Có nên bổ sung beta-carorten kéo dài?
Tôi nghe nói beta-caroten là một chất chống oxy hóa tốt cho cơ thể như giúp tăng miễn dịch, phòng ngừa bệnh tật. Vì vậy, tôi đã mua beta-caroten về dùng. Vậy tôi có thể dùng lâu dài được không và khi dùng cần lưu ý gì?
Phạm Thanh Xuân (Hà Nội)
Beta-caroten là một sắc tố màu đỏ cam được tìm thấy trong thực vật và trái cây, đặc biệt là cà rốt và các loại rau nhiều màu sắc.
Beta-caroten được chuyển hóa thành vitamin A, một loại vitamin thiết yếu trong cơ thể giúp làn da khỏe mạnh, tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe của mắt và thị lực…
Beta-caroten giống như tất cả các carotenoid, là một chất chống oxy hóa, bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do gây hại (các gốc tự do có thể gây viêm và một số bệnh mạn tính).
Tuy nhiên khi bổ sung quá nhiều beta-caroten có thể gây vàng da (lòng bàn hay bàn chân), tiêu chảy, chóng mặt, đau khớp, chảy máu bất thường…
Beta-caroten có thể gây tương tác bất lợi với một số thuốc điều trị, có thể làm tăng hoặc giảm tác dụng của các loại thuốc này. Cụ thể:
Hiệu quả của simvastatin (statin trị mỡ máu) và niacin ( vitamin B3 làm tăng các cholesterol tốt) có thể bị giảm nếu người bệnh đang dùng beta- caroten với selen, vitamin E và C.
Video đang HOT
Một số loại thuốc giảm cholesterolnhư cholestyramine và colestipol có thể làm giảm nồng độ beta-caroten trong máu.
Thuốc kiểm soát cân nặng orlistat có thể làm suy giảm sự hấp thụ beta-caroten, dẫn đến giảm nồng độ beta-caroten trong máu. Những người chọn uống một loại vitamin tổng hợp (có chứa beta-caroten) trong khi sử dụng orlistat nên uống ít nhất 2 giờ trước khi dùng thuốc.
Dầu khoáng: Được sử dụng để trị táo bón có thể làm giảm nồng độ beta-caroten trong máu.
Uống rượu trong thời gian dài có thể tương tác với beta-caroten, làm tăng nguy cơ phát triển các vấn đề về gan.
Nếu bạn ăn theo một chế độ ăn uống lành mạnh giàu beta-caroten thì không cần bổ sung beta-caroten. Vì dùng chất bổ sung có thể dẫn đến sự dư thừa không mong muốn sẽ gây hại, trong khi điều này sẽ không thể xảy ra khi bổ sung qua thực phẩm.
Nếu bạn muốn dùng sản phẩm bổ sung beta-caroten, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ với tình trạng cụ thể của mình. Không nên tự ý mua dùng và càng không nên dùng kéo dài.
Cholesterol máu cao: 'Thủ phạm' nhiều bệnh nguy hiểm
Ít người để ý rằng những căn bệnh như tim mạch, ung thư, đái tháo đường bắt nguồn từ chính lối sống của chúng ta khiến cholesterol máu cao, trong đó có chế độ ăn nhiều thịt đỏ, ít rau củ và ít vận động.
Một trong những cách để kiểm soát cholesterol trong máu cao là tập thể dục phù hợp với thể trạng, vừa sức và giữ cân nặng hợp lý - Ảnh: DUYÊN PHAN
Cơ thể luôn cần cholesterol nhưng thiếu hụt hay dư thừa chúng đều gây nên những nguy hại cho sức khỏe. Vì thế, việc giữ nồng độ cholesterol ở mức cần thiết là rất quan trọng.
Những thói quen "bào mòn" sức khỏe
Theo bà Lê Bạch Mai - nguyên phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, chế độ ăn nhiều chất béo no (nhiều thịt đỏ, sữa, kem bơ, phô mai, bánh ngọt, gan và các loại nội tạng động vật), các món chiên rán (khoai tây chiên, gà rán, các thực phẩm chế biến từ ca cao, chocolate) về lâu dài sẽ góp phần gây tăng cholesterol máu.
Bên cạnh đó, những người ngồi hoặc nằm quá nhiều cũng có nguy cơ bị cholesterol máu cao. Người hút thuốc bị suy giảm HDL - cholesterol tốt, trong khi tăng LDL - cholesterol xấu. "Giảm cholesterol tốt sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, căn bệnh đang gây tỉ lệ tử vong hàng đầu trong nhóm bệnh không lây nhiễm ở Việt Nam" - bà Mai cho biết.
Tuy nhiên, người Việt dường như chưa kiểm soát được các thói quen ăn uống và sinh hoạt để giữ gìn sức khỏe. Theo bà Mai, điều tra các yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm sau 5 năm (2010 - 2015) cho thấy chỉ có 2 yếu tố là lượng rau - trái cây tiêu thụ và hoạt động thể lực đã có cải thiện bước đầu, mặc dù vẫn còn ở mức thấp.
Còn các chỉ số như hút thuốc lá, uống rượu bia đến mức nguy hại, tiêu thụ muối... đều chưa kiểm soát được.
PGS.TS.BS Nguyễn Hoài Nam - chủ tịch Hội Tĩnh mạch học TP.HCM, phó chủ nhiệm bộ môn phẫu thuật lồng ngực và tim mạch Đại học Y dược TP.HCM - cho biết có đến 80% lượng cholesterol được cơ thể tự tổng hợp, chủ yếu là gan (đường nội sinh), 20% còn lại hấp thu từ thức ăn (đường ngoại sinh).
Cholesterol là thành phần quan trọng tham gia cấu tạo tế bào, đóng vai trò trung tâm trong quá trình sinh hóa. Cơ thể cần cholesterol để sản xuất các hormone và cholesterol cần thiết cho các hoạt động của não, hệ miễn dịch, đảm bảo chức năng sống còn và duy trì nòi giống...
Tuy nhiên việc thiếu hụt hay dư thừa cholesterol đều gây nên những nguy hại cho sức khỏe.
Cụ thể, LDL - cholesterol xấu làm gia tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, tạo nên những mảng xơ vữa, làm hẹp và tắc mạch máu, gây nhồi máu cơ tim, cao huyết áp, đột quỵ..., trong khi đó HDL - cholesterol tốt làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch. Vì thế việc giữ nồng độ cholesterol ở mức cần thiết là rất quan trọng.
Làm sao để kiểm soát cholesterol?
Bà Mai hướng dẫn: mỗi người cần sử dụng 400gr rau quả/ngày, chú ý rau quả tươi, sạch, dùng nhiều rau quả có màu xanh đậm, vàng, đỏ. Uống đủ nước theo thể trọng từng người, người 50kg cần uống 2 lít nước/ngày, người 60kg lượng nước cần dùng tăng lên 2,4 lít/ngày, giảm tiêu thụ muối (mỗi người chỉ nên dùng 5mg muối/ngày).
Theo ông Nguyễn Hoài Nam, chế độ dinh dưỡng là phương pháp hữu hiệu để hạn chế cholesterol xấu. Tuy nhiên, cần hiểu đúng tầm quan trọng của dinh dưỡng vì cơ thể chúng ta có 20% lượng cholesterol hấp thu từ thức ăn.
"Từ trước đến nay chúng ta nhấn mạnh vai trò quan trọng của dinh dưỡng trong việc kiểm soát cholesterol, nhưng điều quan trọng nhất là cần làm sao để lá gan được hoạt động tốt vì gan là "nhà máy chính" trong cơ thể sản xuất cholesterol.
Một số người mắc hội chứng chuyển hóa, rối loạn hay suy giảm chức năng gan, thông thường cơ thể họ sẽ tổng hợp nhiều cholesterol xấu trong máu hơn người bình thường" - ông Nam chia sẻ.
Bên cạnh dinh dưỡng, theo ông Nam, phương pháp chính để kiểm soát cholesterol là tập thể dục phù hợp với thể trạng, vừa sức và giữ cân nặng hợp lý. Một số nghiên cứu cho thấy việc đi bộ thường xuyên sẽ làm giảm hàm lượng cholesterol xấu trong máu, làm tăng hàm lượng cholesterol có lợi, đặc biệt là HDL.
10 người trưởng thành, có 3 người có cholesterol cao
Thống kê của Bộ Y tế trong các ca tử vong do bệnh tim mạch, khá nhiều trường hợp là do cholesterol cao. Cứ 10 người trưởng thành thì có 3 người có chỉ số cholesterol cao vượt ngưỡng.
Lời khuyên của các chuyên gia y tế là người dân cần tránh xa khói thuốc lá, hạn chế uống rượu bia. Với việc dùng thuốc điều hòa cholesterol cũng sẽ hạn chế được sự gia tăng cholesterol xấu và làm tăng cholesterol tốt, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch.
Tuy nhiên, lưu ý việc sử dụng những loại thuốc này cần sự hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý mua về sử dụng vì chúng có thể gây ra tác dụng phụ như đau nhức cơ...
Cách kiểm soát cholesterol xấu và tốt Cholesterol không phải đều xấu. Trên thực tế, cholesterol là một chất béo thiết yếu. Nó cung cấp sự ổn định trong mọi tế bào của cơ thể. Trong cơ thể con người có 2 loại lipoprotein mang cholesterol đến và đi từ tế bào. Một loại là lipoprotein tỷ trọng thấp, hay còn gọi là LDL, loại còn lại là lipoprotein tỷ...