Có nên “để dành” sữa mẹ?
Tôi ít sữa, không đủ sữa cho con bú, trong khi em bé nhất định không chịu bú bình. Vì thế, mỗi ngày đi làm về, ngực chỉ hơi căng tôi chỉ dám cho bé mút mát tí, còn lại phải để dành tới đêm vì bé dậy ti rất nhiều lần trong đêm.
Tuy nhiên, dù tôi ăn rất nhiều, nhưng càng ngày lượng sữa về càng ít. Giờ bé nhà tôi mới được 8 tháng, đi làm cả ngày về bầu ngực tôi cũng không hề căng. Xin hỏi bác sĩ, có cách nào để đủ sữa cho con bú trong buổi tối? Kim Soa (Phúc La, Hà Đông, Hà Nội)
BS CK II Trần Thị Tuyết Lan, trưởng khoa sản 2, bệnh viện Phụ sản TƯ trả lời:
Không riêng gì chị, mà có rất nhiều bà mẹ có quan điểm sai lầm, đó là để dành sữa trong bầu ngực. Theo đó, đi làm không về được buổi trưa, ngực căng đầy sữa nhưng nhiều mẹ không mạnh dạn vắt bỏ đi mà “tiếc của” giữ lại chiều về cho con bú. Đó là lý do chỉ sau một thời gian đi làm, nhiều mẹ sữa đã tiết kém, không đủ cho con bú buổi đêm dù trước khi đi ngủ, nhiều bé đã được uống cả cốc sữa đầy.
Cho bé bú thường xuyên, ngậm núm ti đúng, mẹ uống nhiều nước, ăn đủ chất…
Video đang HOT
sẽ giúp sữa mẹ về nhiều hơn.
Phải khẳng định, để dành sữa trong bầu ngực là một quan niệm sai lầm. Vì khi ngực căng sữa sẽ hình thành phản xạ báo về thần kinh trung ương là đang thừa sữa nên việc tiết sữa sẽ bị ngừng trệ vì thần kinh trung ương điều khiển. Tình trạng của bạn cũng vậy, do để dành sữa trong bầu ngực, thần kinh trung ương đã có phản xạ sữa đầy nên tiết sữa kém hơn. Vì thế, nếu muốn duy trì có sữa, trong thời gian đi làm tuyệt đối không để căng sữa mà nên mạnh dạn vắt ra. Nếu tiếc sữa, các mẹ có thể vắt vào dụng cụ được vệ sinh sạch sẽ, để vào tủ lạnh đem về cho con uống. Còn khi về nhà, nên cho trẻ bú nhiều, bú liên tục (dù cảm thấy ti mềm cũng nên cho trẻ bú để sẽ kích thích sữa về).
Ngoài ra, mẹ đi làm vẫn phải duy trì chế độ ăn đủ chất và đặc biệt phải uống nhiều nước, sữa. Đồng thời vẫn có thể ăn những thức ăn mà đông y khuyên dùng vì tăng tiết sữa, bởi khi người mẹ có niềm tin ăn đồ ăn lắm sữa, tinh thần thỏa mái cũng sẽ kích thích sữa về nhiều hơn. Cũng cần lưu ý, cách ngậm bắt núm vú của trẻ phải đúng thì mới tăng tiết sữa, còn ngậm nông, chưa kín đầu ti sẽ khiến người mẹ đau rát khi cho con ti, giảm kích thích tiết sữa.
Theo Dân Trí
Hết cảnh bỏ thai oan vì sợ rubella!
Chứng kiến cảnh các bé bị hội chứng rubella bẩm sinh như mắc bệnh tim, đục thủy tinh thể, điếc, chậm phát triển trí tuệ... thực đau lòng nhưng có nên bỏ thai hay không lại là câu trả lời không dễ đối với bác sĩ, thai phụ và người nhà bệnh nhân.
Di chứng nặng suốt đời
PGS.TS Lê Anh Tuấn, Phó giám đốc bệnh viện phụ sản TƯ cho biết, từ đầu năm tới nay, khoa sơ sinh của viện tiếp nhận 28 trẻ bị rubella bẩm sinh, trong đó 24 trẻ sống, 4 tử vong. Cả 28 em nhỏ này đều có cân nặng dưới 2,4kg (suy dinh dưỡng bào thai), trẻ nhẹ nhất là 900gr. 100% các bé được sinh ra trong tình trạng thiểu ối và cạn ối, ngay sau sinh xuất huyết dạng nốt và giảm tiểu cầu. Nhiều trẻ có số tiểu cầu thấp dưới 50.000, phải truyền khối tiểu cầu nhiều lần và kéo dài dai dẳng. Tất cả các bé đều trong tình trạng thiếu máu rất nặng. Ngoài ra, những trẻ này còn mắc thêm nhiều bệnh trọng khác, đặc biệt là dị tật tim - dị tật nặng nề nhất với trẻ. Cụ thể 7/28 trẻ có bệnh lý về tim bẩm sinh như thông liên thất, thông liên nhĩ, còn ống động mạch... và những dị tật tim khác có thể phát hiện ra khi bé lớn hơn.
Một bé sơ sinh mắc hội chứng này điều trị tại kho Sơ sinh (bv Phụ sản T.Ư). Ảnh: H.Hải
Đó là ở trẻ sơ sinh, còn với những trẻ lớn hơn thì sao? Một nghiên cứu của các bác sĩ bệnh viện Phụ sản Quốc tế Sài Gòn về 4 trường hợp mắc hội chứng rubella bẩm sinh cho thấy, cuộc sống của những trẻ lớn hơn cũng là tối ngày ở bệnh viện do suy dinh dưỡng trong thời kỳ bào thai và mang những dị tật bẩm sinh rất nặng nề.
Như trường hợp em N.T.L.Đ (bé gái) sau sinh đã có bất thường bẩm sinh (đầu nhỏ, mắt nhỏ, đục thủy tinh thể). Em cũng bị tim bẩm sinh (thông liên nhĩ, còn ống động mạch), bị tổn thương não, điếc cả hai bên tai... Đến khi em được 3 tuổi 6 tháng (tại thời điểm nghiên cứu), em cũng chỉ nặng 9,8kg, chưa thể tự đi. Dù phẫu thuật đục thủy tinh thể lúc 6 tháng tuổi nhưng nay vẫn phải đeo kính hơn 14,5 đi ốp. Em cũng đã phải trải qua cuộc đại phẫu thuật mổ tim thắt ống động mạch lúc 4 tháng tuổi. Thân hình gầy gò dường như bị chèn nặng hơn bởi cặp kính cận và hai máy trợ thính. Em cũng không biết nói, nghe, hiểu rất hạn chế.
3 bé còn lại cũng bị điếc, đục thủy tinh thể, tim bẩm sinh, tổn thương não... khiến việc chăm sóc, điều trị cho các bé gặp rất nhiều khó khăn.
Tiêm phòng trước khi có thai ít nhất 3 tháng
BS Tuấn cho biết, đại đa số trẻ mắc hội chứng rubella bẩm sinh tại viện đều do mẹ không phát hiện được nhiễm rubella khi có thai. Sau khi sinh, hồi cứu lại cho thấy có người sốt, có người phát ban, có người không hề có dấu hiệu điển hình của rubella.
Trong khi đó, căn bệnh này với mọi đối tượng thì không có nguy cơ, riêng với thai phụ cực kỳ nguy hiểm vì nếu thai phụ nhiễm vi-rút rubella trong 3 tháng đầu thì có tới 70-100% trẻ sinh ra bị hội chứng rubella bẩm sinh. Mà căn bệnh này lại quá dễ lây lan, có những thai phụ tuy không hề có dấu hiệu lâm sàng nhưng đã nhiễm bệnh do sống trong môi trường có nguy cơ cao.
Như trường hợp của thai phụ T.T.T.L (Hải Dương) thai 19 tuần tuổi đang được theo dõi mẹ nhiễm rubella tại viện cho thấy, thai phụ này không hề sốt, không hề phát ban. Nhưng khi thai được 5 tuần tuổi, chị có tiếp xúc với trẻ bị sốt. Bệnh nhân này chắc chắn sẽ phải trải qua cuộc đấu tranh tư tưởng giữa giữ - bỏ thai vì xét nghiệm của bệnh nhân thể hiện có mắc rubella nhưng không biết ở thời điểm nào, nên không xác định được nguy cơ dị tật của thai nhi.
"Ngay cả khi có xét nghiệm, có siêu âm hình thái thai (chỉ bắt được một số dị tật ở giai đoạn thai lớn), rồi cả phương pháp chọc dịch ối chẩn đoán thai nhi nhiễm vi-rút rubella bằng kỹ thuật PCR real - times cho kết quả thai nhi có bị lây nhiễm rubella từ mẹ chính xác tới 95% thì vẫn còn đó 5% rủi ro. Hơn nữa, đây chỉ là những biện pháp tình thế, khi sự đã rồi, mẹ đã mắc bệnh, trong khi đó tiêm vắc-xin cho hiệu quả phòng bệnh tuyệt đối thì chưa được chú trọng", TS Tuấn nói.
Theo TS Tuấn, "đỉnh" của dịch rubella trên thai phụ hồi tháng 6 nhưng nay vẫn có rất nhiều thai phụ mắc rubella đến khám. Với hơn một nghìn ca phải phá thai vì mẹ nhiễm rubella, con số đó quá lớn, đã đến lúc cần phải tiêm phòng cho tất cả những phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Về lâu dài hơn, nên tiêm vắc xin cho tất cả trẻ gái. Đó là cách tốt nhất để không bỏ nhầm thai nhi, thai nhi không bị dị tật bẩm sinh.
Nếu tiêm phòng trước khi mang thai thì cần ghi nhớ, sau 3 tháng mới nên có thai. Còn khi đã có thai thì tuyệt đối không được tiêm chủng, vì vắc-xin rubella là loại vắc-xin sống, chỉ giảm độc lực, thường sản xuất dưới dạng "tam liên" cùng với các vắc-xin phòng sởi và quai bị, có thể gây tác động xấu tới thai nhi.
Theo Dân Trí
Giúp con bạn thích ăn rau từ nhỏ Nói một cách khác, những gì người mẹ ăn khi mang bầu sẽ định hình lên sở thích ăn uống của trẻ trong tương lai.Trong tử cung, em bé được bao bọc trong dịch ối, mang mùi vị của những thực phẩm mà mẹ đã ăn. Ảnh: maduraicity.co.in. Muốn con bạn thích rau xanh? Hãy bắt đầu từ sớm, rất sớm. Nghiên cứu...