuẩn bị tốt, cơ sở vật chất của các trường đáp ứng được yêu cầu (ít nhất đối với lớp một), công việc sẽ được triển khai.

Không bảo đảm chắc những điều kiện tối thiểu nói trên thì phải báo cáo Chính phủ, Quốc hội quyết định.

Theo Zing

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

"Tiểu tam trơ trẽn nhất showbiz" hiện ra sao sau khi nhận 900 tỷ phí chia tay từ người tình tỷ phú?
07:32:07 28/06/2024
Con trai Lệ Quyên: Diện mạo điển trai, sở hữu dinh thự 200 tỷ đồng ở t.uổi 13
08:30:23 28/06/2024
Mẹ tôi phát hiện bố ngoại tình chỉ nhờ một chiếc nĩa
07:33:17 28/06/2024
NSƯT Như Huỳnh đoạt huy chương vàng 'Liên hoan Sân khấu kịch nói toàn quốc 2024'
08:36:24 28/06/2024
Mỹ nhân là "báu vật" của showbiz đổi đời nhờ body n.óng b.ỏng, thành công cưới được "trai xấu" siêu giàu
07:35:50 28/06/2024
Thấy đồng nghiệp vỡ nợ, tôi về nhà truy hỏi vợ về tài sản tích lũy được, ngờ đâu cô ấy mang ra 6 cuốn sổ đỏ
08:55:09 28/06/2024
Định chi 50 triệu đi hưởng tuần trăng mật, cô hàng xóm sang chơi bĩu môi nói một câu mà mặt tôi nóng ran, đành hủy chuyến du lịch
08:23:24 28/06/2024
Đến hẹn lại lên: Lisa - Jennie nghi bất hòa, đối phương cứ ra sản phẩm mới là lại cạch mặt nhau?
09:46:57 28/06/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Ít nhất 5 người t.hiệt m.ạng do va chạm giữa tàu hỏa và xe buýt ở Slovakia

Thế giới

13:38:12 28/06/2024
Người phát ngôn ZSSK Vladimira Bahylova cho hay tai nạn xảy ra tại điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt được bảo vệ bằng gác chắn và đèn tín hiệu. Nhân viên lái tàu đã bị bỏng do vụ hỏa hoạn.

"Những nẻo đường gần xa" tập 25: Dũng được lòng chị khách hàng tiềm năng

Phim việt

13:37:36 28/06/2024
Tập 25 của Những nẻo đường gần xa xoay quanh việc Dũng cảm thấy hoang mang khi chị Diễm hình như đã phải lòng mình.

Lưu Diệc Phi: Nhận cát-xê cao nhất "Câu chuyện Hoa Hồng", có 170 triệu USD

Hậu trường phim

13:31:07 28/06/2024
Theo Sohu, Lưu Diệc Phi chỉ nhận 25 triệu NDT (khoảng 87 tỷ đồng) cho 40 tập phim Câu chuyện Hoa Hồng . Con số được xem là khiêm tốn so với số t.iền cô nhận được khi tham gia Đi về nơi có gió .

Biệt thự trên không, tầm nhìn ôm trọn vịnh Hạ Long của InterContinental

Sáng tạo

13:18:26 28/06/2024
5 căn biệt thự trên không của dự án InterContinental Residences Halong Bay hội tụ đầy đủ sức hút của bất động sản hàng hiệu.

TP Hồ Chí Minh: Cảnh báo nguy cơ không có lối thoát từ chung cư 'chuồng cọp'

Tin nổi bật

13:16:37 28/06/2024
Sở cũng chưa ban hành văn bản hướng dẫn nào liên quan đến các nội dung nêu trên. Việc ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn trong thiết kế thuộc thẩm quyền của Bộ Xây dựng.

Lisa gợi cảm cá tính trong MV "Rockstar" đang gây sốt toàn cầu

Nhạc quốc tế

13:01:29 28/06/2024
Trong MV Rockstar , Lisa gây ấn tượng với tạo hình gợi cảm, cá tính. Thay vì nước da trắng sáng, cô để tạo hình da nâu, gắn trang sức ở răng

Vợ chồng Midu tặng quà cho 28 người bê tráp: Chi hơn 100 triệu đồng, nội dung bức thư đi kèm gây chú ý

Sao việt

12:54:43 28/06/2024
Theo đó, dù bận trăm công nghìn việc trước thềm hôn lễ nhưng Midu và Minh Đạt đã gửi quà cảm ơn đến 28 thành viên bê tráp.

Cưới 1 năm rồi, Lee Da Hae vẫn chưa thể đăng ký kết hôn với Se7en vì 1 lý do

Sao châu á

12:48:26 28/06/2024
Lee Da Hae dự định đi đăng ký kết hôn vào ngày 6/5 vừa qua - đúng kỷ niệm 1 năm ngày cưới. Tuy nhiên, cả 2 đã không thể thực hiện mong muốn của mình vì tình cờ hôm đó là ngày nghỉ lễ.

Đắk Lắk ghi nhận trên 400 trường hợp mắc sốt xuất huyết Dengue

Sức khỏe

12:41:03 28/06/2024
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk, tính đến nay, toàn tỉnh ghi nhận 408 trường hợp mắc sốt xuất huyết (SXH) tại 15 huyện, thị xã, thành phố.

'Kẻ trộm mặt trăng' chào đón dàn nhân vật mới cực bá đạo, đặc biệt là Minions siêu sức mạnh

Sao âu mỹ

12:33:25 28/06/2024
Sự trở lại của thương hiệu hoạt hình bom tấn Kẻ trộm mặt trăng trong năm 2024 khiến hàng triệu khán giả háo hức.

Vụ vỡ hụi hàng chục tỷ đồng ở Bắc Ninh, tạm hoãn xuất cảnh chủ hụi

Pháp luật

11:57:45 28/06/2024
Công an huyện Yên Phong (tỉnh Bắc Ninh) đã có thông báo về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với chủ hụi Ngô Thị L. trong vụ vỡ hụi hàng chục tỷ đồng.